Về định hướng và triển vọng phát triển của ngành công nghiệp văn hoá

Một phần của tài liệu (LUẬN ÁN TIẾN SĨ) Sự phát triển của ngành công nghiệp văn hóa Trung Quốc trong bối cảnh gia tăng sức mạnh mềm (Trang 142 - 144)

CHƯƠNG 1 : TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU

4.2. GỢI MỞ ĐỐI VỚI VIỆT NAM

4.2.1.3. Về định hướng và triển vọng phát triển của ngành công nghiệp văn hoá

hoá Vit Nam

Việt Nam những năm gần đây đã thể hiện nỗ lực và quyết tâm trong việc phát triển ngành công nghiệp văn hóa nước nhà. Nghị quyết 33 về phát triển văn hóa Việt Nam trong thời kỳ mới, văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XII, cụ

nhóm ngành này đối với kinh tế - xã hội đất nước. Trong bối cảnh toàn cầu hóa, khu vực hóa về văn hóa ngày càng rộng rãi, sự giao lưu, trao đổi và hợp tác giữa các quốc gia, vùng lãnh thổ sẽ không ngừng được gia tăng. Sản phẩm văn hóa không chỉ là sợi dây gắn kết các dân tộc lại gần nhau, mà còn mang lại những giá trị kinh tế nổi bật so với các ngành nghề khác.

Sự ra đời của “Chiến lược phát triển các ngành công nghiệp văn hóa Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030” đã đưa đến “làn gió mới” cho nhóm ngành này ở Việt Nam. Trong chiến lược đến năm 2020, Việt Nam đặt mục tiêu doanh thu của các ngành công nghiệp văn hóa sẽđóng góp khoảng 3% GDP. Các ngành ngành điện ảnh đạt khoảng 150 triệu USD (phim Việt Nam đạt khoảng 50 triệu USD); ngành quảng cáo (trên truyền hình, đài phát thanh, báo, tạp chí, internet và quảng cáo ngoài trời) đạt khoảng 1.500 triệu USD; ngành du lịch văn hóa chiếm 10 - 15% trong tổng số khoảng 18.000 - 19.000 triệu USD doanh thu từ khách du lịch; ngành nghệ thuật biểu diễn đạt khoảng 16 triệu USD; ngành mỹ

thuật, nhiếp ảnh và triển lãm đạt khoảng 80 triệu USD.[6]

Đến năm 2030, phấn đấu doanh thu của các ngành công nghiệp văn hóa

đóng góp 7% GDP và tiếp tục tạo thêm nhiều việc làm cho xã hội, trong đó ngành

điện ảnh đạt khoảng 250 triệu USD (phim Việt Nam đạt khoảng 125 triệu USD); quảng cáo (trên truyền hình, đài phát thanh, báo, tạp chí, internet và quảng cáo ngoài trời) đạt khoảng 3.200 triệu USD; ngành du lịch văn hóa chiếm 15 - 20% trong tổng số khoảng 40.000 triệu USD doanh thu từ khách du lịch...[6] Để đạt

được những mục tiêu chiến lược đó, Chính phủ cũng đưa ra 2 nhóm nhiệm vụ và giải pháp để phát triển các ngành công nghiệp văn hóa Việt Nam. Trong đó, chủ

trương khuyến khích các doanh nghiệp trong và ngoài nước tăng cường đầu tư

vào các hoạt động sáng tạo văn hóa, sản xuất các sản phẩm và dịch vụ văn hóa; phát triển mạng lưới doanh nghiệp, hình thành một số tập đoàn lớn về công nghiệp văn hóa ở các lĩnh vực truyền thông, điện ảnh, phát thanh và truyền hình, phần mềm và các trò chơi trực tuyến. Ngoài ra, Chính phủ cũng chủ trương huy

nghiệp văn hóa tại Hà Nội, Đà Nẵng, Thành phố Hồ Chí Minh và một số trung tâm gắn với các di sản văn hóa, thiên nhiên thế giới.

Rõ ràng, đây là những tín hiệu đáng mừng cho ngành công nghiệp văn hóa nước ta, mở ra một thời kỳ mới với những định hướng và chính sách rõ ràng, tuy nhiên, là một nước đi sau so với khu vực và thế giới, việc tiếp tục đúc rút kinh nghiệm của các quốc gia đi trước là điều rất cần thiết. Việt Nam có nhiều đặc

điểm tương đồng về chính trị - văn hóa với Trung Quốc, lại gần gũi về vị trí địa lý

và cũng trực tiếp chịu sự tác động nhất định từ các sản phẩm công nghiệp văn hóa nước này nên những điểm mạnh của ngành công nghiệp văn hóa Trung Quốc cũng là những phương diện mang tính gợi mở quan trọng.

Một phần của tài liệu (LUẬN ÁN TIẾN SĨ) Sự phát triển của ngành công nghiệp văn hóa Trung Quốc trong bối cảnh gia tăng sức mạnh mềm (Trang 142 - 144)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(187 trang)