Cuộc chiến chống gián điệp biệt kích thâm nhập ào ạt vào miền Bắc

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) cuộc đấu tranh chống gián điệp biệt kích của mỹ ngụy thâm nhập vào miền bắc việt nam bằng đường không (1961 1973) (Trang 85 - 99)

14 Đêm 27 rạng ngày 28-5-1964, Trung tâm địch lại tăng cường cho Cartor một tốn có mật danh là

2.2.3. Cuộc chiến chống gián điệp biệt kích thâm nhập ào ạt vào miền Bắc

Bắc

Trong lúc lực lƣợng công an và nhân dân miền Bắc đang tích cực triển khai cơng tác phịng-chống gián điệp biệt kích, Trung tâm Huấn luyện Quyết Thắng ở miền Nam cũng ráo riết chuẩn bị cho các toán thâm nhập vào miền Bắc Việt Nam bằng đƣờng không.

1 giờ sáng ngày 13-4-1963, Sở Khai thác Địa hình thả tốn gián điệp biệt kích Pegasus gồm 6 tên, do Thân Văn Kính chỉ huy xuống xuống Đèo Cạn, thuộc xã Kiên Thành, huyện Lục Ngạn, tỉnh Bắc Giang. Đây là điểm giáp ranh giữa huyện Lục Ngạn (Bắc Giang) với huyện Hữu Lũng (Lạng Sơn). Đƣợc tin báo của công an huyện, công an Bắc ging và công an Lạng Sơn tổ chức truy lùng. Lực lƣợng gồm công an tỉnh, công an vũ trang, công an huyện, dân quân du kích các xã thuộc huyện Lục Ngạn, Sơn Động, Hữu Lũng. Đến tối 14-4, ta bắt đƣợc 2 tên; ngày 17-4 bắt 1 tên, chiều ngày 22-4, bắt đƣợc tên toán trƣởng. Khi dân quân phát hiện 1 tên ở km 84-đƣờng sắt, y nổ súng bắn chết Trƣởng công an xã Hồ Sơn (Hữu Lũng) nhƣng cuối cùng cũng bị bắt. Tối 23-4, tên cuối cùng bị bao vây trong rừng Cốt Cối đã chống trả quyết liệt, bắn chết 1 đồng chí cơng an vũ trang, buộc ta phải tiêu diệt. Qua khai thác, ta biết tốn Pegasus có nhiệm vụ thu thập tin tức tình báo về việc vận chuyển hàng hố từ Trung Quốc vào Việt Nam trên đƣờng 1 và đƣờng sắt, đồng thời thực hiện nhiệm vụ phá hoại một số mục tiêu trên trục đƣờng giao thông này [113, tr.17].

Đây là vụ truy bắt gián điệp biệt kích đầu tiên ta bị thiệt hại về ngƣời. Công an tỉnh nghiêm khắc rút kinh nghiệm: Bộ và Ty đã biết trƣớc kế hoạch của địch, đã có chỉ đạo nhƣng việc chuẩn bị chiến trƣờng chƣa cụ thể, trong truy lùng chƣa làm tốt công tác địch vận, truy lùng lộ liễu để địch phát hiện, đối phó, gây thiệt hại [7, tr.184 ; 53, tr.57].

Trên cơ sở kết luận của hai hội nghị phòng-chống gián điệp biệt kích và kinh nghiệm từ vụ Pegasus, ngày 13-5-1963, Bộ Công an ra Chỉ thị 007- VP/P4 “Đẩy mạnh hơn nữa cơng tác phịng chống gián điệp biệt kích” . Ngồi việc xác định rõ nội dung của cơng tác “phịng” và “chống” gián điệp biệt kích, Bộ Cơng an chỉ đạo các địa phƣơng phải làm tốt các công tác cơ bản nhƣ phát động phong trào quần chúng, hồn chỉnh các phƣơng án phịng-chống gián điệp biệt kích, nắm vững địa bàn xã, thôn, bản, kịp thời truy truy lùng địch [40, tr.36].

Đúng nhƣ dự đoán của cơ quan an ninh Việt Nam, đầu tháng 6, Sở Khai thác Địa hình bắt đầu ào ạt tung các tốn gián điệp biệt kích vào miền Bắc. Khởi đầu là toán Dauphine và toán Bell; tất cả đều là ngƣời Tày ở vùng Lào Cai. Cả 2 toán đƣợc đƣa sang Thái Lan rồi lên một máy bay do phi hành đoàn ngƣời Đài Loan lái thâm nhập vào miền Bắc Việt Nam. Ngày 4-6-1963, toán Dauphine gồm 5 tên, do Triệu Trung làm toán trƣởng, nhảy dù xuống Khe Cọ, Phú Nhuận, huyện Bảo Thắng, Lào Cai. Toán Bell gồm 7 tên do Lý Văn Choi làm toán trƣởng nhảy dù xuống Văn Bàn, Yên Bái [102, tr.160]. Do có sự chuẩn bị trƣớc, lực lƣợng công an, công an vũ trang và dân qn du kích đã bắt gọn tốn Dauphine. Để tập trung lực lƣợng cho việc đón bắt các tốn khác, Bộ Cơng an quyết định đƣa toán này ra xử công khai để tuyên truyền và nâng cao tinh thần cảnh giác cho nhân dân [11, tr.112].

Cùng thời điểm đó, lực lƣợng cơng an n Bái cũng tổ chức đón bắt kịp thời 7 tên gián điệp biệt kích của nhóm Bell. Sau khi khai thác và nhận thấy thái độ ăn năn của tên toán trƣởng Lý Văn Choi và tên truyền tin Lù Thế Toán, cơ quan an ninh Việt Nam quyết định lập chuyên án đấu tranh với trung tâm địch, lấy bí số KL46. Bell đã báo cáo về trung tâm nhiều tin giả, trong đó có tin nổ mìn phá một đoạn đƣờng sắt Hà Nội-Lào Cai. Trung tâm địch tin tƣởng Bell hoạt động tốt, tiếp tục tiếp tế ngƣời và hàng. Trong chuyên án này, lực lƣợng an ninh đón bắt thêm đƣợc 7 tên, thu 36 kiện hàng.

Cũng trong đêm 4-6-1963, toán Bercassine gồm 6 tên do Đinh Văn Ngƣỡng làm toán trƣởng nhảy dù xuống đỉnh núi Yên Tử, Quảng Ninh. Từ Tân Sơn Nhất, phi hành đoàn ngƣời Đài Loan đƣa Bercassine bay thẳng ra miền Bắc, qua vịnh Hạ Long, vào khu vực Yên Tử cho nhảy dù. Lực lƣợng công an đã kịp thời truy lùng; bắt sống 5 tên19

, thu 4 thùng hàng. Tháng 12-1963, Toà án Quân sự Quảng Ninh xử cơng khai tốn Bercassine để phát động phong trào quần chúng trong khu vực [75, tr.65].

Đêm 7-6-1963, Sở Khai thác Địa hình tung ra miền Bắc 2 toán Tellus và Bart . Ở miền Nam, 2 toán này vốn là một tốn của Sở Phịng vệ Dun hải Đà Nẵng. Toán Tellus gồm 4 tên, do Nguyễn Văn Ngơ làm tốn trƣởng. Chúng đƣợc giao nhiệm vụ nhảy dù xuống Ninh Bình với nhiệm vụ móc nối với số phản động lợi dụng đạo Thiên Chúa để gây cơ sở, nắm tình hình, thực hiện âm mƣu chống phá miền Bắc lâu dài. Khi nghe có tiếng máy bay và thấy thả dù, nhân dân 2 xã Khánh Cƣờng và Khánh Mậu, huyện Yên Khánh đã đổ ra bao vây; lực lƣợng công an và quân đội địa phƣơng đã kịp thời đến địa bàn để truy lùng. Lực lƣợng truy lùng đã bắt gọn 4 tên, thu 4 thùng hàng. Xét thấy không thể lập chun án đấu tranh, Bộ Cơng an đã chuyển Tồ án Quân sự Quân khu Hữu ngạn xét xử công khai để cổ vũ tinh thần đấu tranh của quần chúng. Tên tốn trƣởng bị mức hình phạt 18 năm tù giam [12, tr.110].

Ngay trong đêm bắt toán Tellus, lực lƣợng cơng an đã khai thác nóng và phát hiện một toán đi cùng sẽ nhảy dù xuống Thanh Hố. Cơng an Ninh Bình điện báo ngay cho cơng an Thanh Hố tổ chức truy lùng toán Bart. Ở Thanh Hoá, lúc 23giờ 47 phút ngày 7-6-1963, máy bay địch thả gián điệp biệt kích xuống vùng núi Quan Sơn thuộc xã Cơng Bình, huyện Nơng Cống. Lực lƣợng cơng an, quân đội và dân quân tự vệ các xã lân cận đã tổ chức bao vây, truy lùng địch. Đến rạng sáng ngày 8-6-1963, lực lƣợng truy lùng đã bắt gọn 5 tên, thu tồn bộ vũ khí, 3 điện đài và các phƣơng tiện hoạt động khác. Qua khai thác,

cơ quan an ninh biết đƣợc nhiệm vụ của tốn là móc nối với số phản động lợi dụng đạo Thiên Chúa ở Thanh Hố và Ninh Bình để gây cơ sở, nắm tình hình hoạt động qn sự của ta ở Thanh Hố và sự chi viện của ta qua Thanh Hoá vào Nam. Ngày 15-8-1963, Toà án Quân sự Quân khu Hữu ngạn tổ chức xét xử toán Bart với tội danh hoạt động gián điệp biệt kích [17, tr.114].

Trong đầu tháng 6-1963, lực lƣợng an ninh đã phải đối đầu với hàng loạt vụ gián điệp biệt kích của Mỹ và chính quyền Sài Gịn tung ra miền Bắc. Nhờ có quần chúng nhân dân và cơng an xã, các toán mới thâm nhập đều bị bắt gọn.

Tại Quảng Bình, sáng 9-6-1963, bố con ơng Pờng đi rừng lấy gỗ đã phát hiện đƣợc giữa khe Trù và khe Tiêu (thuộc xã Vĩnh Hà, Vĩnh Linh) có 5 ngƣời lạ mang theo vũ khí. Nhận đƣợc tin báo, công an xã Vĩnh Hà đã huy động hơn một chục dân quân truy lùng, đồng thời báo cho công an vũ trang phối hợp. Chỉ sau hơn một giờ truy lùng, dân quân xã đã bắt gọn 5 tên, thu 3 kiện hàng chúng dấu gần núi Mông Gà. Qua khai thác, ta biết đó là tốn Jacson do Bùi Văn Hiển làm toán trƣởng. Chúng là lực lƣợng của chi nhánh Sở Khai thác Địa hình tại Huế. Năm 1962, chúng đã nhiều lần xâm nhập bằng đƣờng biển và đƣờng bộ không thành. Lần này, tốn đƣợc thâm nhập bằng đƣờng khơng làm nhiệm vụ điều tra về kho tàng, lƣợng xe quân sự qua cầu Long Đại, Mỹ Lệ, Mỹ Cƣơng, phà Quán Hầu [58, tr.256].

Tiếp đó, ngày 11-6-1963, trung tâm địch thả toán Nike xuống Thạch Giám, Tƣơng Dƣơng, Nghệ An. Toán Nike gồm 6 tên, do Trần Kim Thủ làm toán trƣởng. Khi vừa đặt chân xuống đất, 6 tên chƣa kịp tìm nhau đã thấy nhân dân đánh kẻng, gõ mõ, đốt đèn đuốc và vây chặt các ngả đƣờng, chúng phải vội ra hàng. Tốn Midas gồm 8 tên, do Nguyễn Văn Dỗn làm toán trƣởng bị phát hiện bởi một ngƣời dân đi rừng. Chỉ sau 3 ngày, Công an huyện Tƣơng Dƣơng và Công an Vũ trang Nghệ An đã bắt 1 tên, gọi hàng đƣợc 7 tên còn lại, thu 4 kiện hàng cùng tồn bộ vũ khí, điện đài và các phƣơng tiện hoạt động khác của chúng [108, tr.25].

Trƣớc tình hình địch tung ào ạt gián điệp biệt kích ra miền Bắc, tháng 6 năm 1963 Chủ tịch Hồ Chí Minh đến thăm và làm việc với Đảng đoàn Bộ Công an về công tác đấu tranh chống gián điệp biệt kích. Bác căn dặn: Cần có kế hoạch phịng chống gián điệp biệt kích cụ thể ở từng địa phƣơng để đối phó kịp thời với hoạt động của địch; trong kế hoạch phải chú ý tới số tề ngụy cũ chƣa chịu cải tạo; cơng tác xét xử phải vừa có tác dụng tuyên truyền, nâng cao ý thức cảnh giác cho nhân dân, vừa phải đảm bảo bí mật nghiệp vụ, đảm bảo yêu cầu chính trị [97, tr.95]. Sau đó, Ban Bí thƣ Trung ƣơng Đảng triệu tập bí thƣ các khu, thành, tỉnh và Đảng đồn các cơ quan Trung ƣơng để bàn về cơng tác phịng-chống gián điệp biệt kích. Kết thúc cuộc họp, đồng chí Lê Duẩn, Bí thƣ thứ nhất Ban Chấp hành Trung ƣơng Đảng đề ra phƣơng châm cơ bản có tính chiến lƣợc trong cuộc đấu tranh chống gián điệp biệt kích: “Giữ bên dƣới là chính, giữ bên trong là chính” [21, tr.215].

Ngày 3-7-1963, Trung tâm địch ở miền Nam tung toán G gồm 8 tên, do Nguyễn Phƣơng làm toán trƣởng xuống xã Sơn Giang, Hƣơng Sơn, Hà Tĩnh. Một cụ già 60 tuổi thấy máy bay thả dù đã báo động. Ngay sau đó, một cán bộ đã dùng cuốc bắt sống bắt 1 tên; một chị phụ nữ mƣu trí bắt 1 tên phải ra hàng. Khi Công an và tỉnh đội đến hỗ trợ, nhân dân địa phƣơng tích cực hỗ trợ cơng tác truy lùng địch. 6 tên còn lại chống trả lực lƣợng truy lùng và tiếp tục lẩn trốn. Chúng bắn chết 1 chiến sĩ Công an Vũ trang, nhƣng cuối cùng cũng bị lực lƣợng truy lùng bắt hết. Toà án Quân sự Liên khu IV đã kết án tử hình tên tốn trƣởng Nguyễn Phƣơng vì tội trốn tập kết ra Bắc năm 1954, ở lại làm tay sai cho địch; kết án tử hình tên Võ Khắc Khoan vì tội bắn chết đồng chí Công an nhân dân Vũ trang [52, tr.74].

Cũng trong tháng 7-1963, Cơng an tỉnh n Bái bắt gọn tốn gián điệp biệt kích P gồm 5 tên, do Lý Văn Chung làm toán trƣởng [124, tr.178].

Ngày 10-8-1963, theo lời khai của 2 tên gián điệp biệt kích đến tăng cƣờng cho toán Remus (trong chuyên án LH17), cơ quan an ninh nắm đƣợc

cùng chuyến bay cịn có một tốn 8 tên vừa đƣợc thả trƣớc đó ít phút. Bộ Cơng an chỉ đạo công an Khu Tây Bắc tổ chức truy lùng. Công an khu nhận định địch đã thâm nhập vào địa bàn huyện Sông Mã. Công an tỉnh Sơn La đƣợc lệnh truy lùng đã tập trung lực lƣợng vào địa bàn Sông Mã. Đến ngày 21-8, tổ truy lùng Mƣờng Sài đã phát hiện đƣợc địch, bí mật áp sát và bắt gọn 7 tên ở xã Chiềng Khuông; tên bị ốm ở gần đó nghe tiếng súng đã bỏ chạy. Ngày 30-8, tổ truy lùng phát hiện đƣợc y, nhƣng y ngoan cố chống lại và bị tiêu diệt.

Qua khai thác tên toán trƣởng Cà Văn Gọn và các tên trong toán, cơ quan an ninh nắm đƣợc nhiệm vụ của tốn Essy là móc nối với số phản động trong ngƣời H’Mơng, xây dựng căn cứ phản cách mạng ở Huổi Niếng. Sau đó, tốn sẽ phát triển sang địa bàn Sốp Cộp lôi kéo ngƣời Thái tạo thành một căn cứ hoạt động ở Huổi Niếng-Sốp Cộp rộng chừng 100 km2. Cơ quan an ninh đã khống chế đƣợc tên toán trƣởng và nhân viên truyền tin, nắm đƣợc mật mã, mật hiệu, mật khẩu an ninh của từng tên và cả toán. Xét thấy đủ điều kiện để lập chuyên án đấu tranh, lãnh đạo Bộ Công an quyết định cho lập chuyên án với trung tâm địch, lấy bí số là SM21 [58, tr.260].

Ngay từ phiên liên lạc đầu tiên của Easy về trung tâm địch ở Sài Gòn đã do cơ quan an ninh Việt Nam điều khiển. Từ đây, trung tâm địch đều đặn nhận đƣợc báo cáo hoạt động của Easy ở Huổi Niếng-Sốp Cộp và yêu cầu trung tâm cho mở rộng địa bàn. Trung tâm địch liên tục tiếp tế cho Easy, tăng cƣờng lực lƣợng lập một căn cứ mới ở Thuận Châu (Sơn La). Ngày 18-7-1964, trung tâm địch tăng cƣờng cho Easy toán Pisces, gồm 6 tên, do Đèo Văn Sại làm toán trƣởng xuống. Cả 6 tên bị lựclƣợng an ninh và cơng an huyện Sơng Mã đón bắt [124, tr.179].

Từ trung tâm, địch lệnh cho Easy phá cầu, đánh xe, cắt dây điện thoại, cài mìn dọc đƣờng. Tổ chuyên án phải giả phục kích ở phía Bắc Sốp Cộp và đƣa tin giả trên phƣơng tiện thông tin đại chúng ta bị chết 5 ngƣời, biệt kích bị chết 3;

giả phục kích xe quân sự bị lộ, 1 tên bị bắn chết, số còn lại chạy vào rừng; giả cắt dây điện thoại thành cơng, giả cài mìn trên đƣờng nhƣng chƣa rõ thiệt hại.

Để tăng cƣờng đón bắt gián điệp biệt kích từ trung tâm địch, đồng thời hạn chế thu thập tin tức, phá hoại, gây chiến tranh tâm lý, tổ chuyên án báo tin giả đã xây dựng đƣợc 2 cơ sở ở địa bàn Cơ Tịng và Long Hẹ. Trung tâm địch tiếp tục tung gián điệp biệt kích xuống địa bàn ta đã đón lõng ở Thuận Châu 20

. Sau gần một tháng thả toán Easy xuống Sơn La, ngày 4-9-1963, trung tâm địch lại tung toán Swan gồm 6 tên, do Nơng Văn Định làm tốn trƣởng xuống Bạch Thông, Bắc Kạn. Lực lƣợng công an và Công an vũ trang đã kịp thời phát hiện, bắt 6 tên, thu tồn bộ vũ khí và các phƣơng tiện hoạt động của tốn [127, tr.90].

Tính từ đầu năm 1963 đến tháng 9-1963, trung tâm địch ở miền Nam đã tung 15 tốn gián điệp biệt kích thâm nhập vào miền Bắc bằng đƣờng khơng, 3 tốn bằng đƣờng biển, đƣa vào miền Bắc hơn 100 tên gián điệp biệt kích, liên tục thả tiếp tế cho các toán thâm nhập trƣớc, đồng thời rải truyền đơn, hàng tâm lý chiến để kích động số phản động ở miền Bắc nổi dậy. Trƣớc tình hình đó, ngày 11-9-1963, Ban Bí thƣ Trung ƣơng Đảng ra Chỉ thị số 66-CT/TW “Về việc tiến hành khẩn trƣơng các công tác để sẵn sàng đập tan âm mƣu của Mỹ- Diệm tung gián điệp biệt kích ra phá hoại miền Bắc nƣớc ta” [85, tr.641]. Trung

20

Ngày 2-4-1968, Trung tâm địch bộc lộ ý đồ rút một phần lực lƣợng từ Thuận Châu về miền Nam; Ban chun án tính tốn yêu cầu địch phải đƣa ngƣời ra thay thì mới cho rút và rút cả tốn để đảm bảo vấn đề tƣ tƣởng, đồng thời cho kết thúc chuyên án LH17 ở Lai Châu và chuyên án KS16 ở Sơn La để buộc trung tâm địch phải để lực lƣợng ở lại Thuận Châu. Trong lúc Ban chuyên án đang khẩn trƣơng tìm phƣơng án đối phó với trung tâm địch thì hai tên truyền tin của Easy và Dog làm phản. Tối 4-4-1968, lợi dụng lúc Ban chuyên án đang họp, hai tên giật súng của đồng chí cơng an vũ trang bảo vệ, bắn chết đồng chí và nã súng vào tổ chuyên án làm đồng chí cơ yếu của Bộ hy sinh. Chúng chạy lên rừng, tìm đƣờng sang Lào trở về Việt Nam. Ngày 20-5-1968, tổ dân quân xã Pỉ Nhừ (Điện Biên) phát hiện 2 tên trong rừng,

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) cuộc đấu tranh chống gián điệp biệt kích của mỹ ngụy thâm nhập vào miền bắc việt nam bằng đường không (1961 1973) (Trang 85 - 99)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(185 trang)