Cuộc đấu tranh chống gián điệp biệt kích qua các chuyên án

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) cuộc đấu tranh chống gián điệp biệt kích của mỹ ngụy thâm nhập vào miền bắc việt nam bằng đường không (1961 1973) (Trang 61 - 73)

12 Theo dõi và phát hiện âm mƣu và hoạt động của gián điệp, biệt kích, bọn phá hoại; đấu tranh vạch trần luận điệu phản tuyên truyền của địch; tích cực cải tạo những phần tử xấu; làm

2.1.3. Cuộc đấu tranh chống gián điệp biệt kích qua các chuyên án

Từ tháng 4-1961, máy bay địch tăng cƣờng hoạt động xâm phạm vùng trời miền Bắc, tập trung ở tuyến biển từ Thanh Hố tới Quảng Ninh. Tình hình hoạt động của máy bay địch đƣợc báo về Bộ và Trung ƣơng hàng ngày. Trung ƣơng chỉ đạo tiếp tục theo dõi đƣờng bay của địch; Bộ Công an chỉ đạo lực lƣợng nghiệp vụ tăng cƣờng nắm tình hình số phản cách mạng nơi máy bay địch xuất hiện; Bộ Quốc phòng chỉ đạo lực lƣợng hải quân phối hợp theo dõi tình hình và sẵn sàng chiến đấu; Bộ Tƣ lệnh Cơng an Vũ trang chỉ đạo lực lƣợng Công an Vũ trang dọc biên giới Việt-Lào đề cao cảnh giác, phối hợp giữa tuyến 1 và tuyến 2 để bảo vệ an ninh tổ quốc.

Chính thời điểm này, Sở Nghiên cứu Chính trị Xã hội ở Sài Gịn đã phối hợp với hải quân ngụy cho Phạm Chính bí mật xâm nhập vào Quảng Ninh. Từ những tin tức ban đầu do quần chúng phát hiện thuyền lạ ở Cống Đầm thuộc thôn La Khê, xã Tiền An, Đông Hƣng, Quảng Ninh và ngƣời lạ mặt trên đồi chè địa phƣơng, Bộ Công an nhận định địch đã tung gián điệp biệt kích vào miền Bắc. Bộ Công an chỉ đạo công an Quảng Ninh tăng cƣờng cơng tác trinh sát nắm tình hình, thực hiện kế hoạch truy lùng đối tƣợng; đồng thời chỉ đạo đơn vị thông tin liên lạc lập đài thông tin vô tuyến phục vụ công tác đấu tranh chống gián điệp biệt kích [58, tr.178].

Trong khi đó, Sở Liên lạc Tổng thống Phủ ở miền Nam cũng triển khai kế hoạch tung hàng loạt tốn gián điệp biệt kích đầu tiên ra miền Bắc Việt Nam bằng đƣờng không. Trung tá Nguyễn Cao Kỳ, cơ trƣởng Phi đội 1 trực tiếp lái

máy bay đƣa toán Cartor gồm 4 tên, do Hà Văn Chấp làm toán trƣởng thâm nhập vào miền Bắc.

22 giờ đêm 27-5-1961, toán gián điệp biệt kích Cartor nhảy dù xuống điểm cao 828 thuộc Bản Hỳ, xã Phiềng Ban, Châu Phù Yên, tỉnh Nghĩa Lộ (nay thuộc tỉnh Sơn La). Khi nghe tiếng máy bay, bộ phận cảnh giới đã báo động; lực lƣợng quân sự, công an và nhân dân đã khẩn trƣơng bao vây điểm cao 828. Chỉ trong 3 ngày, 4 tên gián điệp biệt kích bị bắt gọn cùng tồn bộ vũ khí, điện đài và các phƣơng tiện hoạt động khác. Qua khai thác, ta nắm đƣợc toàn bộ âm mƣu, nhiệm vụ, mật khẩu và quy ƣớc liên lạc của chúng với trung tâm. Bộ Công an báo cáo vụ việc lên Trung ƣơng và quyết định lập chuyên án đấu tranh với trung tâm địch ở miền Nam, lấy bí số PY27. Đồng chí Nguyễn Tài, Cục trƣởng Cục Bảo vệ chính trị đƣợc cử làm trƣởng ban chun án; đồng chí Nguyễn Duy Hạc, Phó Cục trƣởng đƣợc cử làm Tổ trƣởng Tổ chống gián điệp biệt kích mang bí số Tổ PY27, bí danh “Đồn khảo sát sơng Đà”. Mục đích của chuyên án PY27 nhằm đi sâu tìm hiểu âm mƣu, tổ chức và phƣơng thức hoạt động của địch đối với miền Bắc; chủ động kéo số gián điệp biệt kích đã đƣợc huấn luyện ở miền Nam ra để bắt, khai thác tin tức; thu các phƣơng tiện hoạt động của địch phục vụ cho công tác đấu tranh của ta.

Trƣa 9-6-1961, tổ chun án cho hiệu thính viên của tốn Cartor liên lạc phiên đầu tiên về trung tâm báo cáo tình hình và xin tiếp tế. Trung tâm địch ở Sài Gòn hẹn đêm 1-7-1961 sẽ tiếp tế cả ngƣời và hàng. Nhƣ vậy, trung tâm gián điệp biệt kích ở Sài Gịn bắt đầu bị đƣa vào kế hoạch “câu nhử” của cơ quan an ninh Việt Nam.

Đêm 2-6-1961, địch lại cho tốn gián điệp biệt kích Echo gồm 3 tên nhảy dù xuống xã Lâm Trạch, huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình. Nhân dân 2 thôn Tam Trang và Cây Lin đang họp đã phát hiện đƣợc dù địch, kịp thời bao vây và báo cho lực lƣợng công an xuống địa bàn truy lùng. Đến ngày 10-6, lực lƣợng công an và nhân đân đã bắt đƣợc 3 tên, thu 3 súng ngắn, 3 máy truyền tin, 3

giấy thông hành, 7 blốc mật mã và nhiều tài liệu phản động khác. Bộ Công an quyết định lập chuyên án lấy bí số BQ61 để đấu tranh với trung tâm địch [58, tr.168].

Qua khai thác 2 tốn gián điệp biệt kích của địch, Bộ Cơng an nhận định: Phán đốn của Bộ về hƣớng hoạt động của gián điệp biệt kích dọc biên giới Việt-Lào là chính xác; Sở Liên lạc cịn một lực lƣợng lớn gián điệp biệt kích để tiếp tục tung ra miền Bắc nhằm thu thập tin tức tình báo, phá hoại, gây cơ sở; phƣơng thức hoạt động của địch vừa thâm hiểm vừa manh động; một số toán đang chuẩn bị thâm nhập tiếp vào miền Bắc bằng đƣờng không [24, tr.13].

Trƣớc âm mƣu và hoạt động mới của địch, vấn đề bảo vệ an ninh chính trị miền Bắc đặt ra rất cấp thiết. Ngày 26-6-1961, Ban Chấp hành Trung ƣơng Đảng ra Chỉ thị 20-CT/TW “Về công tác đối phó với hoạt động tung gián điệp biệt kích của Mỹ-Diệm ra phá hoại miền Bắc nƣớc ta”. Tƣ tƣởng chỉ đạo chung của Trung ƣơng Đảng là:

Toàn Đảng, toàn dân cần đánh giá đúng âm mƣu thâm độc của kẻ địch, bố trí sẵn sàng các mặt công tác, kịp thời trấn áp mọi hoạt động phá hoại hiện hành, chủ động và nhanh chóng tiêu diệt kẻ địch, nhằm phá tan âm mƣu dùng gián điệp biệt kích của Mỹ-Diệm phá hoại miền Bắc nƣớc ta [83, tr.338].

Chỉ thị xác định rõ cơng tác đấu tranh chống gián điệp biệt kích “phải do cấp uỷ Đảng thống nhất lãnh đạo”. Lực lƣợng đấu tranh chính gồm cơng an, qn đội, dân quân du kích và quần chúng nhân dân các địa phƣơng; biện pháp đấu tranh chính là kết hợp trấn áp phản cách mạng với đấu tranh chống gián điệp biệt kích. Trung ƣơng còn yêu cầu các địa phƣơng phải căn cứ vào tình hình cụ thể của địa phƣơng để lập kế hoạch đấu tranh chống gián điệp biệt kích, xác định đƣợc những nơi gián điệp biệt kích có thể xâm nhập, những cơ quan mà địch có thể phá hoại, trách nhiệm cụ thể và sự phối hợp giữa các lực lƣợng trong truy lùng, truy tìm gián điệp biệt kích. Khi có gián điệp biệt kích xâm

nhập vào địa phƣơng, nhiệm vụ của lực lƣợng công an và quần chúng nhân dân phải khẩn trƣơng tập hợp lực lƣợng, tổ chức bao vây truy lùng ngay, không để địch lẩn trốn hoặc liên lạc với số phản động hay thông tin về trung tâm ở miền Nam, thu hồi và quản lý chặt vũ khí, điện đài… Ngày 20-6-1961, Uỷ ban Thƣờng vụ Quốc hội ra Nghị quyết 49-NQ/TVQH “Về tập trung giáo dục cải tạo những phần tử có hành động nguy hại cho xã hội”. Đối tƣợng buộc phải đƣa đi tập trung giáo dục cải tạo là những phần tử phản cách mạng ngoan cố, gồm gián điệp, chỉ điểm, mật thám, ngụy quân, ngụy quyền, phỉ, biệt kích, cốt cán trong các đảng phái phản động cũ; phần tử trong giai cấp bóc lột cũ chƣa chịu cải tạo; số lƣu manh chuyên nghiệp đã giáo dục nhiều lần nhƣng không chịu sửa chữa [6, tr. 266].

Thực hiện chủ trƣơng của Đảng và chính sách của Nhà nƣớc, Bộ Công an khẩn trƣơng triển khai cơng tác đấu tranh chống gián điệp biệt kích. Ngày 28-6- 1961, Bộ Cơng an ra Chỉ thị 75-VP/P4 “Về việc phịng và chống gián điệp biệt kích của Mỹ-Diệm ra phá hoại miền Bắc”. Bộ Công an xác định rõ về nguyên tắc chống gián điệp biệt kích:

Phải tiến hành cuộc đấu tranh với tinh thần rất khẩn trƣơng và mau lẹ. Lực lƣợng của đông đảo quần chúng ở xã là lực lƣợng quan trọng nhất có thể kịp thời phát hiện và nhanh chóng lùng sục đƣợc biệt kích. Các địa phƣơng phải chú trọng bọn biệt kích nhảy dù, nhƣng cũng phải rất coi trọng phòng ngừa và đối phó với bọn biệt kích xâm nhập bằng đƣờng biển và đƣờng bộ [39, tr.75].

Ngày 1-7-1961, Bộ Công an ra Chỉ thị 329-VP/P4 “Về việc lập hồ sơ chính trị ở xã, khu phố để nắm tình hình xã, khu phố một cách tồn diện”; ngày 26-7-1961, ra các Chỉ thị 752, 754, 755,756, 757-V1/P1 quy định về nhiệm vụ và sự phối hợp công tác giữa lực lƣợng cơng an vũ trang biên phịng với các đơn vị nghiệp vụ ở các khu vực biên giới, bờ biển, giới tuyến, khu vực Quảng Ninh, Hải Phòng [39, tr.108, 114, 120, 126, 127].

Thực hiện chỉ thị của Bộ Công an, lực lƣợng công an các tỉnh rà sốt lại tình hình an ninh chính trị ở địa phƣơng, củng cố lại tổ chức công an huyện và xã, lập kế hoạch phịng-chống gián điệp biệt kích, xây dựng phƣơng án đấu tranh khi gián điệp biệt kích xuất hiện. Các tỉnh dọc biên giới và bờ biển nghiên cứu tình hình chính trị và địa lý từng vùng để dự kiến các địa bàn mà gián điệp biệt kích có thể thâm nhập; rà sốt lại các đối tƣợng đã trốn đi Nam, đi Lào và các đối tƣợng hiềm nghi ở địa bàn. Các kế hoạch “phòng” gián điệp biệt kích đều chú trọng cơng tác giáo dục tinh thần cảnh giác cho nhân dân, cách phát hiện gián điệp biệt kích; tăng cƣờng cơng tác bảo vệ cơ quan, cầu cống, kho tàng, các đơn vị quân đội; xây dựng cơ sở đặc tình áp sát các đối tƣợng hiềm nghi; trấn áp số phản cách mạng có hành vi phá hoại hiện hành. Các kế hoạch “chống” gián điệp biệt kích đều xác định lực lƣợng huy động, lãnh đạo chỉ huy, phƣơng án truy lùng hoặc truy tìm, cách thức liên lạc với cấp trên, cách khai thác gián điệp biệt kích, cơng tác quản lý tang vật cùng các phƣơng tiện hoạt động của chúng. Lực lƣợng công an một số địa phƣơng đã tổ chức thực tập truy tìm gián điệp biệt kích ở khu vực trọng yếu nhất [126, tr.2].

Đêm 1-7-1961, Sở Liên lạc Tổng thống Phủ triển khai kế hoạch tiếp tế hàng và ngƣời cho Castor. Ở Sơn La, Ban chuyên án đã chuẩn bị kế hoạch đón bắt, nhƣng không liên lạc đƣợc với phi cơ địch. Trong khi đó, chiếc máy bay C47 trên đƣờng tiếp tế bị trục trặc kỹ thuật rơi xuống một đầm lầy gần Nơng trƣờng Bình Minh, thuộc huyện Kim Sơn, Ninh Bình. Hai chiến sĩ cơng an vũ trang Đồn 41 cùng nhân dân địa phƣơng và cơng nhân Nơng trƣờng Bình Minh đã phát hiện 4 tên bị chết, truy bắt đƣợc 6 tên, trong đó có tên gián điệp biệt kích Đinh Nhƣ Khoa [66, tr.170, 224].

Từ việc khai thác tốn Cartor, cơ quan cơng an biết địch đang chuẩn bị cho 1 toán gồm 4 tên ngƣời dân tộc Thái ra miền Bắc, và khai thác tốn gián điệp biệt kích lâm nạn ở Ninh Bình biết địch vừa mới tung 1 tốn gồm 4 tên. Bộ

Công an biết chắc có 1 tốn đã thâm nhập vào nội địa mà ta chƣa phát hiện đƣợc [58, tr.173].

Trong khi đó, lực lƣợng Cơng an Vũ trang Tuần Giáo (Lai Châu) báo cáo đêm 28-6-1961 có tiếng máy bay địch; đầu tháng 7, nhân dân ở Ta Pao thấy có 4 ngƣời lạ mặt hỏi đƣờng và xin ăn. Bộ Cơng an nhận định, tốn gián điệp biệt kích gồm 4 tên đã nhảy dù xuống khu vực Tuần Giáo. Công an khu, Công an tỉnh Lai Châu phối hợp với công an các huyện Điện Biên, Tuần Giáo, Thuận Châu, Sông Mã truy lùng địch. Cơng an Vũ trang biên phịng đƣợc lệnh kiểm soát chặt biên giới Việt-Lào, không để địch chạy thoát. Ngày 14-7-1961, dân quân xã Bản Cát huyện Sơng Mã bắt đƣợc 2 tên là Dính và Giót; sáng 22-7- 1961, bắt tiếp 2 tên Tom và Sính. Sau 10 ngày truy lùng, ta bắt gọn tốn Dido do Lị Văn Giót làm tốn trƣởng, truy tìm đƣợc 3 thùng hàng bị lạc. Mặc dù Dido đã thâm nhập gần 1 tháng, nhƣng cơ quan an ninh Việt Nam thấy vẫn đủ các điều kiện để lập án nên quyết định lập chuyên án đấu tranh, lấy bí số là TP28. Ngày 28-7-1961, ta cho Dido lên máy báo cáo tình hình về trung tâm. Trung tâm của địch ở Sài Gòn chỉ thị cho Dido thu thập tin tức tình báo, gây cơ sở và chuẩn bị đón tiếp tế [58, tr.175; 133, tr.303].

Chính thời điểm này, lực lƣợng an ninh đã bắt bí mật Phạm Chính 13

- Một tình báo viên chiến lƣợc của Sở Nghiên cứu Chính trị Xã hội Tổng thống Phủ, mang mật danh Ares, bí số Hạ Long. Ngày 8-8-1961, Bộ Công an Việt Nam quyết định lập án đấu tranh với trung tâm địch ở Sài Gịn, chun án lấy bí số KB63 [27, tr.78; 58, tr.182].

13

Phạm Chính sinh năm 1928, đã từng đi lính cho Pháp, sau tham gia cách mạng qua các cơng tác Đồn thanh niên cứu quốc, Ban trinh sát đặc biệt trong công an Hồng Quảng, Trƣởng công an quận 2, Tuyên huấn huyện uỷ, Ban thi đua, phóng viên báo Độc Lập. Năm 1959, Chính bất mãn, trốn sang Lào, vào Nam; tháng 9-1960, nhận làm việc cho Sở Nghiên cứu Chính trị Xã hội Tổng thống Phủ và đƣợc đánh trở lại miền Bắc. Phạm Chính thâm nhập vào miền Bắc ngày 4-4-1961 với 3 nhiệm vụ chính: thu thập tin tức tình báo, tiếp nhận lực lƣợng và phƣơng tiện hoạt động mới, lập căn cứ ở khu vực Đông Bắc.

Nhƣ vậy, đến cuối năm 1961, lực lƣợng an ninh miền Bắc Việt Nam đã phát hiện và lập 4 chuyên án gián điệp biệt kích của Mỹ và chính quyền Sài Gịn thâm nhập vào miền Bắc Việt Nam, trong đó có 3 chuyên án gián điệp biệt kích thâm nhập bằng đƣờng khơng. Riêng chuyên án KB63 sau này cũng phát huy tác dụng trong việc “câu nhử” gián điệp biệt kích thâm nhập bằng đƣờng khơng.

Để bảo vệ bí mật tuyệt đối các chuyên án gián điệp biệt kích, Bộ Cơng an chủ trƣơng không đƣa bất cứ một thông tin nào trên thông tin đại chúng. Nhân chiếc máy bay C47 đƣa gián điệp biệp kích ra thâm nhập miền Bắc bị rơi ở Ninh Bình, Bộ Cơng an báo cáo Trung ƣơng và đƣợc Trung ƣơng nhất trí đƣa ra tồ án xét xử cơng khai. Mục đích cơng khai hố vụ C47 nhằm tố cáo hành động khiêu khích của Mỹ và chính quyền Sài Gịn đối với miền Bắc cho nhân dân và thế giới biết, đồng thời làm cơ sở để phát động quần chúng nhân dân miền Bắc phịng-chống gián điệp biệt kích. Lực lƣợng cơng an đã triển lãm vụ C47 cho 2 triệu lƣợt ngƣời xem, nói chuyện cho 2,5 triệu lƣợt ngƣời nghe, viết 265 bài tuyên truyền, quay thành phim chiếu cho 50 vạn lƣợt ngƣời xem, phát động quần chúng sáng tác 2.000 bài ca về bảo mật phòng gian [34, tr.48].

Trên cơ sở đánh giá tình hình và hƣớng hoạt động của gián điệp, gián điệp biệt kích ở miền Bắc, ngày 17-10-1961, Bộ Công an tổ chức “Hội nghị Công tác đấu tranh chống phản cách mạng ở miền núi”. Hội nghị xác định rõ đặc điểm, tình hình, vị trí của khu vực miền núi trong cuộc đấu tranh chống gián điệp biệt kích. Hội nghị xác định 7 công tác lớn phải làm là: tăng cƣờng nắm tình hình, tích cực phát động phong trào quần chúng, đẩy mạnh đào tạo cán bộ là ngƣời dân tộc thiểu số, kịp thời trấn áp các tổ chức phản động mới hình thành, tích cực phân hố địch, củng cố cơ sở xã hội về mọi mặt, nâng cao đời sống nhân dân [58, tr.199].

Sau hội nghị, để tăng cƣờng công tác đấu tranh chống gián điệp, gián điệp biệt kích, Bộ Cơng an củng cố lại tổ chức theo tinh thần Nghị định 132-CP.

Từ đây, lực lƣợng Công an nhân dân Việt Nam đƣợc xác định gồm 2 lực lƣợng chính Cơng an nhân dân và Cơng an nhân dân Vũ trang; Cục Bảo vệ Chính trị tách thành Cục Phái khiển, Cục Bảo vệ Chính trị, Cục Trinh sát Kỹ thuật [27, tr.82]. Cục Bảo vệ Chính trị (bí số C61), là lực lƣợng nịng cốt trong cuộc đấu tranh chống gián điệp và phản động trong đó có gián điệp biệt kích của Mỹ và chính quyền Sài Gịn vào miền Bắc Việt Nam.

Những tháng cuối năm 1961, công tác phịng-chống gián điệp biệt kích đƣợc tiến hành hết sức khẩn trƣơng, trên nhiều lĩnh vực, ở nhiều địa bàn. Bộ

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) cuộc đấu tranh chống gián điệp biệt kích của mỹ ngụy thâm nhập vào miền bắc việt nam bằng đường không (1961 1973) (Trang 61 - 73)