Gợi mở để phát triển ngành công nghiệp văn hoá Việt Nam

Một phần của tài liệu (LUẬN ÁN TIẾN SĨ) Sự phát triển của ngành công nghiệp văn hóa Trung Quốc trong bối cảnh gia tăng sức mạnh mềm (Trang 144 - 147)

CHƯƠNG 1 : TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU

4.2. GỢI MỞ ĐỐI VỚI VIỆT NAM

4.2.2.1. Gợi mở để phát triển ngành công nghiệp văn hoá Việt Nam

Thứ nhất, cần phải có sự thống nhất trong nhận thức của giới lãnh đạo về

vai trò, vị trí của ngành công nghiệp văn hóa đối với quá trình phát triển đất nước hiện nay.Trước hết, đó là sự thống nhất trong nhận thức: Sự xuất hiện của những văn bản, chiến lược gần đây về kế hoạch, biện pháp phát triển ngành công nghiệp văn hóa đã cho thấy sự phát triển trong nhận thức của Đảng, Chính phủ đối với vai trò, vị trí của công nghiệp văn hóa trong sự phát triển kinh tế xã hội đất nước. Mặc dù vậy, đối với không ít địa phương và bộ, ngành liên quan, công nghiệp văn hóa vẫn là một khái niệm mới, chưa có sự nhìn nhận đầy đủ về tiềm năng khai thác các giá trị kinh tế trong yếu tố văn hóa. Vì vậy, cần phải tăng cường nhận thức đối với vấn đề này để có được sự đồng thuận, thống nhất trong cách nghĩ, cách làm từ Trung ương đến địa phương. Tiếp đó, cần thống nhất trong quản lý:

Ngành công nghiệp văn hóa là một nhóm ngành gồm nhiều lĩnh vực nhỏ bên trong. Như đã trình bày ở trên, hiện nay, nước ta vẫn còn tình trạng chồng chéo trong quản lý các ngành thuộc công nghiệp văn hóa. Cần phải xác định rõ đầu mối chính của công nghiệp văn hóa là ai? Phân cấp, phân quyền giữa Bộ Văn hóa – Thể thao và Du lịch với các bộ, ban ngành khác như Bộ Thông tin và Truyền thông, Bộ Kế hoạch Đầu tư, Bộ Xây dựng như thế nào nhằm tạo ra tính kết nối

trong hoạt động văn hóa, nghệ thuật và kết nối thị trường. Tại Trung Quốc, ngay từ năm 2000, Cục Công nghiệp văn hóa trực thuộc Bộ Văn hóa đã chính thức thành lập và thực thi mọi chủ trương, chính sách liên quan đến ngành này. Phải chăng Việt Nam cũng cần một cơ quan quản lý tương tự để bao quát các chiến lược phát triển công nghiệp văn hóa?

Thứ hai,xây dựng hệ thống chính sách về phát triển công nghiệp văn hóa.

Việt Nam cần nhanh chóng xây dựng hệ thống chính sách về phát triển công nghiệp văn hóa nhằm tạo ra khung khổ pháp lý có khả năng khuyến khích sự phát triển của các ngành sản xuất, sáng tạo văn hóa. Liên hệ với ngành công nghiệp văn hóa Trung Quốc, theo thống kê của học giả Dương Tích Đường trong Cuốn “Tham khảo chính sách và pháp luật phát triển công nghiệp văn hóa Trung Quốc”, tính đến năm 2012, Trung Quốc có 244 các văn bản về chính sách, pháp luật, ý kiến chỉ đạo về phát triển công nghiệp văn hóa.[106] Trong đó, 22 văn bản chỉ đạo mang tính vĩ mô, còn lại tập trung trong 9 ngành cụ thể và 4 lĩnh vực liên quan như: Các bộ luật, thuế, tài chính và chấp pháp tổng hợp. Tuy nhiên, nước ta

đến năm 2016 mới có Chiến lược mang tính tổng thểđầu tiên về công nghiệp văn hóa. Trước đó, ở một số lĩnh vực nhỏ, Việt Nam cũng có Luật và các văn bản dưới luật hướng dẫn thực hiện như Luật Điện ảnh, Luật Quảng cáo, Luật Di sản...nhưng nhìn chung, còn mang tính manh mún, chưa nằm trong tổng thể

chung.

Thứ ba, phát triển công nghiệp văn hóa đi đôi với phát triển thị trường văn hóa và bảo hộ chủ thể thị trường trong nước.

Đối với thị trường văn hóa: Công nghiệp văn hóa là một ngành kinh tế, do vậy để tạo ra các bước phát triển mang tính đột phá, Việt Nam cần phải xây dựng thị trường văn hóa. Để làm được điều đó, chúng ta cần xác lập khái niệm, xây dựng cơ cấu ngành nghề, đề xuất những giải pháp hiệu quảđối với vấn đề sở hữu trong lĩnh vực văn hóa, đặc biệt là đối với thành phần sở hữu tư nhân, thu hút các nguồn vốn từ xã hội và kích thích nhu cầu tiêu dùng của người dân. Hiện nay, nước ta chưa có một số liệu thống kê cụ thể về tỉ lệ tiêu dùng cho văn hóa trong

dân tộc như kịch nói, tuồng, chèo, chầu văn...đang mất dần thị phần khán giả. Do vậy, việc kích cầu thị trường văn hóa trong nước là một khâu quan trọng tạo nền tảng cho ngành công nghiệp văn hóa Việt Nam. Một yếu tố nữa tạo nên tính chuyên nghiệp cho thị trường văn hóa đó là các bộ chỉ số về thực trạng các ngành công nghiệp văn hóa Việt Nam. Hàng năm, Tổng cục Thống kê Trung Quốc đều công bố về tỉ lệ tăng trưởng của công nghiệp văn hóa nước này thông qua các chỉ

số như: Giá trị gia tăng của đơn vị pháp nhân, tỉ lệ của các ngành cụ thể trong tổng doanh thu nhóm ngành, mức đóng góp vào GDP...Ngoài ra, một số nhà khoa học chuyên sâu về vấn đề này còn chủ động đưa ra bộ chỉ số đánh giá năng lực cạnh tranh giữa các tỉnh, vùng miền về công nghiệp văn hóa. Việc đưa ra được bộ

chỉ số liên quan hàng năm có ý nghĩa rất lớn trong việc đánh giá, nhìn nhận thực trạng để từ đó có thể điều chỉnh về chính sách phát triển cho năm tiếp theo. Ở

Việt Nam hiện nay, các số liệu liên quan đến ngành công nghiệp văn hóa còn rời rạc, không hệ thống, chủ yếu dựa vào số liệu của một số dự án, công ty của nước ngoài.

Đối với việc bảo hộ chủ thể thị trường trong nước: Việt Nam cần có những quy định chặt chẽ trong việc hợp tác với nguồn vốn đầu tư nước ngoài trong lĩnh vực văn hóa ở nước ta. Đây là một điểm mạnh của ngành công nghiệp văn hóa Trung Quốc. Để cho doanh nghiệp nội không bị mất thị phần ở thị trường trong nước, Trung Quốc đã quy định rất rõ về tỉ lệ vốn, doanh thu, mức đầu tư mà nhà

đầu tư nước ngoài đạt được, thường những tỉ lệ này không quá 50%. Điện ảnh là một điển hình. Trong khi đó, ở nước ta, do khi gia nhập WTO Việt Nam đã cam kết không quy định hạn ngạch cho phim nhập khẩu, vì vậy không thể hạn chế

phim ngoại. Mặt khác, theo Luật đầu tư và các Luật khác cách đây nhiều năm, công ty nước ngoài được phép xây rạp và nhập phim, dẫn đến việc các công ty nước ngoài chiếm tỉ lệ rạp và số lượng phim phát hành áp đảo. Năm 2016, phim Việt “Tấm Cám: Chuyện chưa kể” do diễn viên Ngô Thanh Vân đầu tư sản xuất

đã bị từ chối chiếu tại cụm rạp CGV – do Tập đoàn CJ Hàn Quốc làm chủ khi không thỏa thuận được tỉ lệ doanh thu.[50] Rõ ràng, đây là một thiệt thòi đối với ngành công nghiệp văn hóa còn nhiều non trẻ của nước ta.

Thứ tư, coi trọng công tác bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ và các quyền liên quan trongphát triển công nghiệp văn hóa. Trong chương II, Luận án đã khẳng

định bản quyền là một trong những thành tố quan trọng cấu thành ngành công nghiệp văn hóa. Không ít quốc gia, xuất phát từđiều này nên đã gọi công nghiệp văn hóa là ngành công nghiệp bản quyền. Đối với Trung Quốc, do nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan khác nhau, vấn đề bản quyền vẫn là một điểm yếu nghiêm trọng của ngành công nghiệp văn hóa. Cũng có thể vì vậy mà người ta không cần phải sáng tạo cái mới, vì xung quanh rất nhiều thứ có thể copy, làm nhái.

Ở Việt Nam, một số năm gần đây, vấn đề bản quyền ngày càng thu hút sự quan tâm của dư luận. Vi phạm bản quyền khiến cho người sáng tạo và nhà sản xuất không thu được lợi nhuận từ chính sản phẩm sáng tạo đó. Đồng thời, vi phạm bản quyền cũng làm sản phẩm văn hóa mất đi giá trị độc đáo, nguyên bản của nó. Do vậy, phát triển công nghiệp văn hóa phải đi đôi với công tác bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ

và quyền liên quan, cung cấp kịp thời dịch vụ tư vấn về bản quyền, hệ thống luật pháp trong và ngoài nước để hỗ trợ các doanh nghiệp văn hóa và đội ngũ văn nghệ

sỹ.

Một phần của tài liệu (LUẬN ÁN TIẾN SĨ) Sự phát triển của ngành công nghiệp văn hóa Trung Quốc trong bối cảnh gia tăng sức mạnh mềm (Trang 144 - 147)