Những hạn chế chính

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) cuộc đấu tranh chống gián điệp biệt kích của mỹ ngụy thâm nhập vào miền bắc việt nam bằng đường không (1961 1973) (Trang 150 - 155)

14 Đêm 27 rạng ngày 28-5-1964, Trung tâm địch lại tăng cường cho Cartor một tốn có mật danh là

4.1.2. Những hạn chế chính

Trong cuộc đấu tranh chống gián điệp biệt kích, lực lƣợng cơng an và nhân dân miền Bắc đã bộc lộ 4 hạn chế sau:

1- Về mặt tổ chức, sự phối hợp giữa các lực lượng, các địa phương, giữa phòng và chống gián điệp biệt kích có lúc, có nơi chưa thật tốt.

Hoạt động gián điệp biệt kích của địch là sự kết hợp cả phƣơng thức hoạt động gián điệp với phƣơng thức hoạt động biệt kích. Do đó, trong cuộc đấu tranh với loại đối tƣợng này, lực lƣợng công an phải kết hợp cả biện pháp nghiệp vụ với biện pháp vũ trang. Trong cuộc đấu tranh với các toán gián điệp biệt kích hoạt động theo phƣơng thức dài hạn, sự phối hợp giữa hai lực lƣợng công an và công an vũ trang khá tốt nên đã tạo nên thắng lợi to lớn. Song, trong cuộc đấu tranh với các toán hoạt động theo phƣơng thức ngắn ngày, sự phân nhiệm theo khu vực giữa lực lƣợng công an vũ trang phụ trách địa bàn Hà Tĩnh, lực lƣợng cơng an phụ trách địa bàn Quảng Bình, Vĩnh Linh dẫn đến sự phối hợp giữa các đơn vị trong toàn cục thiếu chặt chẽ. Ở địa bàn Quảng Bình, Vĩnh Linh, gián điệp biệt kích hoạt động rất mạnh nhƣng lực lƣợng công an ở địa bàn xung yếu ít, sự phối hợp của lực lƣợng công an vũ trang giữa địa phƣơng này

với địa phƣơng khác còn hạn chế nên đối phó với địch chƣa kịp thời, để lọt thoát nhiều lƣợt toán [128, tr.145]. Mặt khác, 100% lực lƣợng và phƣơng tiện trinh sát kỹ thuật điện đài đầu tƣ vào địa bàn Quảng Bình dẫn đến tình trạng lực lƣợng cơng an vũ trang thiếu phƣơng tiện kỹ thuật đánh địch ở Hà Tĩnh và một số địa bàn khác [128, tr.2117]. Ở khu vực biên giới, sự phối hợp giữa công an vũ trang với lực lƣợng cơng an, dân qn du kích địa phƣơng cũng có lúc, có nơi cịn lỏng lẻo, thiếu tinh thần chủ động [34, tr.206].

Các tốn gián điệp biệt kích thâm nhập vào miền Bắc thƣờng lợi dụng địa hình hiểm trở, địa bàn ít dân cƣ để làm điểm đứng chân. Ở khu vực miền núi, đây thƣờng là khu vực giáp ranh giữa các địa phƣơng. Trong quá trình thực hiện kế hoạch truy lùng, truy tìm gián điệp biệt kích, các địa phƣơng đã có sự phối hợp tốt, và đã thu đƣợc nhiều kết quả tốt. Tuy vậy vẫn còn một số trƣờng hợp phối hợp chƣa tốt, nhất là những trƣờng hợp gián điệp biệt kích nhảy dù xuống địa phƣơng này nhƣng lại bị bắt ở địa phƣơng khác. Công tác thành lập Ban chỉ đạo chung cịn chậm, đơi khi thiếu thống nhất [34, tr.359]. Công tác xử lý số gián điệp biệt kích này thƣờng lúng túng trong việc xác định trách nhiệm chính do địa phƣơng nào giải quyết về vấn đề giam giữ, khai thác, báo cáo [40, tr.209].

Trong cơng tác phịng và chống gián điệp biệt kích cịn một số hạn chế. Về mặt nhận thức, những năm đầu thập kỷ 60, nhiều cán bộ chiến sĩ chƣa nhận thức rõ âm mƣu thâm độc và tính chất nguy hiểm của gián điệp biệt kích, chƣa thấy rõ mối quan hệ giữa phịng và chống gián điệp biệt kích, chƣa thấy rõ vai trò quan trọng của địa bàn cấp xã, chƣa ý thức đƣợc vai trị của các tổ chức chính trị-xã hội và các ngành, các lực lƣợng khác [40, tr.32]. Một số địa phƣơng chƣa chú ý tới cơng tác phịng-chống gián điệp biệt kích, nhiều khu vực vẫn còn sơ hở [34, tr.359]. Về cơng tác “phịng” gián điệp biệt kích, cơng tác nắm tình hình địch từ trung tâm địch cịn hạn chế, cơng tác xác định địa bàn gián điệp biệt kích có khả năng thâm nhập chƣa thật sát, công tác trấn áp phản cách mạng

ở địa bàn chƣa triệt để, công tác vận động quần chúng ở khu vực biên giới chƣa đạt kết quả cao [118, tr.6]. Về cơng tác “chống” gián điệp biệt kích, chƣa phát hiện kịp thời một số toán hoạt động theo phƣơng thức dài hạn, để lọt thoát nhiều lƣợt/toán hoạt động theo phƣơng thức ngắn ngày, cơng tác truy lùng một số tốn đã huy động quá nhiều lực lƣợng, truy lùng lộ liễu và nặng về vũ trang nên bị địch chống trả gây thƣơng vong cho một số chiến sĩ và lực lƣợng truy lùng, một số địa phƣơng có chuyên án bị thu hút quá nhiều lực lƣợng ảnh hƣởng tới công tác khác.

2- Công tác củng cố địa bàn cơ sở chưa đồng đều, chưa liên tục.

Âm mƣu của Mỹ và chính quyền Sài Gịn sử dụng gián điệp biệt kích chống phá miền Bắc rất quyết liệt, hoạt động trong phạm vi rộng. Trong khi đó, lực lƣợng cơng an chính quy ở miền Bắc rất ít, khơng thể bố trí ở khắp mọi địa bàn. Do vậy, từ những năm 60, Bộ Công an đã xác định rõ: Trong cuộc đấu tranh chống gián điệp biệt kích, phải phát huy vai trị của quần chúng nhân dân, lấy địa bàn cấp xã làm cơ sở [103, tr.13; 114, tr.9].

Tuy nhiên, công tác củng cố địa bàn cơ sở còn một số hạn chế ảnh hƣởng tới kết quả đấu tranh chống gián điệp biệt kích. Về mặt tổ chức, sự phối hợp giữa lực lƣợng cơng an và các ngành cịn thiếu thống nhất. Lực lƣợng nòng cốt về cơng tác phịng-chống gián điệp biệt kích ở một số thơn xã chƣa đƣợc kiện tồn, nhất là ở miền núi; lực lƣợng cơng an xã và huyện cịn ít, trình độ chính trị nghiệp vụ cịn yếu, lề lối làm việc chƣa chính quy; vai trị tham mƣu cho Đảng và chính quyền cơ sở cịn hạn chế [41, tr.465; 118, tr.6]. Về biện pháp nghiệp vụ nặng về biện pháp công khai hơn biện pháp bí mật; một số cán bộ chƣa thấy hết tầm quan trọng của công tác “phịng” gián điệp biệt kích; nhiều địa phƣơng chƣa xây dựng phƣơng án phịng-chống gián điệp biệt kích ở cấp xã; phƣơng án ở cấp huyện còn chung chung. Nhiều phƣơng án phòng-chống gián điệp biệt kích chƣa đầy đủ, thiên về chống gián điệp biệt kích, chƣa phù hợp với thực tế, không đƣợc thực tập trƣớc [34, tr.790; 40, tr.196; 118, tr.8].

Về phong trào quần chúng ở cơ sở, chƣa phát động đƣợc đông đảo quần chúng tham gia phong trào phịng-chống gián điệp biệt kích, chƣa tập trung cải tạo hết số đối tƣợng chính trị nguy hiểm. Phong trào phát triển chƣa sâu, chƣa đồng đều, chƣa liên tục, chƣa mạnh ở khu vực xung yếu nhƣ biên giới Việt-Lào, vùng cao [118, tr.6]. Một số địa phƣơng đánh giá phong trào quần chúng mang tính chủ quan, nâng bậc nơi kém thành trung bình, trung bình thành khá, khá thành tốt [35, tr.170].

Một số hạn chế về tổ chức và phong trào quần chúng ở cơ sở đã ảnh hƣởng tới kết quả đấu tranh chống gián điệp biệt kích. Phát hiện chậm một số tốn hoạt động theo phƣơng thức dài hạn, để lọt thoát nhiều lƣợt/toán hoạt động theo phƣơng thức ngắn ngày, trong truy lùng thiếu chủ động và những kế hoạch thích hợp.

3- Kỹ thuật nghiệp vụ trong lực lượng cơng an cịn một số hạn chế đáng kể.

Sau cuộc kháng chiến chống Pháp, các phƣơng tiện nghiệp vụ trong lực lƣợng công an rất thô sơ và lạc hậu. Từ năm 1961, đƣợc sự giúp đỡ của Liên Xô và một số nƣớc xã hội chủ nghĩa, phƣơng tiện nghiệp vụ của lực lƣợng công an đã đƣợc cải tiến một bƣớc. Các phƣơng tiện thông tin liên lạc, trinh sát điện đài, hệ thống mật mã đƣợc hiện đại hoá. Đến năm 1966, các phƣơng tiện kỹ thuật nghiệp vụ đã đáp ứng đƣợc yêu cầu công tác trong lực lƣợng nói chung và cơng tác đấu tranh chống gián điệp biệt kích nói riêng. Nhƣng từ năm 1967, gián điệp biệt kích hoạt động theo phƣơng thức ngắn ngày, các phƣơng tiện kỹ thuật nghiệp vụ của lực lƣợng công an bắt đầu bộc lộ những hạn chế nhất định. Số lƣợng phƣơng tiện phục vụ công tác trinh sát kỹ thuật điện đài ít, khơng đủ để trang bị cho lực lƣợng công an vũ trang ở những địa bàn trọng điểm. Phƣơng tiện chƣa đƣợc nhiệt đới hoá, bị ẩm, gây trục trặc trong quá trình hoạt động. Phạm vi định vị đài địch hoạt động cịn rộng, chƣa phục vụ kịp thời cơng tác

đánh địch. Trinh sát kỹ thuật chƣa bắt đƣợc loại sóng cực nhanh của gián điệp biệt kích [128, tr.117, 136, 140].

Trong cơng tác cơ yếu, một số cán bộ phục vụ chuyên án thiếu thận trọng, làm sai lệch nội dung bức điện. Chữ “VK” nhầm thành “VT” là 2 địa điểm ở 2 tỉnh khác nhau; “UI” nhầm thành “UJ là 2 toạ độ khác nhau; “hỏa châu” nhầm thành “hỏa tiễn” thuộc 2 cơng việc khác nhau; thậm chí dùng bảng mật mã của toán này dịch điện cho tốn khác. Những sai sót này ảnh hƣởng đến kế hoạch đánh địch của ta, hoặc làm cho địch nghi ngờ các chuyên án ta đang tiến hành [18, tr.157].

Những hạn chế về kỹ thuật nghiệp vụ của lực lƣợng công an đã ảnh hƣởng tới kết quả chống gián điệp biệt kích, đặc biệt là số gián điệp biệt kích hoạt động theo phƣơng thức ngắn hạn.

4- Chưa thật coi trọng tấn cơng chính trị, có nơi có lúc cịn mất cảnh giác

Trong công tác xử lý các tốn gián điệp biệt kích thâm nhập vào miền Bắc hoạt động theo phƣơng thức dài hạn, lực lƣợng công an và quần chúng nhân dân chú ý nhiều tới việc trừng trị. Trong truy lùng nặng về bố trí và sử dụng lực lƣợng vũ trang mà nhẹ về công tác tuyên truyền, gọi hàng. Trong khai thác tập trung vào cơng tác lấy khẩu cung, ít cảm hố giáo dục để đối tƣợng tự khai báo. Đối với đặc tình chuyên án, chƣa thật sự coi trọng cơng tác chính trị tƣ tƣởng của đối tƣợng; chƣa quan tâm tới tâm lý, nhu cầu, diễn biến tƣ tƣởng của đặc tình. Khi giam giữ, chƣa chú ý tới cơng tác giáo dục chính trị tƣ tƣởng cho phạm nhân, chƣa thấy hết những biện pháp thông tin ngầm giữa các đối tƣợng [102, tr.397].

Những hạn chế này ảnh hƣởng tới công tác đánh địch, để cho gián điệp biệt kích của Mỹ và chính quyền Sài Gịn cũng gây cho ta một số thiệt hại nhƣ: phá một xe lăn (ở nông trƣờng Bảo Am, Tƣơng Dƣơng, Nghệ An), chỉ điểm cho

máy bay Mỹ bắn phá một số xe vận chuyển hàng vào Nam (tây Quảng Bình), bắt một số bộ đội và dân thƣờng đƣa vào Nam khai thác, bắn chết và làm bị thƣơng một số đồng chí cơng an, dân qn du kích và nhân dân. Trong cuộc đấu tranh này, lực lƣợng an ninh cũng mắc phải một số sai sót nhƣ để đặc tình chuyên án phản phúc (chuyên án HQ12, TL25), bỏ trốn (chuyên án BQ61), cƣớp vũ khí chống trả lại ta ( chuyên án SM21). Công tác quản lý tang vật có lúc, có nơi cịn lỏng lẻo làm cho cán bộ không vững lập trƣờng mắc sai phạm, bị kỷ luật.

Sự kiện địch nhảy dù xuống Sơn Tây cho thấy lực lƣợng vũ trang miền Bắc nói chung và lực lƣợng Cơng an nhân dân nói riêng cịn thiếu cảnh giác.

Nguyên nhân dẫn đến những tình trạng trên là do: Tổ chức bộ máy cơng an chƣa phù hợp với yêu cầu chiến đấu; lực lƣợng ít mà phải phân tán vào nhiều cơng tác cấp bách khác; một số cán bộ và cấp công an cơ sở chƣa nhận thức đầy đủ về âm mƣu thâm độc của địch, chƣa hiểu rõ mối quan hệ giữa “phịng” và “chống” gián điệp biệt kích, thiếu chủ động trong công tác đánh địch [118, tr.6].

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) cuộc đấu tranh chống gián điệp biệt kích của mỹ ngụy thâm nhập vào miền bắc việt nam bằng đường không (1961 1973) (Trang 150 - 155)