Chương 1 : TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU
3.3. Tác động của “hiện tượng tôn giáo mới” tới đời sống ở một số tỉnh đồng
3.3.1. Tác động tới đời sống chính trị-xã hội
Sự xuất hiện của các hiện tượng tôn giáo mới ở đồng bằng Bắc Bộ đã gây ra những ảnh hưởng không nhỏ tới đời sống xã hội. Một mặt, đáp ứng phần nào những nhu cầu tâm linh của một nhóm người trong xã hội, mặt khác là sự phản kháng lại những hiện thực, những bất cập trong xã hội.
Đặc trưng phổ biến của các hiện tượng tôn giáo mới ở nước ta dù ngoại nhập hay nội sinh đều phát triển trong bối cảnh xã hội nông nghiệp, con người mang tâm lý tiểu nông, lối sống cộng đồng, làng xã vẫn phổ biến. Xuất phát từ nền tảng xã hội truyền thống nông nghiệp, đi lên công nghiệp hóa và đặc biệt bước sang thời kỳ hậu hiện đại thì không tránh khỏi những thiếu hụt tương đối về tâm lý, những hụt hẫng và “cú sốc xã hội” cũng là nguyên nhân khiến con người ta tìm kiếm những đền bù hư ảo từ các hiện tượng tôn giáo mới. Sự bần cùng hóa, bất ổn, thiên tai, dịch bệnh về kinh tế, xã hội, những thay đổi về môi trường sống cũng chỉ là một trong những nguyên nhân nền tảng. Theo tác giả Đỗ Quang Hưng: “Nhóm bị loại trừ ở phía Bắc, nơi sinh ra nhiều tôn giáo mới trong 20 năm qua, nếu nhìn kỹ thì có thiếu thốn tương đối thật. Nhìn kỹ vào các nhóm có thời gian tồn tại lâu dài, những nhóm chưa nói là giáo chủ, là những người đệ tử gần gũi nhất. Tâm lý của họ quả thật là đa dạng. Một cái phổ biến là họ bất an, xin lỗi, họ bất chấp nhận, không thể chấp nhận được một cái thực tại của họ hiện nay. Họ cho cuộc sống là bất hợp lý, phân cực giàu nghèo quá đỗi. Thậm chí là họ đã quy cho nó sự phản bội lại tư tưởng chính thống. Một sự cảm thấy bất ổn, không chấp nhận. Đó là những cuộc sống cá nhân cụ thể. Đối với mỗi con người theo tôn giáo, chưa nói giáo chủ hay nhóm trung kiên, họ thấy, một mặt có mâu thuẫn là nhờ giáo dục, họ thấy họ có khả năng tâm linh, có sự nhạy cảm, nhưng tại sao thân phận xã hội của họ lại thấp kém?... với đám đông, số lớn, ta tạm gọi là tuyệt vọng về tâm lý… Thiếu thốn đánh vào khoảng trống tâm linh” [132; tr.246 – 247].
Như vậy, lý giải phổ biến về những nguyên nhân và bản chất của hiện tượng tôn giáo mới ở nước ta là một tất yếu. Đặt hiện tượng tôn giáo mới ở đồng bằng Bắc Bộ trong bối cảnh chung đó, thì các hiện tượng tôn giáo mới ở đây cũng có những nét đặc thù riêng.
Từ năm 1975 cho đến nay, các nhóm “hiện tượng tôn giáo mới” xuất hiện ở Bắc Bộ cao hơn Nam Bộ. Nếu như phong trào các ông đạo được coi là một đặc điểm căn bản của hiện tượng tôn giáo mới ở Nam Bộ trước năm 1975, thì ở miền Bắc nói chung, Bắc Bộ nói riêng, khác hẳn, hoàn toàn theo quy trình mới. sự nảy
đặc điểm mới là bên cạnh người sáng lập là nông dân, phụ nữ, người có trình độ học thức thấp thì đã xuất hiện những người sáng lập là trí thức, cán bộ có trình độ nhận thức nhất định.
Các tôn giáo mới ở miền Bắc nói chung và Bắc Bộ nói riêng chính là nhằm đáp ứng nhu cầu khoảng trống tâm linh trong 20 năm trở lại đây. Khoảng trống tâm linh hiện nay của miền Bắc cao và thể hiện rõ hơn so với miền Nam. Bởi những căn nguyên cơ bản là miền Nam tiếp cận với kinh tế thị trường từ rất sớm, ngược lại miền Bắc tiếp cận kinh tế thị trường chỉ vài chục năm trở lại đây. Người dân miền Nam đã quen với kinh tế thị trường, sự thất vọng về kinh tế thị trường ít hơn. Ngược lại, đối với người dân miền Bắc, gần đây mới làm quen với kinh tế thị trường nên còn nhiều mơ hồ, hồ hởi nên cũng có những thất vọng nhiều hơn sau những hụt hẫng, rủi ro mà kinh tế thị trường mang lại. Đây chính là một nguyên nhân sinh ra tôn giáo mới. Những người bị gạt ra “bên lề” là điều rất rõ khi nghiên cứu về các nhóm tôn giáo mới ở phía Bắc. Khi họ đã bị gạt ra bên lề, một trong những bấu víu của họ là lý tưởng đạo đức, là những cái thần bí, có sức mạnh siêu nhiên mà tôn giáo mới đề cao. Họ bình dân, dựa vào các lý tưởng, đạo đức, tâm linh siêu việt [132; tr.230 – 231]. Theo điều tra, khảo sát của chúng tôi, phía tín đồ các hiện tượng tôn giáo này cũng cho rằng những nguyên nhân cơ bản khiến họ theo đạo có nhiều nguyên nhân: Kinh tế khó khăn, làm ăn thua lỗ, gặp chuyện rủi ro (61,0 %); Mất lòng tin vào việc thờ cúng cũ và các tôn giáo truyền thống (46,5 %); Cuộc đời mất phương hướng, bế tắc, vô vọng (81,5%); Tin rằng sẽ được chữa bệnh và ban nhiều phúc lộc (89,5%); Muốn được trợ giúp, chia sẻ, thần thánh ban ơn (86,5%) [Kết quả xử lý số liệu điều tra do tác giả tổng hợp, trong các đợt khảo sát tại một số tỉnh thành vùng đồng bằng Bắc Bộ năm 2013 và 2015].
Bảng 3.1. Nguyên nhân theo đạo của tín đồ Ngọc Phật Hồ Chí Minh và Bà Điền ở một số tỉnh đồng bằng Bắc Bộ.
STT Nguyên nhân Số lượng Tỷ lệ (%)
1 Kinh tế khó khăn, làm ăn thua lỗ, gặp chuyện rủi ro 122 61,0 2 Mất lòng tin vào việc thờ cúng cũ và các tôn giáo
truyền thống
93 46,5
3 Cuộc đời mất phương hướng, bế tắc, vô vọng 163 81,5 4 Tin rằng sẽ được chữa bệnh và ban nhiều phúc lộc 179 89,5 5 Muốn được trợ giúp, chia sẻ, thần thánh ban ơn 173 86,5
6 Lý do khác 4 2,0
Tổng 200 100,0
Và từ phía những người dân và cán bộ địa phương có hiện tượng tôn giáo này, cho rằng: 31,5% người dân theo đạo do kinh tế khó khăn, 25,5% do bệnh tật và cầu lộc, 17% do mất niềm tin vào tôn giáo truyền thống [Kết quả xử lý số liệu điều tra do tác giả tổng hợp, trong các đợt khảo sát tại một số tỉnh thành vùng đồng bằng Bắc Bộ năm 2013 và 2015].
Bảng 3.2. Ý kiến của địa phương về nguyên nhân theo đạo bà Điền và Ngọc Phật Hồ Chí Minh tại một số tỉnh đồng bằng Bắc Bộ
STT Nguyên nhân Số lượng Tỷ lệ (%)
1 Kinh tế khó khăn, làm ăn thua lỗ, gặp rủi ro 63 31,5 2 Mất lòng tin vào tôn giáo truyền thống 34 17,0
3 Bế tắc trong cuộc sống 33 16,5
4 Tin chữa được nhiều bệnh, có nhiều lộc 51 25,5
5 Mong được trợ giúp, chia sẻ 16 8,0
6 Lý do khác 3 1,5
Biểu đồ 1: Nguyên nhân theo đạo
Mặt khác, nếu các hiện tượng tôn giáo mới ở miền Nam chủ yếu xét về giới tính phần lớn là nam giới, các ông đạo thì ngược lại, hiện tượng tôn giáo mới ở miền Bắc trong những năm gần đây, nở rộ, phần lớn những người sáng lập xét về giới tính chủ yếu là phụ nữ, cũng có thể gọi là các “Bà Đạo”. Họ là những người sáng lập ra các tôn giáo mới như: bà Điền, bà Lương, bà Tính, bà Tuyết, bà Khê… Điều này có thể lý giải, trong xã hội truyền thống miền Bắc, ảnh hưởng của yếu tố đa thần, đặc biệt là tín ngưỡng Mẫu, tôn thờ nguyên lý mẹ sâu sắc. Mặt khác, người Việt Nam, đặc biệt là người miền Bắc, vốn quan điểm truyền thống luôn bám sâu trong tâm thức với triết lý “Phúc đức tại Mẫu”. Bên cạnh đó, miền Bắc, vấn đề Bình đẳng giới, vấn đề nữ quyền vẫn còn nặng nề. Đặc biệt, chịu ảnh hưởng bởi tư tưởng phong kiến “trọng nam khinh nữ” còn sâu rộng, chính vì vậy, phải chăng sự xuất hiện các nhóm tôn giáo mới với người đứng đầu là phụ nữ cũng chính là một tiếng nói cho phong trào bình đẳng giới về mọi khía cạnh, là khao khát của người phụ nữ trong mọi xã hội và kể cả hiện nay ở miền Bắc.
Đáng lưu ý là các hiện tượng tôn giáo mới ít nhiều đều thể hiện quan điểm phê phán đối với tình hình chính trị-xã hội thực tại. Điều này cũng giống như quan điểm của triết học Mác – Lênin cho rằng, tôn giáo không chỉ là sự “phản ánh” mà còn là sự “phản kháng” đối với thực tại xã hội của con người. Theo C.Mác: “Sự nghèo nàn của tôn giáo vừa là biểu hiện của sự nghèo nàn hiện thực, vừa là sự phản kháng chống sự nghèo nàn hiện thực ấy. Tôn giáo là tiếng thở dài của chúng sinh bị áp bức, là trái tim của thế giới không có trái tim, cũng giống như nó là tinh
thần của những trật tự không có tinh thần. Tôn giáo là thuốc phiện của nhân dân” [22; tr.570].
Tuy nhiên, không phải sự phản kháng nào cũng mang nghĩa tích cực, giúp cho sự tiến bộ của xã hội. Không ít hiện tượng tôn giáo mới đã có những biểu hiện gây mất an ninh chính trị, mất trật tự an toàn xã hội. Qua khảo sát, phỏng vấn cán bộ địa phương và người dân không theo hiện tượng tôn giáo mới ở địa phương cho thấy, có 39,5% số người trả lời cho rằng hiện tượng tôn giáo mới gây mất trật tự xã hội, ảnh hưởng tới uy tín và sức mạnh của hệ thống chính trị cơ sở. Có 30% người dân không theo hiện tượng tôn giáo mới trả lời, Đảng và Nhà nước cần có chính sách, biện pháp xử lý đối với các hoạt động mất trật tự xã hội của hiện tượng tôn giáo mới tốt hơn [Kết quả xử lý số liệu điều tra do tác giả tổng hợp, trong các đợt khảo sát tại một số tỉnh thành vùng đồng bằng Bắc Bộ năm 2013 và 2015].
Bảng 3.3. Ý kiến của địa phương về tác động tiêu cực của đạo bà Điền và Ngọc Phật Hồ Chí Minh tại một số tỉnh đồng bằng Bắc Bộ
STT Tác động tiêu cực Số lượng Tỷ lệ (%)
1 Gây mất trật tự xã hội 79 39,5
2 Ảnh hưởng xấu đến sản xuất, kinh tế gia đình
34 17,0
3 Xói mòn văn hoá, tín ngưỡng, tôn giáo truyền thống
51 25,5
4 Tới an ninh chính trị địa phương 21 10,5
5 Làm xấu uy tín của chính quyền cơ sở 2 1,0
6 Lý do khác 13 6,5
Tổng 200 100,0
Trong đó, một số người lợi dụng Pháp Luân Công thường tuyên truyền đường hướng tư tưởng chống lại Đảng Cộng sản, xuyên tạc đường lối chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước Việt Nam và có tư tưởng vọng ngoại. Trong năm 2009, các cơ quan chức năng đã phát hiện hai đối tượng Vũ Đức Trung (nguyên Giám đốc Công ty phần mềm Nhân Hòa, Hà Nội) và Lê Văn Thành (anh rể Trung) có mối quan hệ với các lực lượng chống đối Việt Nam ở nước ngoài, dưới sự chỉ
đạo của một Việt kiều đang sống tại Mỹ. Nhóm của Trung đã kết nối với những người ở Đài Loan để lập hệ thống phát sóng viễn thông trái phép trên lãnh thổ Việt Nam, tuyên truyền chống lại nước khác.
Vào tháng 10, tháng 11 năm 2011, Pháp Luân Công còn huy động người theo nhiều lần tụ tập tọa thiền tập thể khoảng nửa tiếng đồng hồ trước Đại sứ quán Trung Quốc trên phố Hoàng Diệu, Hà Nội. Các buổi tọa thiền này thường nêu khẩu hiệu yêu cầu Trung Quốc chấm dứt chính sách cấm Pháp Luân Công và chính quyền Việt Nam thả các đối tượng thuộc Pháp Luân Công có hành vi tuyên truyền thông tin trái phép trên mạng viễn thông. Những hành vi này đã gây phương hại đến khối đại đoàn kết các dân tộc và đường lối chính sách ngoại giao, hòa bình của Đảng và Nhà nước Việt Nam.
Hiện tượng Thanh Hải Vô Thượng Sư cũng lồng ghép các yếu tố chính trị, xuyên tạc đường lối chính sách của Đảng, Nhà nước trong các hoạt động. Đây là một nhóm tôn giáo mới thể hiện tính chính trị rõ nét, có sự chỉ đạo, hỗ trợ về vật chất, tinh thần của các lực lượng phản động trong và ngoài nước nhằm thực hiện âm mưu “diễn biến hòa bình”. Trong nhiều sách, tài liệu Thanh Hải Vô Thượng Sư đã thể hiện nội dung chống đối Đảng, Nhà nước Việt Nam. Thông qua các hoạt động, Thanh Hải Vô Thượng Sư muốn tuyên truyền, xuyên tạc, hạ thấp uy thế Đảng Cộng Sản Việt Nam, phủ nhận những thành tựu phát triển của đất nước thời gian qua, ca ngợi chủ nghĩa tư bản, những giá trị tư tưởng, văn hóa phương Tây, chống chế độ Xã hội Chủ nghĩa ở Việt Nam, vu cáo Việt Nam vi phạm dân chủ, nhân quyền, tự do tôn giáo, tiến tới “tiêu diệt cộng sản, lãnh đạo quốc gia” [93].
Những nhóm Tâm Linh Hồ Chí Minh như Hoàng Thiên Long, Ngọc Phật Hồ Chí Minh, đạo Bác Hồ lại thường sử dụng hình ảnh Chủ tịch Hồ Chí Minh để phê phán xã hội thực tại. Điều đó nhiều khi đã làm giảm lòng tin vào chế độ và ảnh hưởng tới tình hình trật tự xã hội ở địa phương. Cá biệt hiện tượng “Đảng Cộng sản Tâm Đức - Chí Tài” còn lôi cuốn một số cán bộ, đảng viên, tự nhận mình là tổ chức trực thuộc của Đảng Cộng sản Việt Nam, tiến hành “tôn giáo hóa” Đảng.
Đặc biệt hơn nữa, các hiện tượng tôn giáo mới này luôn là đối tượng để các thế lực thù địch lợi dụng cho mục đích chính trị.
Sự gia tăng của các “hiện tượng tôn giáo mới” ở vùng đồng bằng Bắc Bộ trong thời gian gần đây, một số tôn giáo mới gắn với âm mưu lợi dụng vì mục đích chính trị, kinh tế được thể hiện rõ rệt. Như trường hợp Pháp Luân Công, Thanh Hải Vô Thượng Sư….
Những thành phần đứng đầu các nhóm tôn giáo mới này thường tuyên truyền, xuyên tạc đường lối, chính sách của Đảng để gây mất đoàn kết, và gây rối trật tự an ninh, chính trị. Có thể ví dụ về một số trường hợp mà báo chí từng đưa tin trong thời gian gần đây như: trường hợp Pháp Luân Công và Thanh Hải Vô Thượng Sư…
Đối với trường hợp Pháp Luân Công ở Việt Nam nói chung và miền Bắc nói riêng, trong mấy năm trở lại đây, Pháp Luân Công truyền bá mạnh mẽ. Những người theo Pháp Luân Công lập ra nhiều trang web, blog, facebook để quảng bá và thu hút các đệ tử với những nội dung chính: cập nhật tình hình học viên bị đàn áp ở Trung Quốc và phản đối hành động đàn áp của Đảng cộng sản Trung Quốc; cập nhật hoạt động tập luyện, thiện nguyện của học viên Pháp Luân Công Việt Nam; giải đáp các thắc mắc và hướng dẫn tu luyện; phản bác những quy kết liên quan đến chính trị, cảnh báo học viên những nguy cơ bị lôi kéo.
Theo các tư liệu báo chí, chúng ta thấy hoạt động của Pháp Luân Công
ở Việt Nam bên cạnh những điểm tích cực, có lợi cho cộng đồng xã hội thì “hiện tượng tôn giáo mới” du nhập này cũng khá phức tạp và chứa đựng nhiều vấn đề nhạy cảm chính trị, hoạt động của Pháp Luân Công ở Việt Nam không hề đơn giản.
Đối với Thanh Hải Vô Thượng Sư, hiện nay có trụ sở chính ở Đài Loan và có 25 chi nhánh ở 14 nước trên thế giới. Ở Việt Nam, Thanh Hải Vô Thượng Sư xuất hiện đầu tiên ở Huế, đến năm 1995, đã phát triển ở nhiều tỉnh, thành phố trong cả nước như Thái Bình, Vĩnh Long, Hải Phòng, Tiền Giang, Đà Nẵng...
Thanh Hải Vô Thượng Sư có mặt ở 30 tỉnh, thành phố trong cả nước như: Hải Phòng, Hà Nội, Quảng Ninh, Thái Bình, Vĩnh Long, Tiền Giang, Trà Vinh, Cần Thơ, Đà Nẵng..., lúc cao điểm người theo Thanh Hải Vô Thượng Sư lên tới hàng vạn người thuộc nhiều thành phần khác nhau trong đó có cả những người có
trình độ học vấn như giáo viên, cán bộ, viên chức, sinh viên, học sinh và những đối tượng là người có hoàn cảnh khó khăn, người lao động nghèo có trình độ văn hoá thấp, nhưng thành phần chủ yếu vẫn là gia đình có người tham gia chính quyền cũ trước năm 1975, gia đình có thân nhân ở nước ngoài. Thanh Hải Vô Thượng Sư có phạm vi lan truyền rộng vì họ đã áp dụng nhiều hình thức để tuyên truyền như: