Sử dụng đồng bộ các biện pháp nghiệp vụ trong phòng-chống gián điệp biệt kích

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) cuộc đấu tranh chống gián điệp biệt kích của mỹ ngụy thâm nhập vào miền bắc việt nam bằng đường không (1961 1973) (Trang 162 - 175)

14 Đêm 27 rạng ngày 28-5-1964, Trung tâm địch lại tăng cường cho Cartor một tốn có mật danh là

4.2.4. Sử dụng đồng bộ các biện pháp nghiệp vụ trong phòng-chống gián điệp biệt kích

thể” lập chuyên án đấu tranh với trung tâm địch thì tồn bộ hoạt động chuyên án phải đƣợc đảm bảo bí mật tuyệt đối, khơng để quần chúng nhân dân biết, đề phòng địch sử dụng gián điệp ẩn nấp thẩm tra. Khi đón bắt các tốn thâm nhập trong chun án của ta, khơng sử dụng quần chúng nhân dân truy lùng địch. Lực lƣợng truy lùng chỉ huy động lực lƣợng chuyên trách và dân quân du kích. Đối với dân quân du kích cũng phải giáo dục ý thức giữ bí mật cơng tác.

Vận dụng sáng tạo đƣờng lối chiến tranh nhân dân, phát huy sức mạnh của nhân dân trong cơng tác phịng-chống gián điệp biệt kích là nguyên nhân chủ yếu tạo nên thắng lợi của cuộc đấu tranh.

4.2.4. Sử dụng đồng bộ các biện pháp nghiệp vụ trong phòng-chống gián điệp biệt kích gián điệp biệt kích

Gián điệp biệt kích Mỹ và chính quyền Sài Gịn kết hợp cả hai phƣơng thức hoạt động: gián điệp và biệt kích. Nhiệm vụ chung của các tốn vừa thu thập tin tức tình báo báo về trung tâm, vừa thực hiện các nhiệm vụ phá hoại ở miền Bắc. Riêng nhiệm vụ phá hoại, gián điệp biệt kích khơng chỉ dừng lại ở nhiệm vụ phá hoại các mục tiêu, ám sát cán bộ, mà còn lợi dụng địa bàn hiểm trở của núi rừng miền Bắc tiến tới gây dựng mật khu, lập chiến khu, mở đƣờng cho lực lƣợng quân sự đánh phá, lật đổ chính quyền ở miền Bắc.

Trong 3 loại gián điệp biệt kích, gián điệp biệt kích thâm nhập bằng đƣờng khơng là nguy hiểm nhất. Lực lƣợng này đƣợc trang bị phƣơng tiện vũ

trang mạnh, khả năng thâm nhập sâu, địa bàn hoạt động ở rừng núi đảm bảo bí mật, điều kiện lập mật khu và chiến khu an tồn, thơng tin liên lạc khó bị định vị, tiếp tế của trung tâm nhiều thuận lợi. Chính vì vậy, lực lƣợng công an phải kết hợp sử dụng nhiều biện pháp nghiệp vụ đặc biệt để đấu tranh chống loại đối tƣợng này.

- Phải hiểu phương thức hoạt động của địch để xác định đúng phương châm, cách đánh phù hợp.

Kẻ địch từ bên ngoài thâm nhập vào địa bàn ta thƣờng gặp rất nhiều khó khăn. Nhƣng, với bản chất xâm lƣợc, chúng sử dụng trăm phƣơng ngàn kế để thực hiện âm mƣu đã đề ra. Vì vậy, trong cuộc đấu tranh với địch, không hiểu phƣơng thức hoạt động của địch thì khơng thể chiến thắng địch.

Đối với gián điệp biệt kích thâm nhập vào miền Bắc bằng đƣờng không, cơ quan an ninh đã nghiên cứu kỹ phƣơng thức hoạt động của địch để định ra cách đánh thích hợp.

Khi chƣa hiểu rõ phƣơng thức hoạt động của Liên đội Biệt động, cơ quan an ninh xác định phƣơng châm đấu tranh cơ bản là: “Dựa vào nhân dân, phối hợp mọi mặt, mọi nghành, tranh thủ chủ động, truy đến cùng, quét đến hết”. Sau khi khai thác hai tốn gián điệp biệt kích đầu tiên, cơ quan an ninh đã cụ thể hoá phƣơng châm cơ bản thành phƣơng châm cụ thể đấu tranh với địch. Trƣờng hợp địch hoạt động theo phƣơng thức dài hạn thì thực hiện phƣơng châm “bắt, nhanh, gọn, hết”, kết hợp xét xử công khai với đấu tranh chuyên án. Khi địch tung hàng loạt các tốn thì thực hiện phƣơng châm chiến lƣợc “giữ bên dƣới là chính, giữ bên trong là chính”. Khi địch hoạt động phƣơng thức hoạt động ngắn ngày nặng về tính chất biệt kích phá hoại thì thực hiện phƣơng châm “vây diệt, nhanh, gọn, hết”, không để địch gây tác hại cho ta.

Về cách đánh, những tốn gián điệp biệt kích hoạt động thiên về bí mật thì đấu tranh nhƣ chun án gián điệp để nắm tình hình địch, khống chế địa bàn, đầu độc tình báo trung tâm địch; những tốn hoạt động ngắn ngày có vũ trang mạnh khơng thể đấu tranh chuyên án thì phải tiêu diệt ngay. Trong trƣờng hợp

địch thâm nhập vào khu vực hẻo lánh, điểm cao, hoặc hoạt động theo phƣơng thức ngắn ngày, biện pháp đấu tranh chính là kết hợp trinh sát kỹ thuật với mật phục, tăng cƣờng vũ trang; thực hiện phƣơng châm “bắt” hay “diệt” tuỳ thuộc phƣơng thức hoạt động của địch.

Xác định phƣơng châm, cách đánh phù hợp là yếu tố quan trọng hàng đầu để đấu tranh chống gián điệp biệt kích một cách có hiệu quả.`

- Kết hợp biện pháp đấu tranh vũ trang với đấu tranh chính trị.

Phƣơng thức hoạt động của gián điệp biệt kích có tính chất bán vũ trang. Các toán đều đƣợc trang bị các loại vũ khí sức cơng phá mạnh để chống trả, phá hoại, lật đổ. Chính vì vậy, để đối phó với gián điệp biệt kích của địch, lực lƣợng truy lùng phải đƣợc trang bị vũ trang đủ mạnh, đặc biệt đối với những tốn hoạt động thiên về tính chất biệt kích. Nhƣng do đặc điểm mỗi tốn thƣờng chỉ từ 5- 10-15 tên, lại hoạt động trên địa bàn ta, nên thực lực của chúng khơng lớn. Do đó, cơng tác đấu tranh với gián điệp biệt kích khơng nhất thiết chỉ sử dụng biện pháp vũ trang, mà phải kết hợp với cả biện pháp chính trị. Biện pháp đấu tranh chính trị là gọi hàng, thuyết phục khai báo thành khẩn về tình hình, âm mƣu, phƣơng thức và tổ chức hoạt động của địch ở miền Nam. Trong số gián điệp biệt kích bị bắt, tập trung đấu tranh chính trị với tốn trƣởng và nhân viên truyền tin để mở rộng đấu tranh chuyên án với trung tâm địch. Trong quá trình sử dụng gián điệp biệt kích làm đặc tình chuyên án phải chú trọng cơng tác chính trị tƣ tƣởng, cảm hố đặc tình, làm cho đặc tình trung thành cho cơ quan an ninh, hồn thành tốt những cơng việc đƣợc giao. Thực tế cho thấy: hầu hết các đặc tình đều trung thành đã góp phần vào thắng lợi của các chuyên án.

- Kết hợp đấu tranh chuyên án với xét xử cơng khai các tốn gián điệp biệt kích.

Khi các tốn gián điệp biệt kích đã bị lực lƣợng cơng an và quần chúng bắt, vấn đề xử lý từng toán nhƣ thế nào phải quyết định ngay từ đầu. Trong từng trƣờng hợp cụ thể, lập chuyên án đấu tranh hay đƣa ra xét xử cơng khai một

tốn gián điệp biệt kích phải đảm bảo 3 yêu cầu cơ bản về chính trị, nghiệp vụ và pháp luật.

Trong điều kiện “Cần thiết và có thể”, cơ quan an ninh mở chuyên án để đấu tranh với trung tâm địch ở miền Nam. Mục đích của các chuyên án đều nhằm khống chế địa bàn, nắm âm mƣu của trung tâm địch để chủ động đánh địch, “câu nhử” địch để bắt và thu hồi các phƣơng tiện hoạt động của địch. Chiến thuật “dùng ngƣời và phƣơng tiện của địch để đánh lại địch” cịn có tác dụng điều chuyển hƣớng hoạt động của địch vào địa bàn có lợi cho ta.

Khi trung tâm gián điệp biệt kích của Mỹ và chính quyền Sài Gịn ở miền Nam tung gián điệp biệt kích ra miền Bắc, cơ quan an ninh Việt Nam khơng bất ngờ, nhƣng lúc đó hiểu biết về địch chƣa thật đầy đủ. Vì vậy, đấu tranh chuyên án để tìm hiểu về âm mƣu, thủ đoạn, phƣơng thức hoạt động và tổ chức địch đặt ra rất cấp thiết. Thuận lợi lớn của cơ quan an ninh những ngày đầu chống gián điệp biệt kích là khống chế sử dụng đƣợc 2 tốn gián điệp biệt kích đầu tiên của địch thâm nhập bằng đƣờng không và đƣờng biển. Từ hai chuyên án tiền khởi và tạo nguồn, cơ quan an ninh Việt Nam đã hiểu rõ về địch, xác lập đƣợc quy trình nghiệp vụ phịng-chống thâm nhập và đấu tranh chuyên án với trung tâm địch.

Liên tiếp trong những năm 1961, 1962 và đầu năm 1963, cơ quan an ninh Việt Nam đã lập 8 chuyên án trong số 10 toán thâm nhập bằng đƣờng không mà trung tâm địch không hề hay biết. Cả 8 chuyên án đều phát huy tác dụng tốt, câu nhử đƣợc số lƣợng lớn gián điệp biệt kích và phƣơng tiện hoạt động của địch.

Ngồi số tốn đƣợc sử dụng vào đấu tranh chun án, các tốn cịn lại đƣợc sử dụng vào cơng tác đấu tranh chính trị nhằm mục đích tố cáo hoạt động chống phá của địch, đánh giá tội lỗi của từng tên, khẳng định sự nghiêm minh của pháp luật, phát động quần chúng phịng-chống gián điệp biệt kích.

Trong hơn 10 năm đấu tranh, cơ quan an ninh đã đề nghị xét xử cơng khai 21 tốn. Việc xét xử ở các địa phƣơng đã khích lệ đƣợc tinh thần cảnh

giác của nhân dân, tuyên truyền cho nhân dân về kinh nghiệm phịng-chống gián điệp biệt kích, làm cho số gián điệp biệt kích cịn ở trung tâm tại miền Nam hoang mang dao động. Một số tên bỏ trốn khỏi trung tâm, có tên đã lên máy bay nhƣng sợ khơng dám nhảy dù, có tốn phải kéo cờ trắng ra hàng.

- Phối hợp giữa lực lượng nội biên và ngoại biên: Khi tiến hành tung gián điệp biệt kích vào bất cứ khu vực nào, trung tâm địch thƣờng tính tốn kỹ địa điểm thâm nhập. Địa điểm thâm nhập thƣờng sát mục tiêu, nhƣng ở khu vực mục tiêu có nhiều dấu hiện khơng an tồn thì phải chuyển địa điểm đến một nơi xa hơn nhƣng an toàn hơn. Từ địa điểm xâm nhập, gián điệp biệt kích sẽ tiến dần và áp sát mục tiêu để hoạt động.

Trong thực tế hoạt động của gián điệp biệt kích thời chống Mỹ, một số toán đƣợc trung tâm địch thả xuống khu vực ngoại biên (thuộc địa bàn Lào) rồi xâm nhập qua biên giới vào miền Bắc Việt Nam. Từ năm 1965, Mỹ còn sử dụng gián điệp biệt kích của phản động Lào xâm nhập vào miền Bắc Việt Nam.

Nắm đƣợc phƣơng thức hoạt động của gián điệp biệt kích, Bộ Cơng an chủ trƣơng đƣa lực lƣợng ra khu vực ngoại biên để chặn đánh các toán xâm nhập vào miền Bắc Việt Nam qua biên giới Lào-Việt. Các đội công tác ngoại biên vừa làm nhiệm vụ giúp cách mạng Lào, vừa làm nhiệm vụ chống gián điệp, gián điệp biệt kích qua Lào vào miền Bắc Việt nam. Một số toán bị lực lƣợng ngoại biên phát hiện và truy bắt; những tên bị truy lùng ở miền Bắc định chạy sang Lào vào Nam cũng bị bắt diệt. Từ tháng 3-1969, các toán strata chuyển hẳn sang hoạt động ở ngoại biên thuộc tây Quảng Bình, Vĩnh Linh. Chúng lại gặp phải lực lƣợng ngoại biên của ta đón đánh, bị tiêu diệt một số.

Sự phối hợp giữa lực lƣợng nội và ngoại biên đã làm cho hoạt động gián điệp biệt kích của Mỹ và chính quyền Sài Gịn mất hết địa bàn thâm nhập và hoạt động. Cuối cùng, toàn bộ hoạt động gián điệp biệt kích của Mỹ và chính quyền Sài Gòn thâm nhập vào miền Bắc bằng đƣờng không bị thất bại hoàn toàn.

- Kết hợp trấn áp với khoan hồng đối với số gián điệp biệt kích bị bắt. Gián điệp biệt kích thuộc lực lƣợng đặc biệt của Mỹ và chính quyền Sải Gòn. Chúng đƣợc tuyển chọn và đào tạo kỹ, thực hiện nhiệm vụ phá hoại đặc biệt nguy hiểm. Vì vậy, đối với gián điệp biệt kích phải có biện pháp trấn áp mạnh, kịp thời. Đối với số hoạt động dài hạn, biện pháp trấn áp bằng vũ trang nhằm áp đảo tinh thần địch đồng thời phải chú ý hoạt động chính trị bằng cách gọi hàng, thuyết phục họ trở về hợp tác với cách mạng. Đối với số hoạt động ngắn ngày mang tính biệt kích chỉ có biện pháp vũ trang mới thực hiện đƣợc phƣơng châm “Diệt nhanh, gọn, hết”, không để địch chống trả, gây thiệt hại cho lực lƣợng truy lùng.

Nhƣng với số đã bị bắt, chúng bị mất tổ chức, bị tƣớc hết các phƣơng tiện hoạt động thì mức độ nguy hiểm cũng mất theo. Vấn đề đặt ra là đánh giá thái độ chính trị của từng tên để có biện pháp xử lý cho đúng. Theo thống kê năm 1973, trong số 332 tên gián điệp biệt kích các loại cịn giam giữ, cơ quan an ninh phân tích thành phần thấy trong đó có 128 tên chƣa rõ thành phần, 120 tên thành phần bần nông, 6 tên thành phần cố nông, 40 tên thành phần trung nông; hầu hết dƣới 30 tuổi. Nhƣ vậy, phần đơng gián điệp biệt kích đều xuất phát từ các gia đình lao động, thuộc loại “bị cƣỡng ép, bị lừa phỉnh, bị lầm đƣờng hoặc có tƣ tƣởng cầu an, cơ hội chủ nghĩa là làm cho địch để kiếm cơm ăn…[91, tr.14]. Chính vì vậy, ngồi 14 tên nguy hiểm phải nghiêm trị, số còn lại đều đƣợc đƣa vào các trại giam. Chính sách khoan hồng của Nhà nƣớc và sự giáo dục của lực lƣợng cơng an đã có tác dụng tốt trong việc phân hoá hàng ngũ địch. 46 gián điệp biệt kích đã nhận hợp tác với cơ quan an ninh trong 18 chuyên án, trong đó có 40 đối tƣợng trung thành; 26 đối tƣợng khác nhận làm đặc tình trại giam cũng phát huy tác dụng tốt. Khi cuộc đấu tranh chống gián điệp biệt kích thắng lợi, Bộ Cơng an đã xét khen và tha cho số đối tƣợng có thành tích trong q trình hợp tác với cơ quan an ninh. Bộ Công an đã tha 45

đối tƣợng, trong đó có 5 đối tƣợng đƣợc tặng bằng khen, 2 đối tƣợng đƣợc tặng giấy khen.

Chính sách khoan hồng của Đảng và nhà nƣớc ta có tác dụng phân hố địch, dùng ngƣời của địch đánh lại địch, tạo điều kiện cho những ngƣời lầm đƣờng trở về với nhân dân, với cách mạng…

Bốn bài học kinh nghiệm về công tác đấu tranh chống gián điệp biệt kích thâm nhập bằng đƣờng khơng có ý nghĩa khoa học và thực tiễn, đến nay vẫn cịn ngun giá trị trong cơng cuộc xây dựng và bảo vệ tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.

TIỂU KẾT CHƢƠNG 4

Từ năm 1961, trung tâm gián điệp biệt kích của Mỹ và chính quền Sài Gịn ở miền Nam đã triển khai kế hoạch tung gián điệp biệt kích ra miền Bắc Việt Nam để thu thập tin tức, gây dựng cơ sở và phá hoại. Chúng vào miền Bắc bằng cả 3 con đƣờng (đƣờng không, đƣờng thuỷ, đƣờng bộ), trong đó đƣờng khơng là một mũi nhọn chính. Nhƣng sau hơn 10 năm hoạt động, toàn bộ âm mƣu và kế hoạch của địch bị thất bại, thất bại hoàn toàn.

Thắng lợi của cuộc đấu tranh chống gián điệp biệt kích thâm nhập vào miền Bắc bằng đƣờng không là thắng lợi của lực lƣợng an ninh và nhân dân miền Bắc Việt Nam với cơ quan tình báo Mỹ CIA, Bộ chỉ huy Quân sự Thái Bình dƣơng của Mỹ và cơ quan gián điệp của chính quyền Sài Gịn. Đối với phƣơng thức hoạt động dài hạn (Red Dragon) của địch, cơ quan an ninh đã lập 17 chuyên án đấu tranh với trung tâm địch ở miền Nam, câu nhử gián điệp biệt kích ra miền Bắc để bắt. Kết quả đã bắt diệt 100% số toán và số tên hoạt động theo phƣơng thức dài hạn. Khi địch chuyển sang phƣơng thức hoạt động ngắn

ngày (Strata), lực lƣợng an ninh tiếp tục phát huy tinh thần chủ động tấn công địch, hạn chế đến mức thấp nhất hoạt động của địch, buộc địch phải rút khỏi địa bàn miền Bắc Việt Nam.

Thắng lợi của lực lƣợng an ninh và nhân dân miền Bắc trong cuộc đấu tranh này là: Đánh thắng lực lƣợng và phƣơng thức hoạt động chính của địch, trấn áp thành công số phản cách mạng ở miền Bắc, tạo dựng đƣợc phong trào quần chúng bảo vệ an ninh tổ quốc ở mọi địa bàn.

Nguyên nhân dẫn đến thắng lợi này là do lực lƣợng an ninh Việt Nam có Đảng lãnh đạo, đƣợc quần chúng nhân dân ủng hộ, không ngừng phát huy những tiềm năng nội lực để đấu tranh với địch. Cuộc đấu tranh chống gián điệp biệt kích thâm nhập vào miền Bắc bằng đƣờng không đã để lại 4 bài học kinh nghiệm cho công cuộc bảo vệ tổ quốc hiện nay. Đó là những kinh nghiệm về đƣờng lối, phƣơng châm, nguyên tắc và một số biện pháp đấu tranh với loại đối tƣợng này.

KẾT LUẬN

Cuộc đấu tranh chống gián điệp biệt kích thâm nhập miền Bắc bằng đƣờng không trong thời kỳ kháng chiến chống Mỹ là một cuộc đấu tranh gay go, quyết liệt, phức tạp và lâu dài nhƣng thắng lợi vẻ vang. Dƣới sự lãnh đạo của Đảng, nhân dân miền Bắc cùng lực lƣợng công an nhân dân đã phát huy cao độ tinh thần cảnh giác cách mạng, ý thức quyết tâm bảo vệ an ninh chính

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) cuộc đấu tranh chống gián điệp biệt kích của mỹ ngụy thâm nhập vào miền bắc việt nam bằng đường không (1961 1973) (Trang 162 - 175)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(185 trang)