Trƣớc yêu cầu bảo vệ an ninh chính ở miền Bắc, công tác đấu tranh chống phản động đặt ra vừa mang tính cấp thiết, vừa mang tính lâu dài. Tại Hội nghị Bảo vệ chính trị lần thứ 2 tổ chức từ ngày 4 đến 16-4-1955, Bộ Công an xác định một trong hai nhiệm vụ cơ bản của lực lƣợng an ninh là:
Tích cực trấn áp những hoạt động và âm mƣu phá hoại hiện hành có mục đích phản cách mạng của các đảng phái phản động, phản động trong tôn giáo, phản động trong tầng lớp trên của các dân tộc thiểu số, các tổ chức và cá nhân phản cách mạng ẩn núp ở thành thị và nông thôn [37, tr.8]. Để chủ động đấu tranh với loại đối tƣợng này, trƣớc khi vào tiếp quản các vùng mới giải phóng, lực lƣợng cơng an đã đƣa các trinh sát vào vùng tạm chiếm để nắm tình hình, theo dõi các di biến động của các đối tƣợng trọng điểm; khi vào tiếp quản cho đăng ký trình diện và bƣớc đầu quản lý các đối tƣợng chính. Ở vùng nơng thơn và miền núi, tập trung vào 3 đối tƣợng chính:
Ngụy quân từ cấp trung đội trở lên; ngụy quyền từ cấp tổng uỷ, quận trƣởng, bang tá, tỉnh trƣởng, những trƣởng phịng hành chính có tính chất chính trị từ cấp huyện trở lên; gián điệp, đặc vụ, biệt kích, chỉ điểm chuyên nghiệp [37, tr. 33].
Chủ trƣơng chung của Đảng là khơng báo thù báo ốn; nhiệm vụ của lực lƣợng công an là nắm số phản cách mạng của chế độ cũ để đề phịng tình huống bất trắc, chỉ trấn áp số phản cách mạng có hành vi chống phá hiện hành, trong trấn áp thực hiện chính sách “trấn áp kết hợp với khoan hồng”6
. Trong quá trình tiếp quản miền Bắc, lực lƣợng công an tập trung vào công tác đấu tranh chống phản động, số phản động lợi dụng đạo Thiên Chúa đƣợc chú ý đặc biệt. Hơn 4.000 cán bộ công an đƣợc tăng cƣờng cho những địa bàn trọng điểm, vùng tập trung đông đồng bào theo đạo Thiên Chúa. Cơ quan công an phối hợp với mặt trận và chính quyền địa phƣơng vạch rõ âm mƣu dịch dụ dỗ và cƣỡng ép đồng bào di cƣ vào Nam, đồng thời tuyên truyền đƣờng lối của Đảng và chính sách của nhà nƣớc ta, đƣa nhân dân trở về quê sinh sống. Mặt khác, các chiến sĩ trinh sát bí mật điều tra và tìm biện pháp đối phó với âm mƣu và hoạt động của bọn phản động lợi dụng đạo Thiên Chúa. Đã dập tắt trên 20 vụ cƣỡng ép di cƣ ở Tiền Hải (Thái Bình), Phát Diệm (Ninh Bình), Ba Làng (Thanh Hố), Trù Sơn và Quỳnh Lƣu (Nghệ An)…
Công tác đấu tranh chống phản cách mạng nói chung và phản động nói riêng tiến hành mạnh vào thời kỳ giảm tô và cải cách ruộng đất (1955-1956). Phối hợp với cải cách ruộng đất, Bộ Công an chỉ đạo các địa phƣơng triển khai kế hoạch đăng ký hộ khẩu. Công tác quản lý hộ khẩu nhằm mục đích:
Đối với nhân dân thì bảo đảm quyền tự do và những quyền lợi hợp pháp của nhân dân; đối với kẻ địch thì kiểm sốt, giám sát, khống chế và giáo dục [37, tr. 43].
6
Nghiêm trị số thủ mƣu, thủ ác, ngoan cố; khoan hồng với ngƣời thật thà hối cải, lầm đƣờng, bị ép buộc, giảm tội hoặc thƣởng cho ngƣời lập công chuộc tội.
Thơng qua cơng tác đăng ký trình diện và đăng ký hộ khẩu, cơ quan công an bƣớc đầu nắm đƣợc các loại đối tƣợng của chế độ cũ còn ở lại miền Bắc gồm 167.142 ngụy quân, 56.443 ngụy quyền, 15.180 gián điệp, biệt kích, 8.816 phản động trong các đảng phái (không kể 18.000 công chức lƣu dụng) [34, tr.136].
Khi Đảng và chính phủ phát hiện những khuyết điểm trong giảm tơ, cải cách ruộng đất và có chủ trƣơng sửa sai thì số phản động các loại thừa cơ ngóc đầu dậy. Chúng cấu kết với nhau, lôi kéo một số ngƣời oan ức tổ chức gây rối, đánh đập cán bộ, chống đối chính quyền. Số phản động lợi dụng đạo Thiên Chúa lơi kéo quần chúng địi trả lại quả thực cho nhà chung, đòi thả số linh mục phản động bị bắt. Âm mƣu của số phản động ở miền Bắc lúc này là xoá bỏ thành quả cách mạng trong cải cách ruộng đất, làm mất uy tín của chính quyền cơ sở.
Trƣớc tình hình đó, ngày 9-5-1958, Bộ Chính trị ra Nghị quyết số 09- NQ/TW “Về việc trấn áp bọn phá hoại, bọn gián điệp đang hoạt động chống đối chính phủ và nhân dân”. Đối tƣợng đấu tranh chính là số phản động lợi dụng đạo Thiên Chúa, lợi dụng yếu tố dân tộc, thổ phỉ, biệt kích.
Ở khu vực miền núi, lực lƣợng cơng an và quân đội phải dùng lực lƣợng vũ trang để trấn áp cả ở Đông Bắc và Tây Bắc, bắt và diệt 8.343 phỉ, thu 8.500 súng, giải phóng nhiều vùng bị phỉ khống chế ở Lai Châu, Lào Cai, Yên Bái; làm cho đại bộ phận lực lƣợng phỉ bị tan rã. Đến năm 1957, tiếp tục và gọi hàng 6.000 phỉ, diệt 255 tên ngoan cố, thu 4.228 súng, 21 tấn đạn, 42 điện đài [34, tr.130]. Nhƣng trƣớc tình hình an ninh miền núi cịn nhiều diễn biến phức tạp, Trung ƣơng Đảng xác định phƣơng châm chống phỉ là: Hoạt động chính trị kết hợp với cải thiện dân sinh là chính, dùng lực lƣợng vũ trang là chủ yếu [79, tr. 255].
Cùng với việc gây phỉ, số phản động yếu tố dân tộc cịn lợi dụng trình độ lạc hậu của quần chúng dấy lên hoạt động “xƣng vua, đón vua” để tập hợp lực lƣợng, thực hiện âm mƣu gây rối ở miền núi. Hoạt động xƣng vua xuất hiện vào cuối năm 1954 ở vùng ngƣời Dao, 1955-1956 phát triển sang vùng ngƣời Xá,
ngƣời H’Mông (khu tự trị Tây Bắc), và sau này trở thành vấn đề lớn ở biên giới Việt-Lào và cả khu vực miền núi. Có vụ xƣng vua mang tính bạo động vũ trang rất phức tạp [34, tr.132].
Từ năm 1954 đến năm1957, lực lƣợng công an các địa phƣơng phải phối hợp với lực lƣợng quân sự, chính quyền và mặt trận tập trung giải quyết 26 vụ “xƣng vua, đón vua”, ổn định một bƣớc tình hình an ninh chính trị ở miền núi [136, tr.67].
Từ năm 1958, Mỹ và chính quyền Sài Gịn hơ hào “Bắc tiến”, tăng cƣờng kích động số phản động ở miền Bắc nổi dậy. Số phản động ở miền Bắc vừa bị cô lập, mất quyền lợi, vừa bị kích động từ bên ngồi rục rịch nổi dậy ở nhiều nơi. Hoạt động chính của số phản động là ngấm ngầm tập hợp lực lƣợng, chống đối chính quyền cơ sở, tìm cách móc nối với Mỹ và chính quyền Sài Gịn ở miền Nam.
Trƣớc tình hình đó, Bộ Cơng an tập trung đấu tranh, phá hàng chục tổ chức phản động nguy hiểm. Ở khu vực biên giới Việt-Trung, hơn 5.000 ngƣời chạy trốn cách mạng văn hoá ở Trung Quốc sang ẩn náu. Một số tên đã móc nối với số phản động lợi dụng yếu tố dân tộc, lôi kéo quần chúng lạc hậu gây bạo loạn. Lực lƣợng công an phối hợp với lực lƣợng quân sự trấn áp ở nhiều nơi. Điển hình là cuộc đấu tranh chống bạo loạn ở Hồ Thầu-Lai Châu (3-1959), A Lù-Lào Cai (5-1959), Thanh Y-Quảng Ninh (5-1959), Đồng Văn-Hà Giang (1- 1960), Pha Long-Lào Cai (9-1960).
Cuối năm 1959, Bộ Công an bắt đầu thực hiện biện pháp “khoanh vùng trấn phản” ở 7 điểm thuộc các tỉnh Nam Định, Ninh Bình, Thanh Hố, Nghệ An, Quảng Bình [34, tr.321]. Chỉ sau một thời gian ngắn vận động quần chúng và trấn áp phản cách mạng, tình hình an ninh trật tự ở địa phƣơng đƣợc ổn định, chính quyền cơ sở đƣợc củng cố, các phong trào quần chúng đƣợc đẩy mạnh. Từ kết quả ban đầu rất khả quan, cơ quan công an đã kịp thời rút kinh nghiệm, tiếp tục chỉ đạo ở các địa bàn khác và sau này trở thành một kế hoạch lớn trong
công tác đấu tranh trấn áp phản cách mạng ở miền Bắc Việt Nam. Đến đầu năm 1960, lực lƣợng công an đã “Khoanh vùng trấn phản” ở 96 điểm thuộc 18 tỉnh, xử lý 775 đối tƣợng các loại, ổn định tình hình địa phƣơng.
Trƣớc tình hình Mỹ và chính quyền Sài Gịn ở miền Nam ráo riết thực hiện âm mƣu tung gián điệp biệt kích ra miền Bắc Việt Nam, ngày 17-2-1960, Trung ƣơng Đảng ra Chỉ thị 186-CT/TW “Về công tác đấu tranh chống phản cách mạng”. Chỉ thị xác định rõ:
Trong bọn tay sai đắc lực nhất của gián điệp Mỹ-Diệm ở miền Bắc, phải đặc biệt nêu lên bọn phản động trong đạo Thiên Chúa và bọn phản động trong các tầng lớp tề ngụy cũ, tổ chức phản động cũ [82, tr.107].
Chỉ thị xác định biện pháp đấu tranh với số phản động là “khoanh vùng trấn phản”. Trung ƣơng Đảng còn đề ra nguyên tắc đấu tranh trấn áp phản cách mạng là “bảo vệ mình, tiêu diệt địch” [82, tr.112]. Ngày 20-2-1960, Ban Bí thƣ Trung ƣơng Đảng ra Chỉ thị số 187-CT/TW “Tăng cƣờng sự lãnh đạo của các cấp uỷ Đảng đối với công tác công an và cơ quan công an” [82, tr.136].
Thực hiện sự chỉ đạo của Trung ƣơng, Bộ Công an chỉ đạo các đơn vị, địa phƣơng rà sốt lại tồn bộ cơng tác cơng an để nắm tình hình địch ở miền Bắc Việt Nam.
Ở khu vực đồng bằng và trung du Bắc Bộ, lực lƣợng công an tập trung vào công tác đấu tranh chống phản động lợi dụng đạo Thiên Chúa. Công tác trinh sát ngày càng đánh sâu vào tổ chức phản cách mạng, thực hiện phƣơng châm “tranh thủ quần chúng, cô lập bọn cầm đầu”. Lực lƣợng công an đã kịp thời phá 14 chuyên án và xác lập 38 chuyên án đấu tranh mới, chuyển chức năng một số trƣờng dịng thành trƣờng văn hố. Ở khu vực miền núi, lực lƣợng công an đã tấn cơng mạnh vào số phỉ, biệt kích cịn lẩn trốn.
Đối với số tề, nguỵ, phỉ, đảng phái phản động cũ và các cơ sở xã hội khác dễ bị địch lợi dụng, lực lƣợng công an tăng cƣờng công tác giáo dục cải tạo. Các địa phƣơng tiến hành phân loại đối tƣợng, tập trung vào đối tƣợng chính, ở các khu vực trọng điểm, phức tạp. Đến cuối năm 1960, 29 tỉnh và thành phố đã hồn thành cơ bản cơng tác giáo dục đối tƣợng ở 1.709 xã, 470 đƣờng phố, gồm 146.273 đối tƣợng. Sau cải tạo đã có 38.630 đối tƣợng tiến bộ (20%), 74.584 đối tƣợng tiến bộ chậm (72%), 15.839 đối tƣợng loại ngoan cố (8%). Trong số đối tƣợng ngoan cố, lực lƣợng công an thực hiện biện pháp quản chế 87 đối tƣợng, bắt 261 đối tƣợng, cảnh cáo 7.849 đối tƣợng. Trong các cơ quan, xí nghiệp, lực lƣợng công an tập trung vào các đối tƣợng tề ngụy và phản động cũ. Trong số 245 cơ sở kinh tế và cơ quan, đã giáo dục 6.974 đối tƣợng, bắt 31 đối tƣợng, đuổi 111 đối tƣợng, chuyển công tác 101 đối tƣợng, cảnh cáo 91 đối tƣợng, kiểm điểm trƣớc tập thể 1.410 đối tƣợng [34, tr.422-425].
Thực hiện biện pháp “khoanh vùng trấn phản” nhằm xoá bỏ các cơ sở xã hội mà địch dễ lợi dụng, từ năm 1958 đến đầu năm 1961, lực lƣợng công an đã bắt 4.665 tội phạm chính trị trong 2.782 vụ, xử lý 2.726 đối tƣợng dƣới các hình thức, trong đó có 8 đối tƣợng bị kết án tử hình. Để đối phó với âm mƣu của Mỹ và chính quyền Sài Gịn tung gián điệp biệt kích ra miền Bắc, lực lƣợng công an tiến hành tổng sƣu tra để nắm lại toàn bộ số đối tƣợng địch dễ lợi dụng và chuẩn bị các phƣơng án đấu tranh khi cần thiết.
Bảng 1.1. Kết quả sưu tra đối tượng chính trị toàn miền Bắc năm 1961
STT T
Loại đối tƣợng Số sƣu tra Số chống đối Số chống đối nghiêm trọng Số lƣợng Tỷ lệ % Số lƣợng Tỷ lệ % 1 Ngụy quân 181.821 15.602 8,5 2.001 1,0
2 Ngụy quyền 67.834 6.442 9,5 1.180 1,7 3 Gián điệp, chỉ điểm 17.135 3.393 13,2 514 2,9 4 Phản động 13.995 2.296 16,1 505 3,7 5 Phản động miền núi 9.380 1.020 10,8 126 1,3 6 Tƣ sản 4.564 359 7,9 49 1,1 7 Trong CQ TW 7.202 704 9,7 183 2,5 Tổng Số 302.111 29.816 9,8% 4.558 1,39%
Nguồn tài liệu: [112, tr.206]
Kết quả công tác sƣu tra năm 1961 cho thấy: Cuộc đấu tranh chống phản cách mạng ở miền Bắc thật sự là cuộc đấu tranh giai cấp còn rất quyết liệt, phức tạp và lâu dài. Mục đích của cuộc đấu tranh vừa nhằm bảo vệ an ninh chính trị ở miền Bắc, vừa góp phần đấu tranh chống các hoạt động gián điệp, gián điệp biệt kích của Mỹ và chính quyền Sài Gịn thâm nhập vào miền Bắc Việt Nam, góp phần vào cơng cuộc bảo vệ miền Bắc và đấu tranh giải phóng miền Nam.