Thủ đoạn hoạt động mới của gián điệp biệt kích

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) cuộc đấu tranh chống gián điệp biệt kích của mỹ ngụy thâm nhập vào miền bắc việt nam bằng đường không (1961 1973) (Trang 77 - 82)

14 Đêm 27 rạng ngày 28-5-1964, Trung tâm địch lại tăng cường cho Cartor một tốn có mật danh là

2.2.1. Thủ đoạn hoạt động mới của gián điệp biệt kích

Từ giữa năm 1962, công cuộc xây dựng và bảo vệ miền Bắc giành đƣợc nhiều thắng lợi to lớn. Ở Lào, quân đội Pathét Lào trƣởng thành một bƣớc, buộc Tổng thống Mỹ Kennedy phải xác nhận việc lập Chính phủ Liên hiệp có lực lƣợng Phathét Lào tham gia [1, tr.56]. Trong khi đó, phong trào cách mạng ở miền Nam phát triển mạnh mẽ, nội bộ chính quyền Sài Gịn lục đục, kế hoạch Xtalây-Taylo trong chiến lƣợc Chiến tranh Đặc biệt của Mỹ bị phá sản.

Để đối phó với tình hình cách mạng đang phát triển, Mỹ triển khai Kế hoạch Johnson-M. Namara. Trong kế hoạch mới, Mỹ dự định bình định miền Nam trong 2 năm (1963-1964). Theo kế hoạch, Mỹ đƣa thêm cố vấn vào miền Nam, tăng cƣờng lực lƣợng quân đội ngụy, mở các cuộc hành quân tiêu diệt lực lƣợng cách mạng ở miền Nam, “bịt biên giới” đồng thời ép Lào cho chính quyền

Sài Gịn mƣợn đất để “truy kích Việt cộng”, đồng thời chặn đánh hành lang chi viện của miền Bắc cho cách mạng miền Nam [136, tr.318].

Cuối năm 1962, Bộ trƣởng quốc phòng Mỹ M. Namara họp với Bộ Ngoại giao và CIA bàn việc chuyển giao lực lƣợng gián điệp biệt kích ở miền Nam Việt Nam từ CIA sang Bộ Quốc phòng với mật danh “Chiến dịch quay trở lại”. Đại tá Morton thuộc Bộ Chỉ huy Viện trợ Quân sự Mỹ ở Việt Nam kiêm Trƣởng Phòng Chiến tranh Đặc biệt yêu cầu có thêm sự tham gia của lực lƣợng đặc biệt Mỹ [102, tr.110].

Mặt khác, bởi nhiều tốn gián điệp biệt kích thâm nhập miền Bắc trong năm 1961-1962 đã bị miền Bắc khống chế, hoạt động không hiệu quả nên buộc Mỹ và chính quyền Sài Gịn phải tính tốn lại kế hoạch chống phá miền Bắc Việt Nam.

Từ ngày 1-1-1963, thể theo kế hoạch “Chiến dịch quay trở lại”, Bộ Chỉ huy Quân sự Mỹ ở Sài Gòn trực tiếp chỉ huy các hoạt động gián điệp biệt kích chống phá miền Bắc Việt Nam. Mục đích của sự chuyển đổi về tổ chức gián điệp biệt kích sang lực lƣợng quân sự nhằm:

Để phát triển các tốn gián điệp biệt kích ở trong lịng địch, ém sẵn lực lƣợng chờ chiến tranh công khai và là biện pháp cần thiết cho việc mở rộng chiến tranh của Lầu Năm góc [102, tr. 111].

Ở miền Nam Việt Nam, lực lƣợng đặc biệt Mỹ và lực lƣợng đặc biệt của chính quyền Sài Gịn chỉ huy Sở Liên lạc, đổi tên Sở Liên lạc thành Sở Khai thác Địa hình. Nhiệm vụ của Sở Khai thác Địa hình: thứ nhất là phá hoại an ninh chính trị ở miền Bắc Việt Nam bằng cách đƣa ngƣời ra phá hoại, thu thập tin tức tình báo, gây chiến tranh tâm lý, phát triển lực lƣợng ngầm, gây bạo loạn; thứ hai là phối hợp với phản động Lào tung gián điệp biệt kích ra khu vực do Phathét Lào kiểm soát để phá hoại, ngăn chặn chi viện của miền Bắc vào miền Nam Việt Nam; thứ ba là hỗ trợ cho đặc vụ Đài loan đƣa ngƣời vào lục địa Trung Quốc và khu vực biên giới Việt-Trung để hoạt động. Tổ chức của Sở

Khai thác Địa hình khơng có sự thay đổi, vẫn do đại tá Lê Quang Tung chỉ huy; nhƣng hệ thống chân rết đƣợc phát triển mạnh [106, tr. 241]. Tháng 4-1963, lập thêm Trung tâm huấn luyện Quyết Thắng ở Long Thành; tiếp nhận Sở Phòng vệ Duyên hải Mỹ Khê ( Đà Nẵng) và lập thêm Chi nhánh Biệt hải ở Phú Bài (Huế). Sở Khai thác Địa hình lập thêm hai chi nhánh ở Băng Cốc (Thái Lan) do đại uý Hoàng Văn Gia phụ trách, chi nhánh ở Xavanakhẹt do thiếu tá Lƣu Văn Nghĩa phụ trách. Các cơ sở đào tạo kỹ thuật truyền tin, huấn luyện chiến tranh tâm lý và phá hoại, đào tạo biệt hải đƣợc đầu tƣ thêm cố vấn, tài chính và nhiều phƣơng tiện hoạt động mới [130, tr. 5].

Sở Khai thác Địa hình sử dụng lực lƣợng của Liên đoàn 77, Liên đội Ngƣời nhái, Lữ đồn Liên binh Phịng vệ, Binh chủng Không quân và Binh chủng Hải quân của quân đội Việt Nam cộng hòa phục vụ cho hoạt động gián điệp biệt kích chống miền Bắc Việt Nam. Sở Khai thác Địa hình quan hệ chặt với Sở Nghiên cứu Chính trị Xã hội để thực hiện các phi vụ chống miền Bắc Việt Nam.

Sơ đồ 2.1. Sơ đồ tổ chức gián điệp biệt kích của Mỹ và chính

quyền Sài Gòn năm 1963.

Bộ CHQS Mỹ CIA Mỹ BTL lực lượng đặc biệt Mỹ Mỹy Mỹ BTL Quân đội VNCH VNCH Lực lượng đặc biệt VN

Sở Khai thác địa hình Lực Lượng Đặc biệt

ở miền Nam

miền Nam Chi nhánh Lào

Nguồi tài liệu: [130, tr.115] Trung tâm huấn luyện Quyết thắng (cịn có tên Trại Quyết thắng) là đơn vị chuyên huấn luyện gián điệp biệt kích nhảy dù ra miền Bắc Việt Nam. Vị trí Trung tâm thuộc Long Thành (Đồng Nai), cách quốc lộ 14 khoảng 3km về phía tây; diện tích khoảng 160.000 m2

(300m x 500m) đƣợc bao bọc bởi một vành đai trắng rộng 200-300m. Tổ chức trại gồm 7 ban: Ban Hành chính-Nhân sự, Ban Tình báo, Ban Hành qn, Ban Hậu cần-Tiếp vận, Ban Tâm lý chiến, Ban Truyền tin, Ban Huấn luyện [106, tr.323. 130, tr.14].

Lực lƣợng gián điệp biệt kích đƣợc tuyển mộ từ số thanh niên trong Liên đoàn 77, Liên đoàn 31, trong quân đội hoặc từ các vùng dân di cƣ năm1954. Thủ đoạn tuyển dụng là trả lƣơng cao17

, kích động tinh thần “giải phóng quê hƣơng”.

Nhiệm vụ chung của gián điệp biệt kích là thu thập tin tức tình báo về kinh tế, chính trị, quân sự, ngoại giao của miền Bắc; phá hoại cơ sở kinh tế, cơ quan, giao thông, ám sát cán bộ; xây dựng cơ sở trong số ngƣời thân quen, phản động lợi dụng yếu tố dân tộc, tôn giáo để lập căn cứ, gây bạo loạn.

Đƣờng bay xâm nhập vào miền Bắc theo 3 hƣớng: Sài Gịn-Đà Nẵng- Biển Đơng-mục tiêu; Sài Gòn-Đà Nẵng-Lào-mục tiêu; Sài Gòn-Thái Lan-Lào- mục tiêu. Mục tiêu đƣợc xác định là một điểm trên địa bàn miền Bắc, cũng có thể trên đất Lào để gián điệp biệt kích tiếp tục xâm nhập qua biên giới.

Phƣơng tiện thông tin liên lạc dùng máy vô tuyến điện hai chiều và một chiều. Máy hai chiều gồn máy thu R2B kiểu Mỹ, chạy bằng pin 90v hoặc máy

17 Liên đoàn 77 Liên đoàn 31 4 vùng chiến thuật Lào TTHL Quyết Thắng Sở PV Duyên hải ( ĐN) Vùng núi Bắc VN Vùng biển Bắc VN

phát điện GN58; máy phát RT3 chạy bằng máy phát điện GN58, dùng thạch anh để thay đổi tần số.

Về trang bị các loại phƣơng tiện phá hoại, chủ yếu dùng các loại mìn quân sự. Mục tiêu phá hoại nhằm vào nhà ga, đƣờng sắt, xe lửa, nhà kho (xăng, đạn, lƣơng thực), nhà máy (điện, nƣớc), cầu đƣờng, cơ quan, đài phát thanh [106, tr.323].

Tháng 5-1963, Hội đồng Tham mƣu trƣởng Liên quân Mỹ chỉ thị cho Đô đốc Felt xây dựng kế hoạch yểm trợ cho các hoạt động chống phá miền Bắc Việt Nam. Felt đã trình Hội đồng “Kế hoạch 34” với tƣ tƣởng tăng cƣờng hoạt động ngầm chống phá miền Bắc nhằm giảm bớt hoạt động chiến tranh ở miền Nam Việt Nam [102, tr.178].

Sơ đồ 2.2. Sơ đồ tổ chức lực lượng gián điệp biệt kích trước 1965

Nguồn tài liệu: [130, tr.115]

Bộ CHQS Mỹ Tình báo TW Mỹ

Lực lượng đặc biệt Mỹ Bộ Tư lệnh tham

mưu Quân đội VNCH

Lực lượng đặc biệt VN

Sở Khai thác GĐBK hoạt động ở miền Bắc

GĐBK hoạt động ở miền Nam và Lào

Liên đoàn 77 Liên đoàn 31 Sở Phòng vệ Duyên hải (Đà Nẵng) TTHL QuyếtThắng (L. Thành)

Nhƣ vậy, năm 1963, tổ chức gián điệp biệt kích của địch đã đƣợc củng cố để đƣa lực lƣợng vào miền Bắc bằng cả đƣờng không và đƣờng biển, trong đó tập trung chính vào đƣờng khơng. Mỹ và chính quyền Sài Gịn mở thêm các chi nhánh gián điệp ở Lào, Thái Lan, Đài Loan, Philíppin, tạo thế bao vây miền Bắc Việt Nam. Trƣớc đây, Mỹ và chính quyền Sài Gịn tung gián điệp biệt kích ra miền Bắc nhằm thu thập tin tức tình báo, phá hoại, gây cơ sở, lập căn cứ vũ trang chống phá lâu dài hoặc chờ cơ hội phối hợp với lực lƣợng quân sự của địch từ bên ngoài đánh vào; nhƣng nay bắt đầu tập trung thực hiện âm mƣu phá hoại, gây chiên tranh tâm lý. Số lƣợng gián điệp biệt kích chuẩn bị lớn sẽ tung ra miền Bắc nhiều, đẩy cuộc đấu tranh phòng-chống gián điệp biệt kích ở miền Bắc lên một bƣớc mới [40, tr.31].

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) cuộc đấu tranh chống gián điệp biệt kích của mỹ ngụy thâm nhập vào miền bắc việt nam bằng đường không (1961 1973) (Trang 77 - 82)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(185 trang)