CHƯƠNG 1 : TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU
3.4. MỘT SỐ ĐÁNH GIÁ
3.4.1. Điểm mạnh của ngành công nghiệp văn hóa Trung Quốc
Thứ nhất, giới lãnh đạo Trung Quốc thường xuyên quan tâm và chú trọng vai trò của ngành công nghiệp văn hóa đối với sự phát triển kinh tế xã hội.
Sự thay đổi về nhận thức có ý nghĩa quan trọng đối với sự phát triển của ngành công nghiệp văn hóa Trung Quốc. Sự đổi mới trong tư duy của Đảng và Chính phủ Trung Quốc về vai trò, vị trí của công nghiệp văn hóa đối với sự phát triển kinh tế - xã hội là một trong những chìa khóa quan trọng đưa đến những thành tựu bước đầu của ngành nghề văn hóa nước này từđầu thế kỷ XXI đến nay.
Nếu nhưở giai đoạn đầu (trước năm 2000), bước tiến trong nhận thức của
Đảng và Chính phủ Trung Quốc về công nghiệp văn hóa được tính bằng các kế
hoạch 5 năm thì tiếp vào giai đoạn sau đó (từ năm 2000), sự phát triển trong tư
duy được thể hiện trong từng năm một. Sau khi được chính thức thừa nhận về mặt tên gọi trong Hội nghị Trung ương 5 Khóa XV (năm 2000), ngay 2 năm sau đó (năm 2002), báo cáo Đại hội Đảng Cộng sản Trung Quốc lần thứ 16 đã lần đầu chia tách văn hóa thành “sự nghiệp văn hóa” và “công nghiệp văn hóa”. Điều này cho thấy Chính phủ Trung Quốc đã có sự phân biệt rõ giữa sự nghiệp văn hóa mang tính công ích, đảm bảo quyền hưởng thụ văn hóa của người dân với ngành nghề văn hóa mang tính kinh doanh, chịu sự chi phối của thị trường văn hóa. Tiếp
đó, năm 2003, trong Hội nghị Trung ương 3 khóa XVI, ĐCS Trung Quốc đã chỉ
ra những phương hướng và mục tiêu cụ thể để cải cách sự nghiệp văn hóa cũng như công nghiệp văn hóa. Liên tục những năm tiếp theo, Chính phủ Trung Quốc và các ban, bộ ngành liên quan đều đưa ra các chiến lược, sách lược cụ thểđối với sự phát triển của công nghiệp văn hóa, trong đó đáng chú ý là Quy hoạch phát triển công nghiệp văn hóa năm 2009 do Quốc vụ viện Trung Quốc ban hành. Trong thập niên thứ nhất của thế kỷ XXI, công nghiệp văn hóa từ chỗ là một nhóm ngành mới xuất hiện, đã nhanh chóng được xác định là “điểm sáng mới” trong nền kinh tế Trung Quốc.[136] Vai trò đó càng được củng cố theo thời gian khi bước sang thập niên thứ hai, Quy hoạch 5 năm lần thứ XII về văn hóa Trung
Quốc đã đặt mục tiêu phấn đấu đưa ngành này “từng bước trở thành ngành trụ
cột” của nền kinh tế.[137] Có thể thấy rằng, diễn biến nhận thức của Đảng và Chính phủ Trung Quốc về tính tất yếu phải phát triển công nghiệp văn hóa ngày càng được rút ngắn về thời gian và mạnh mẽ hơn về mức độ thực hiện.
Thứ hai, ngân sách đầu tư cho ngành công nghiệp văn hóa liên tục được Chính phủ Trung Quốc mở rộng.
Bên cạnh sự ủng hộ trong chủ trương, đường lối Chính phủ Trung Quốc còn đẩy mạnh các quỹ ngân sách đầu tư cho ngành này. Trong “Báo cáo và thông tin sự phát triển ngành công nghiệp văn hóa quốc tế” của học giảĐặng Hùng Vĩ
trình bày tại Hội nghị Công nghiệp văn hóa quốc tế lần thứ hai tổ chức tại Lan Châu, Cam Túc, Trung Quốc đã chỉ ra rằng, công nghiệp văn hóa nước này đang trong thời cơ phát triển, sức hấp dẫn đối với nguồn vốn bên ngoài ngày càng gia tăng. Tác giả cho hay, từ tháng 1 đến tháng 7 năm 2013, mức tăng trong việc sử
dụng nguồn vốn nước ngoài của ngành văn hóa nghệ thuật và ngành điện ảnh – phát thanh lần lượt đạt 198% và 154%.[162] Như vậy, cùng với làn sóng mở cửa của toàn nền kinh tế, công nghiệp văn hóa Trung Quốc đã bước đầu thành công trong việc thu hút đầu tư từ bên ngoài.
Không chỉ vậy, các quỹ trong nước dành cho sự phát triển công nghiệp văn hóa cũng ngày một gia tăng. Theo thông báo của Bộ Tài chính Trung Quốc, năm 2013, nguồn vốn cung cấp cho nhóm ngành văn hóa đạt 4,8 tỷ NDT, tăng 41,18% so với năm 2012.[180] Ngân sách dành cho Quỹ này tiếp tục được mở rộng năm 2015 với 5 tỷ NDT, trong đó đã hỗ trợ cho 834 hạng mục gồm 478 hạng mục trọng điểm, 356 hạng mục thông thường.[123] So với năm 2014, có thêm 36 hạng mục phát triển kết hợp giữa truyền thông truyền thống và truyền thông mới nổi
được hỗ trợ trong hạng mục trọng điểm. Tính đến nay, Quỹ phát triển công nghiệp văn hoá của Trung Quốc đã lên tới 24,2 tỷ NDT, hỗ trợ cho hơn 4100 hạng mục văn hoá.[123] Đây chính là nguồn lực quan trọng để Trung Quốc đẩy mạnh việc điều chỉnh kết cấu văn hóa, hợp lý hóa bố cục phát triển ngành nghề, thúc đẩy ngành công nghiệp văn hóa tăng trưởng nhanh chóng.
Thứ ba, chủng loại phong phú, giá cả phù hợp là lợi thế cạnh tranh mang tính đột phá để các sản phẩm văn hóa Trung Quốc tham gia thị trường khu vực và thế giới.
“Số lượng phong phú, chủng loại đa dạng, giá cả hợp lý” có lẽ là những cụm từ chung cho đại bộ phận hàng hóa được sản xuất từ Trung Quốc. Sản phẩm ngành công nghiệp văn hóa nước này cũng không phải là ngoại lệ. Quan sát sản lượng hàng năm của ngành điện ảnh Trung Quốc cho thấy, có khoảng cách rất lớn giữa số lượng phim được sản xuất và công chiếu. So sánh tỉ lệ giữa sản xuất và công chiếu cho thấy năm đạt hiệu quả cao thì tỉ lệ là 3:1 (năm 2012), năm đạt hiệu quả thấp thì tỉ lệ là 6:1 (năm 2005) – tức là cứ 6 bộ phim sản xuất ra thì chỉ có 1 bộ phim được công chiếu.[94,tr.113] Rõ ràng, so với nhu cầu và khả năng của thị
trường trong nước, nguồn cung đang là dư thừa. Có thể vì vậy mà trong chiến lược xuất khẩu của văn hóa Trung Quốc, bên cạnh việc đưa sản phẩm văn hóa đi ra ngoài theo kênh thị trường, không ít sản phẩm ngành công nghiệp văn hóa Trung Quốc được “gửi ra ngoài” theo các kênh giao lưu, hợp tác ngoại giao hay “biếu tặng”. Tuy giá trị kinh tế bằng không, song thay vào đó là giá trị văn hóa, ngoại giao của sản phẩm công nghiệp văn hóa được hiện hữu. Sản phẩm của các ngành: Phát thanh – truyền hình – điện ảnh, xuất bản...thường được lựa chọn để đảm nhiệm sứ mệnh cầu nối văn hóa, giúp khán giả thế giới có những cảm nhận mới về Trung Quốc. Tại Việt Nam, hai bộ phim truyền hình Tây Du Ký (năm 1986) của nữ đạo diễn Dương Khiết và Khát vọng của đạo diễn Lỗ Hiểu Oai là những sản phẩm công nghiệp văn hóa đầu tiên du nhập theo con đường “tặng” vào Việt Nam, để lại ấn tượng và niềm yêu thích của khán giả Việt qua nhiều thế
hệ. Thông qua mạng lưới Học viện Khổng Tử trên khắp thế giới, nhiều sản phẩm công nghiệp văn hóa khác như sách, báo, tác phẩm văn học... của Trung Quốc đã
được quảng bá ra thế giới.
“Lợi thế” về giá cả của ngành công nghiệp văn hóa Trung Quốc tại thị
trường Việt Nam được thể hiện rất rõ qua phim truyền hình và sản phẩm trò chơi trực tuyến. Kinh phí nhập khẩu phim Trung Quốc thường thấp hơn phim Hàn Quốc và cao hơn phim của các nước Âu – Mỹ. Mỗi tập của phim Trung Quốc
thường có giá dao động từ 500 USD đến 3500 USD. Mức chênh lệch này thường tùy thuộc tính thời sự và tính mới của phim.[16,tr.200] Trong khi đó, mỗi sản phẩm trò chơi trực tuyến Trung Quốc sẽ có giá trong khoảng 50.000 USD đến 1 triệu USD. Thậm chí có những sản phẩm được nhà sản xuất biếu tặng mà thay vào đó là thoả thuận phân chia lợi nhuận với nhà phát hành tại Việt Nam. Do vậy, từ năm 2010, 90% nguồn game tại thị trường Việt Nam đều có xuất xứ từ Trung Quốc.[35,tr.30] Lợi thế giá so với Nhật Bản, Hàn Quốc...cộng thêm yếu tố gần gũi về văn hóa và quan niệm giá trị đã tạo nên thế đứng vững chắc của phim truyền hình, game online Trung Quốc tại Việt Nam. Mặt khác, do chủng loại đa dạng, nên các sản phẩm văn hóa Trung Quốc ngoài lợi thế về giá cả còn có độ
tương thích cao với cơ sở hạ tầng còn nhiều hạn chế của Việt Nam.