CUỘC ĐẤU TRANH TRẤN ÁP PHẢN CÁCH MẠNG Ở MIỀN BẮC

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) cuộc đấu tranh chống gián điệp biệt kích của mỹ ngụy thâm nhập vào miền bắc việt nam bằng đường không (1961 1973) (Trang 25 - 27)

(1954-1955), chống phá chính quyền trong sửa sai (1956-1967), xƣng vua nổi phỉ ở miền núi (1957-1958), phá kế hoạch cải tạo xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc (1958-1960).

Những hoạt động liên tiếp của các đối tƣợng phản cách mạng đã ít nhiều gây ra tình trạng mất an ninh trật tự ở miền Bắc, đồng thời tiếp tay cho Mỹ và chính quyền Sài Gịn ở miền Nam thực hiện âm mƣu mở rộng chiến tranh ra miền Bắc Việt Nam. Trƣớc tình hình đó, chính quyền dân chủ nhân dân buộc phải tăng cƣờng xây dựng lực lƣợng vũ trang, bảo vệ an ninh chính trị trên mọi địa bàn.

Sự cấu kết giữa các thế lực phản cách mạng ở bên ngoài và các tổ chức phản cách mạng ở bên trong miền Bắc Việt Nam đặt sự nghiệp cách mạng miền Bắc Việt Nam vào tình thế phải đồng thời chống chiến tranh xâm lƣợc của đế quốc bên ngoài với trấn áp phản cách mạng ở bên trong.

1.2. CUỘC ĐẤU TRANH TRẤN ÁP PHẢN CÁCH MẠNG Ở MIỀN BẮC BẮC

Cuộc kháng chiến chống Pháp thắng lợi, chính phủ Việt Nam dân chủ cộng hồ làm chủ hoàn toàn miền Bắc Việt Nam, chuẩn bị tổng tuyển cử thống nhất đất nƣớc vào năm 1956. Nhƣng, Đảng đã lƣờng trƣớc đƣợc cuộc đấu tranh thống nhất nƣớc nhà sẽ lâu dài và gian khổ. Tại Hội nghị Ban chấp hành Trung ƣơng lần thứ 6 (mở rộng) ngày 15-7-1954, Chủ tịch Hồ Chí Minh chỉ rõ: “Mỹ không những là kẻ thù của nhân dân thế giới, mà Mỹ đang biến thành kẻ thù chính và trực tiếp của nhân dân Việt, Miên, Lào” [95, tr.314]. Hội nghị xác định phƣơng châm, sách lƣợc đấu tranh của nhân dân Việt Nam trong giai đoạn mới: phá tan âm mƣu của đế quốc Mỹ kéo dài và mở rộng chiến tranh Đông Dƣơng,

củng cố hồ bình và thực hiện thống nhất, hồn thành độc lập và dân chủ trong toàn quốc [78, tr.225].

Tháng 8-1955, Hội nghị Trung ƣơng lần thứ VIII đã xác định rõ: nhiệm vụ quan trọng cuả toàn Đảng, toàn quân và toàn dân Việt Nam lúc này là phải “Ra sức củng cố miền Bắc”.

Miền Bắc là chỗ đứng của ta. Bất kể trong tình thế nào, miền Bắc cũng phải đƣợc củng cố [79, tr.577].

Trƣớc tình hình gián điệp và phản động phá hoại khá nghiêm trọng, Trung ƣơng yêu cầu lực lƣơng công an tăng cƣờng cơng tác phịng gian bảo mật, đồng thời phải “đẩy mạnh và kịp thời trấn áp mọi hoạt động phá hoại hiện hành của bọn gián điệp và của những phần tử phản cách mạng khác” [79, tr. 583]. Ở nông thôn, kết hợp cải cách ruộng đất với trấn áp phản cách mạng; ở thành thị đẩy mạnh cơng tác trị an và phịng gian bảo mật; ở miền núi chống các hoạt động của phỉ và biệt kích.

Thực hiện sự chỉ đạo của Trung ƣơng Đảng, Bộ Công an khẩn trƣơng xây dựng “Đề án đẩy mạnh trấn áp bọn phá hoại, bọn gián điệp đang hoạt động”. Đề án xác định rõ đối tƣợng đấu tranh là gián điệp, đặc vụ, biệt kích, thổ phỉ, địa chủ cƣờng hào gian ác, các tổ chức phản động đang hoạt động chống chính quyền. Đƣờng lối trấn áp chung “Đi đúng đƣờng lối quần chúng, xử lý có phân biệt, trấn áp có chuẩn bị, có lãnh đạo, chống hữu khuynh trong việc trấn áp, đồng thời ngăn ngừa tả khuynh, bắt ẩu”. Biện pháp trấn áp “phải kiên quyết, thận trọng, chống hữu khuynh”; phƣơng châm trấn áp “nâng cao cảnh giác, khơng để lọt một kẻ gian, đề phịng lệnh lạc, không làm oan một ngƣời vô tội”. Trong khi xử lý phải thực hiện chính sách “trấn áp kết hợp với khoan hồng”; cụ thể, phải “nghiêm trị chủ mƣu, thủ ác, khoan hồng với những kẻ thật thà hối cải, ngƣời bị ép buộc, bị mua chuộc, lầm đƣờng, thƣởng ngƣời lập cơng”; u cầu của chính sách là “bắt đúng, xử tử hình ít, chỉ trị tội hiện hành”; ngun tắc xử lý căn cứ vào tội trạng, thái độ hối cải, động cơ hoạt động [37, tr.123].

Đây là một đề án quan trọng xác định rõ đƣờng lối, phƣơng châm, nguyên tắc, biện pháp và chính sách chống phản cách mạng trong 2 năm khơi phục kinh tế, phát triển văn hoá (1956-1957) và cả sau này.

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) cuộc đấu tranh chống gián điệp biệt kích của mỹ ngụy thâm nhập vào miền bắc việt nam bằng đường không (1961 1973) (Trang 25 - 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(185 trang)