Việt Nam giàu tiềm năng để phát triển ngành công nghiệp

Một phần của tài liệu (LUẬN ÁN TIẾN SĨ) Sự phát triển của ngành công nghiệp văn hóa Trung Quốc trong bối cảnh gia tăng sức mạnh mềm (Trang 138 - 142)

CHƯƠNG 1 : TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU

4.2. GỢI MỞ ĐỐI VỚI VIỆT NAM

4.2.1.1. Việt Nam giàu tiềm năng để phát triển ngành công nghiệp

Việt Nam có một nền văn hóa đa dạng, phong phú và sâu sắc, được biểu hiện bởi các giá trị văn hóa truyền thống và đương đại. Nước ta có nguồn tài nguyên sáng tạo lớn ẩn chứa trong ngành thủ công mỹ nghệ, truyền thống, lễ hội và những loại hình thực hành văn hóa khác. Những nguồn tài nguyên sáng tạo mang tính truyền thống này sẽ là cơ sở quan trọng cho sự phát triển của những ngành sáng tạo đương đại như thời trang, thiết kế, truyền thông và một số lĩnh vực khác. Song, do nhiều nguyên nhân khách quan, chủ quan khác nhau mà hiện nay Việt Nam vẫn chưa có cơ chế phù hợp để khơi dậy giá trị to lớn từ những nguồn lực này.

Nước ta có dân số trẻ và tăng trưởng nhanh, có năng lực sáng tạo tốt, nhanh nhạy trong kết nối toàn cầu. Việt Nam liên tục tăng hạng trong Báo cáo về

chỉ số sáng tạo toàn cầu (Global Innovation Index) của WIPO, năm 2017, nước ta

đứng thứ 47 trên tổng số 127 quốc gia/ nền kinh tế, tăng 12 bậc so với năm 2016.[81] Trong nhóm nước thu nhập trung bình thấp, Việt Nam đứng thứ nhất, ở

khu vực Đông Nam Á, Việt Nam vượt trên cả Thái Lan. Báo cáo GII nhận định: Việt Nam cùng một số nước ASEAN như Indonesia, Philippines, Thái Lan và Việt Nam được coi là những con hổ châu Á đang lên, tham gia nhiều hơn vào chuỗi giá trị toàn cầu và tích cực trong cải thiện kết quảđổi mới sáng tạo. Trong

lĩnh vực công nghiệp văn hoá, một nhóm các nhà sản xuất văn hoá và kinh doanh văn hoá đang hình thành, trở thành nguồn nhân lực quan trọng cho sự tăng trưởng trong công nghiệp văn hoá Việt Nam.

Sau hơn 30 năm tiến hành Đổi mới, cùng với sự phát triển về kinh tế, đời sống vật chất của người dân Việt Nam ngày càng được cải thiện, nhu cầu hưởng thụ về mặt tinh thần cũng vì thế mà ngày càng đòi hỏi phải đa dạng, phong phú hơn. Đây chính là động lực quan trọng để thúc đẩy Việt Nam chú trọng phát triển ngành công nghiệp văn hoá, tạo ra những sản phẩm và dịch vụ văn hoá tốt hơn bắt kịp với nhu cầu của xã hội. Ngày nay, hầu hết các gia đình Việt Nam đều có các thiết bị truyền hình, kỹ thuật số và số lượng người sử dụng Internet cũng ngày càng tăng. Việt Nam là một trong những nước có các phương tiện truyền thanh, truyền hình và Internet phát triển nhanh nhất thế giới. Trong bối cảnh cuộc cách mạng 4.0 đang tác động ngày càng sâu sắc vào đời sống – xã hội Việt Nam, đây sẽ là một cơ sở quan trọng, tạo động lực mới trong sự hình thành và phát triển của ngành công nghiệp văn hoá Việt Nam.

4.2.1.2. Năng lc phát trin ngành công nghip văn hoá Vit Nam còn yếu, th

trường trong nước b áp đảo bi sn phm nước ngoài

Mặc dù nước ta nằm trong khu vực kinh tế năng động, có nhiều quốc gia phát triển về ngành công nghiệp văn hóa như Nhật Bản, Hàn Quốc, Singapore, tuy nhiên, cho đến nay, nhìn vào bức tranh tổng thể, xét theo nghĩa chuẩn về nền công nghiệp văn hóa các nước phát triển thì thị trường âm nhạc, điện ảnh, nghệ

thuật biểu diễn, thời trang, các trò chơi trực tuyến của nước ta...đang rất manh mún, tự phát, không chuyên nghiệp và có nhiều lĩnh vực thiếu vắng vai trò quản lý của Nhà nước. Cơ chế quản lý chồng chéo giữa các bộ, ban ngành đối với các ngành công nghiệp văn hóa cũng cản trở nhất định đến sức phát triển của ngành. Ngành phát thanh – truyền hình và điện ảnh là một ngành quan trọng của công nghiệp văn hóa, song vai trò quản lý lại đang thuộc về cả Bộ Văn hóa – Thể thao và Du lịch lẫn Bộ Thông tin và truyền thông. Trong khi Cục Điện ảnh là cơ quan trực thuộc sự quản lý của Bộ Văn hóa – Thể thao và Du lịch, thì Cục Phát thanh,

việc thực thi các quy hoạch phát triển hay sự bổ trợ giữa các ngành không được thống nhất. Ngoài ra, cơ chế quản lý vẫn còn mang nặng tính bao cấp về phương diện tài chính hỗ trợ cho hoạt động văn hóa, nghệ thuật, điều này làm giảm tính sáng tạo, chủđộng của đội ngũ văn nghệ sỹ và cán bộ quản lý.

Thị trường sản phẩm công nghiệp văn hóa trong nước đang bị xâm lấn nghiêm trọng bởi sản phẩm văn hóa nước ngoài. Trên thực tế, nhiều năm qua, sản phẩm công nghiệp văn hóa Trung Quốc đã có mặt và tác động không nhỏđối với thị trường Việt Nam. Một số sản phẩm như phim truyền hình, trò chơi điện tử...còn có xu hướng lấn át cả sản phẩm trong nước và các nước khác.

Đối với thể loại phim truyền hình: Theo thống kê chưa đầy đủ, năm 2010, cứ 8 phim được chiếu trên VTV3 thì 6 phim sản xuất tại Trung Quốc, số lượng phim được lên sóng đạt 304 bộ phim. Kế thừa kết quả các công trình nghiên cứu

đi trước, Luận án đã tiếp tục thống kê số lượng phim truyền hình Trung Quốc trên các kênh sóng của Việt Nam và thấy rằng: Năm 2011, tổng số bộ phim truyền hình Trung Quốc được chiếu tại các kênh V (1,2,3,4,6) là 40 bộ phim với tổng số

1 459 tập, 65 655 phút phát sóng. Song sự góp mặt ở các đài địa phương của phim truyền hình Trung Quốc vẫn đáng kể hơn với 369 lượt bộ phim được phát sóng trong khung giờ từ 1h15 sáng đến 23h đêm tại 16 kênh truyền hình địa phương. Tiếp đó, trong 4 tháng đầu năm 2012, đã có 200 phim truyền hình Trung Quốc

được phát sóng trên các kênh truyền hình ở Việt Nam. Còn trên kênh truyền hình

đài truyền hình Việt Nam, trong 6 tháng cuối năm 2012, đã có 41 bộ phim truyền hình Trung Quốc được lên sóng. Con số này đã giảm chút ít vào năm 2013 nhưng vẫn ở mức cao với 33 bộ.[9,tr.27] Trong đó, phim truyền hình với đề tài lịch sử

vẫn chiếm ưu thế. Cụ thể, trong năm 2011 có 17/40 phim tại các kênh của đài truyền hình Việt Nam và 103/369 bộ tại các kênh truyền hình địa phương. Theo một thống kê gần đây, chỉ tính riêng trong tháng 4/2014, đã có tới 99 bộ phim truyền hình lịch sử trong tổng số 182 bộ phim truyền hình Trung Quốc được phát trên 65 đài truyền hình từ trung ương đến địa phương của nước ta.

danh sách 76 game được Cục Phát thanh và Thông tin điện tử cấp phép phát hành tại nước ta từ năm 2006 đến năm 2012, có 41 game có xuất xứ từ Trung Quốc, chủ yếu là game online, chiếm 54%, chưa bao gồm những game từ Đài Loan, Hồng Kông và liên doanh Việt Nam – Trung Quốc.[42] Tuy nhiên, con số này vẫn hết sức khiêm tốn so với số lượng game Trung Quốc có mặt thực tế tại thị

trường nước ta. Theo thống kê chưa đầy đủ của đề tài từ các website game trong nước, năm 2014 và năm 2015, mỗi năm có xấp xỉ 200 game online Trung Quốc

được phát hành có phép lẫn không phép tại thị trường nước ta.[35,tr.27] Về thể

loại, các game được đưa ra thị trường chủ yếu là webgame tức game có sẵn trên website, không cần cài đặt, còn lại là thể loại game nhập vai client và một số ít game offline. Về chủđề, các game chủ yếu dựa trên bối cảnh câu chuyện theo chủ đề Tam quốc, Tây Du ký, Võ lâm kiếm hiệp, Tiên hiệp…Tiêu biểu như: Game nhập vai Mộng Đế Vương, Webgame nhập vai Giang Hồ Võ Hiệp, Game nhập vai Tào Tháo, Game nhập vai Tam Quốc diễn nghĩa.v.v.

Sự xuất hiện với mật độ dày đặc của sản phẩm văn hóa Trung Quốc tại thị

trường Việt Nam bên cạnh việc đa dạng hóa nguồn cung, thực trạng này cũng gây ra không ít những khó khăn, tác động đến công tác quản lý của cơ quan chức năng, thị trường kinh doanh và vấn đề nhận thức xã hội. Điều cần phải suy ngẫm hơn khi đặt sự lấn át này trong quan hệ với chiến lược gia tăng sức mạnh mềm văn hóa của Trung Quốc cũng như trong tương quan với thực trạng ngành công nghiệp văn hóa còn mới ở giai đoạn đầu của nước ta.

Đối với công tác quản lý của cơ quan chức năng: Số lượng sản phẩm văn hóa Trung Quốc được nhập khẩu ồạt về Việt Nam trong một số nằm gần đây đã làm cho công tác kiểm tra, kiểm duyệt luôn bị “tắc nghẽn”. Trong khi mỗi năm, Cục Phát thanh truyền hình và Thông tin điện tử – Bộ Thông tin và Truyền thông nước ta chỉ cấp phép phát hành chưa đến 10 game các loại, thì ngoài thị trường các nhà phát hành đã đưa hàng trăm game đến với người chơi. Bên cạnh đó, hoạt

động kinh doanh, phát hành trái phép của doanh nghiệp sản xuất game Trung Quốc tại thị trường Việt Nam gây ra nhiều khó khăn và thiệt hại đối với công tác quản lý của Nhà nước.

Đối với thị trường kinh doanh: Làn sóng xâm lấn của sản phẩm công nghiệp văn hóa Trung Quốc tạo ra áp lực cạnh tranh mạnh mẽđối với ngành công nghiệp văn hóa Việt Nam còn nhiều non trẻ. Hiện nay, những điều kiện cần và đủ để một bộ phim lịch sử Việt đạt chất lượng cao đều đang ở mức độ sơ khai cả về

cứ liệu, ghi chép lịch sử cho đến phục trang...Trong khi đó, sự xuất hiện ồạt của các phim truyền hình lịch sử Trung Quốc và một số nước trong khu vực tại thị

trường Việt Nam với giá cả hợp lý và chất lượng tốt đã làm cho áp lực cạnh tranh càng đè nặng. Cũng giống như nhiều ngành kinh tế khác, việc sản phẩm văn hóa xuất xứ Trung Quốc trở thành nguồn cung gần như tuyệt đối của doanh nghiệp nước ta làm cho mức độ phụ thuộc của doanh nghiệp Việt Nam ngày càng chặt chẽ.

Đối với nhận thức xã hội đặc biệt là lớp trẻ: “Dân ta phải biết sử ta/Cho tường gốc tích nước nhà Việt Nam” (Hồ Chí Minh). Nhưng những hiểu biết về

lịch sử hàng ngàn năm của dân tộc với số đông giới trẻ hiện nay còn rất mỏng, thay vào đó là việc công chúng nước ta cứ thuộc sử, nhớ người của một đất nước khác. Đây là hiện trạng khó tránh khỏi khi phim lịch sử nước ngoài chiếm thể chủ đạo và áp đảo số lượng ít ỏi phim lịch sử của Việt Nam. Tác động tiêu cực không chỉ dừng lại ở việc nhận thức sai hoặc thờ ơ với lịch sử nước nhà mà điều đáng bàn hơn đó chính là tâm lý tung hô lịch sử bên ngoài, tiếp nhận tự nguyện các quan điểm giá trị của nước khác mà quên đi “gốc tích” của bản thân mình. Tham vọng “Hán hóa” của người Trung Quốc từ bao đời nay vẫn chảy từ thế hệ lãnh

đạo này đến thế hệ lãnh đạo khác. Do vậy, chúng ta cần phải có hành xử phù hợp với các sản phẩm văn hóa xuất xứ từ Trung Quốc.

Một phần của tài liệu (LUẬN ÁN TIẾN SĨ) Sự phát triển của ngành công nghiệp văn hóa Trung Quốc trong bối cảnh gia tăng sức mạnh mềm (Trang 138 - 142)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(187 trang)