CHƯƠNG 1 : TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU
2.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN
2.1.1.1.1. Khái niệm “công nghiệp văn hoá”
Khái niệm “công nghiệp văn hóa” (Tiếng Anh: Cultural Industry) đã được thế giới, đặc biệt là các nước châu Âu đưa ra và sử dụng từ những thập niên đầu của thế kỷ XX. Cha đẻ sớm nhất của khái niệm “Cultural Industry” chính là hai triết gia người Đức Theodor W.Adorno và Max Horkheimer trong tác phẩm “Biện chứng của sự khai sáng” (Dialectic of Enlightenment), xuất bản năm 1947 tại Amsterdam. Trong đó, chương sách “Công nghiệp văn hóa: Sự khai sáng lừa dối đại chúng” (The Culture Industry: Enlightenment as Mass Deception) đã lần
đầu tiên đưa ra và luận giải khái niệm “công nghiệp văn hóa”. Khái niệm “công nghiệp văn hóa” ngay từ khi ra đời, nó đã mang nội hàm đặc thù. Adorno và Horkheimer sử dụng khái niệm này không phải là một khái niệm trung tính mà có tính phê phán sâu sắc. Adorno cho rằng, khi những hình thức văn hóa hay tác phẩm nghệ thuật bị biến thành hàng hóa nhằm tạo ra lợi nhuận cho người sáng lập ra nó thì lợi nhuận trở nên quan trọng hơn những biểu hiện nghệ thuật. Tác phẩm như một lời cảnh báo về việc các sản phẩm văn hóa bị biến thành một sản phẩm công nghiệp sản xuất hàng loạt, dẫn tới nguy cơ đồng dạng, làm suy giảm tính sáng tạo trong văn hóa. Việc tiêu chuẩn hóa và kỹ thuật hóa trong việc tạo ra sản phẩm nghệ thuật sẽ “đập tan” cá tính trong nghệ thuật. Theo đó, sự chú ý được chuyển từ nội dung văn hóa bên trong tới hình thức bên ngoài, và từ sản phẩm văn hóa tới mối quan hệ giữa sản xuất và tiêu dùng.
Sau này, khi Đại chiến thế giới thứ hai kết thúc, sự phát triển của văn hóa thị trường ở Mỹ lan đến Anh, học giả Anh bắt đầu xem xét lại vấn đề văn hóa đại chúng. Năm 1964, trường Đại học Birmingham Anh thành lập Trung tâm Nghiên
cứu văn hóa đương đại (Center for Contemporary Cultural Studies, viết tắt là CCCS), từ đó hình thành nên Phái học thuyết Birmingham về công nghiệp văn hóa. Các nhà khoa học như Raymond Williams và Richart Hoggent đã có những nhìn nhận về công nghiệp văn hóa khác với phái Frankfurt – Đức, thay vì phê phán, họ lại tán thành và ngợi ca. Họ cho rằng, con người hoàn toàn không bị
công nghiệp văn hóa biến thành “người đơn nhất”, mà quá trình tiếp nhận sản phẩm văn hóa là quá trình ảnh hưởng hai chiều, đây cũng chính là điểm đối kháng giữa hai học phái này. Raymond Williams – vốn đến từ giai cấp bình dân, đã ra sức phản đối chủ nghĩa văn hóa tinh anh và mở rộng ra nghiên cứu cả văn hóa
đại chúng.[119,tr.31]
Như vậy, mỗi học giả ở mỗi trường phái lý thuyết khác nhau lại có một cách nhìn nhận riêng về công nghiệp văn hóa trong xã hội tư bản chủ nghĩa. Nếu như Adorno ra sức phê phán công nghiệp văn hóa sẽ làm mất đi cá tính nghệ
thuật hay thao túng quần chúng thì Williams lại tràn đầy niềm tin khi công nghiệp văn hoá từng bước xoá đi ranh giới giữa tinh anh và thông tục. Thực tế phát triển của chính ngành công nghiệp văn hóa đã đưa các trường phái lý thuyết từ chỗ
“phê phán, đả kích” đến “khoan dung, ngợi ca”, và điều này đã góp phần tạo cơ
sở lý luận mởđường cho ngành công nghiệp văn hóa thế giới hình thành và lớn mạnh. Cho đến nay, trên thế giới, mỗi một nước, một tổ chức khác nhau lại có những cách gọi không giống nhau đối với nội hàm “Công nghiệp văn hóa”. UNESCO gọi đây là ngành Công nghiệp văn hóa (Cultural Industries), Tổ chức Sở hữu Trí tuệ Thế giới (WIPO) gọi là Công nghiệp bản quyền (Copyright Industries), trong khi Mỹ coi đó là Công nghiệp giải trí (Entertainment Industries), Hội đồng Anh lại gọi đó là Nền kinh tế sáng tạo (Creative Economy) [56]. Do vậy, nội hàm của công văn hóa cũng có nhiều kiến giải khác nhau. UNESCO cho rằng “Công nghiệp văn hóa là công nghiệp kết hợp của 3 yếu tố: Sáng tạo, cơ sở hạ
tầng và công nghệ sản xuất hiện đại, có thể sản sinh ra các sản phẩm văn hóa,
hóa gồm 7 lĩnh vực chủ chốt: Truyền thông, thiết kế thời trang, sản phẩm tương tác, nghệ thuật biểu diễn, xuất bản, phim ảnh và nghệ thuật thị giác. [56]
Là một quốc gia có ngành công nghiệp văn hoá phát triển muộn, cho nên
đến đầu thế kỷ XXI, khái niệm này mới được đề cập một cách chính thức tại Trung Quốc. Khái niệm “công nghiệp văn hoá” (文化产业) được sử dụng lần đầu tiên trong bản “Kiến nghị của Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc về xây dựng Quy hoạch 5 năm lần thứ X phát triển kinh tế xã hội quốc dân” (tháng 10/2000). Bản Kiến nghị đã nêu lên yêu cầu: Phải hoàn thiện chính sách “công nghiệp văn hóa”, tăng cường xây dựng, quản lý thị trường văn hóa và thúc đẩy “công nghiệp văn hóa” phát triển.[21,tr.69] Để từng bước làm rõ hơn khái niệm này, Báo cáo Chính trị Đại hội XVI của Đảng Cộng sản Trung Quốc (2002)[128]
đã chia tách văn hóa thành hai loại hình “sự nghiệp văn hóa và công nghiệp văn hóa”. Đồng thời, Báo cáo chỉ rõ cần phải “hoàn thiện chính sách ngành công nghiệp văn hóa, cổ vũ công nghiệp văn hóa phát triển, tăng cường thực lực tổng thể và sức cạnh tranh của công nghiệp văn hóa”.
Về việc lý giải nội hàm khái niệm “công nghiệp văn hoá”, cho đến nay, Trung Quốc có hai dấu mốc quan trọng.
Thứ nhất là mốc năm 2004 khi Cục thống kê nhà nước Trung Quốc ban hành văn bản “Văn hóa và phân loại ngành nghề liên quan” 《文化及相关产业 分类》(2004), lần đầu tiên từ góc độ thống kê học đưa ra định nghĩa về công nghiệp văn hóa. Theo đó, “công nghiệp văn hoá” (文化产业) là cách gọi vắn tắt của nội hàm “văn hoá và các ngành nghề liên quan” (文化及相关产业), nhằm để
chỉ “tập hợpnhững hoạt động cung cấp sản phẩm và dịch vụ văn hóa giải trí cho quần chúng xã hội và những hoạt động có liên quan đến quá trình này ”.[96,tr.13]
Đây được coi như định nghĩa mang tính chính thức đầu tiên của giới quản lý
Trung Quốc về ngành công nghiệp văn hóa.
Mốc thứ hai đó là năm 2012, khi Trung Quốc đặt ra mục tiêu đẩy mạnh quá trình cải cách thể chế văn hoá, hướng tới việc xây dựng cường quốc về văn
hoá. Theo đó, nội hàm khái niệm “ngành công nghiệp văn hoá” được tiếp tục bổ
sung nội dung mới trong văn bản “Văn hoá và phân loại các ngành nghề liên quan” (文化及相关产业分类(2012)), đưa ra bởi Cục Thống kê Nhà nước Trung Quốc. Trong văn bản này, Chính phủ Trung Quốc cho rằng, ngành công nghiệp văn hoá là “chỉ tập hợp những hoạt động sản xuất sản phẩm văn hóa và sản phẩm liên quan đến văn hóa nhằm phục vụ cho xã hội”.[172]
Như vậy, nếu so sánh với định nghĩa của UNESCO thì nội hàm khái niệm công nghiệp văn hóa theo cách hiểu của Trung Quốc ban đầu chưa chú trọng tới yếu tố sáng tạo mà chỉ tập trung vào yếu tố sản xuất, kinh doanh và dịch vụ văn hóa hay nói cách khác là chú trọng vào tính chất của hoạt động thay vì bản chất của nhóm ngành này. Mặt khác, yếu tố luật bản quyền – nhân tố quan trọng mang tính quyết định đến mức độ sáng tạo trong ngành công nghiệp văn hoá lại chưa
được những định nghĩa này nhắc đến.
2.1.1.1.2. Phân biệt “sự nghiệp văn hoá” và “công nghiệp văn hoá”
Để hiểu rõ quan điểm của Chính phủ Trung Quốc đối với khái niệm “công nghiệp văn hoá” (文化产业) cần phải đặt trong tương quan so sánh với khái niệm “sự nghiệp văn hoá”(文化事业). Công nghiệp văn hoá và sự nghiệp văn hoá là hai bộ phận quan trọng trong cấu trúc văn hoá Trung Quốc. Trong các văn bản chính sách quan trọng về phát triển văn hoá, Chính phủ Trung Quốc luôn nhấn mạnh cụm từ “nắm hai tay” (两手抓), một tay nắm lấy sự nghiệp văn hoá mang tính công ích, một tay nắm lấy ngành công nghiệp văn hoá mang tính kinh doanh.[87, tr.17] Ngay từ những năm đầu tiên khi đưa công nghiệp văn hoá vào trong chính sách phát triển quốc gia, Trung Quốc cũng đồng thời đưa ra sự khu biệt giữa khái niệm này với nội hàm “sự nghiệp văn hoá”. Về cơ bản, các hoạt
động liên quan đến “sự nghiệp văn hoá” là nhằm sản xuất ra các sản phẩm công cộng, với sự đầu tư vốn của nhà nước, được quản lý theo mệnh lệnh hành chính của chính phủ, vì mục tiêu phồn vinh xã hội và đảm bảo lợi ích hưởng thụ văn hoá cốt lõi của người dân. Trong khi đó, hoạt động của ngành công nghiệp văn hoá nhằm sản xuất sản phẩm theo nhu cầu của thị trường, với sự tham gia vốn của
nhiều thành phần kinh tế đặc biệt là nguồn vốn dân doanh, chịu sự quản lý của Nhà nước thông qua hệ thống pháp luật, chính sách về thuế và đòn bẩy giá cả. Nếu như mục tiêu cao nhất của hoạt động sự nghiệp văn hoá là lợi ích xã hội thì
đối với công nghiệp văn hoá, mục tiêu cao nhất là lợi ích kinh tế. Hai lợi ích này có khi thống nhất nhưng cũng có khi mâu thuẫn với nhau. Khi hai lợi ích này mâu thuẫn nhau, thì lợi ích xã hội được đặt lên hàng đầu. (Xem thêm bảng 2.1).
Bảng 2.1. Sự khác nhau giữa “sự nghiệp văn hoá ” và “công nghiệp văn hoá” của Trung Quốc
Phân biệt Sự nghiệp văn hoá Công nghiệp văn hoá
Về mục đích sản xuất
Sản xuất sản phẩm công cộng, theo nhu cầu của nhà nước
Sản xuất sản phẩm theo nhu cầu của thị trường Về nguồn gốc vốn Vốn từ phía nhà nước hoặc xã hội Vốn từ nhiều thành phần kinh tế khác nhau (thành phần kinh tế dân doanh) Về tính chất cơ cấu Trực thuộc chính phủ, quản lý theo biện pháp hành chính
Đơn vị doanh nghiệp, lấy pháp nhân doanh nghiệp để tiến hành các hoạt động kinh doanh Về cơ chế vận hành Do nhà nước cấp kinh phí để đảm bảo các hoạt động sản xuất và cung ứng, vì mục tiêu bảo đảm lợi ích xã hội. Bản chất của doanh nghiệp là
đầu tư ít, thu lãi cao, vì mục tiêu lợi nhuận là chủ yếu.
Về phương thức điều tiết
Nhà nước điều tiết theo mệnh lệnh hành chính
Nhà nước quản lý thông qua: i) Pháp luật; ii) chính sách thuế; iii)
đòn bẩy giá cả
Nguồn: [87,tr.13] Việc phân chia hai loại hình sản xuất trong văn hóa đã được các học giả
Nga đánh giá là “bước đột phá” của chính phủ Trung Quốc, “nhờđó mà nước này
đã tìm ra hình thức phù hợp thích ứng với thực tế thị trường cho ‘lĩnh vực nhạy cảm mang màu sắc tư tưởng sâu sắc’”.[4]
2.1.1.2. Phân loại ngành công nghiệp văn hoá Trung Quốc
Phân loại các ngành trong nhóm ngành công nghiệp văn hoá của Trung Quốc có sự thống nhất với việc Cục Thống kê Nhà nước Trung Quốc đưa ra các
định nghĩa liên quan. Theo đó, năm 2004, ngành công nghiệp văn hoá Trung Quốc được chia làm 3 nhóm ngành nghề chủ yếu hay còn gọi là 3 tầng bậc ngành chính, bao gồm: Tầng hạt nhân, tầng ngoại vi và tầng liên quan. Tầng hạt nhân là các ngành cốt lõi như tin tức, xuất bản, điện ảnh – truyền hình và nghệ thuật văn hóa, những ngành này thuộc sự quản lý của Bộ Văn hóa, Tổng cục Điện ảnh, Tổng cục Xuất bản tin tức; tầng thứ hai là tầng ngoại vi (bên ngoài) bao gồm các ngành nghề mới như mạng, giải trí, du lịch, quảng cáo, triển lãm; tầng thứ ba là tầng dịch vụ liên quan, bao gồm ngành nghề cung cấp đồ dùng văn hóa, sản xuất thiết bị văn hóa và nghiệp vụ tiêu thụ, chủ yếu là chỉ các ngành dịch vụ và ngành chế tạo sản phẩm cứng mang nội dung văn hóa. Tương ứng với cách phân loại ngành, doanh nghiệp văn hóa Trung Quốc cũng được chia thành 03 loại hình chính: Doanh nghiệp sản xuất sản phẩm văn hóa, doanh nghiệp kinh doanh sản phẩm văn hóa và doanh nghiệp cung cấp dịch vụ văn hóa. Trong đó, đơn vị sản xuất bao gồm 18 ngành vừa và nhỏ, đơn vị kinh doanh gồm 17 ngành nhỏ bên trong và đơn vị cung cấp dịch vụ bao gồm 45 ngành nhỏ bên trong.
Hình 2.1 Phân loại ngành công nghiệp văn hóa Trung Quốc (Năm 2004) Tầng hạt nhân Tầng ngoại vi Tầng liên quan Xuất bản, Sách tạp chí, sản phẩm âm nhạc, xuất bản số, phát thanh, điện ảnh, truyền hình, nghệ thuật biểu diễn.v.v. Mạng Internet, dịch vụ du lịch, rèn luyện sức khỏe – giải trí, đại lý văn hóa, quảng cáo, dịch vụ triển lãm.v.v.
Dụng cụ văn hóa, máy ảnh, trò chơi, máy chơi game, ngành giấy, thiết bị
phát thanh – truyền hình, thiết bịđiện
Đến năm 2012, thực hiện Nghị quyết Hội nghị Trung ương 6 Khóa XVII
ĐCS Trung Quốc về đi sâu cải cách thể chế văn hóa, Cục Thống kê Nhà nước Trung Quốc đã tiến hành sửa đổi “Văn hóa và phân loại các ngành nghề liên quan” của năm 2004. Theo đó, văn hóa và các ngành nghề liên quan có hai cách phân loại: (1)Phân loại theo ngành nghề, công nghiệp văn hóa Trung Quốc được chia làm 3 loại ngành: Ngành sản xuất, ngành kinh doanh và ngành dịch vụ. (2) Phân loại theo tính chất hoạt động, công nghiệp văn hóa Trung Quốc gồm hai bộ
phận: Thứ nhất,hoạt động sản xuất sản phẩm văn hóa, tức chỉ hoạt động sản xuất sản phẩm văn hóa trong đó lấy văn hóa làm nội dung cốt lõi, tiến hành sáng tạo, sản xuất và trưng bày nhằm trực tiếp thỏa mãn nhu cầu tinh thần của người tiêu dùng. Thứ hai, sản xuất sản phẩm liên quan, tức là chỉ những hoạt động như: Hoạt động hỗ trợ khi sản xuất sản phẩm văn hóa yêu cầu, hoạt động sản xuất các công cụđể chuyển tải hoặc chế tạo các sản phẩm văn hóa, hoạt động sản xuất các thiết bị chuyên dụng cung cấp cho quá trình sản xuất sản phẩm văn hóa.[172] Trong đó, bộ phận thứ nhất là chủ thể, bộ phận thứ hai là hỗ trợ hay còn gọi là ngoại vi.
Hình 2.2 Phân loại ngành công nghiệp văn hóa Trung Quốc theo tính chất hoạt động (Năm 2012)
• Dịch vụ xuất bản phát hành báo chí
• Dịch vụ phát thanh, truyền hình,điện ảnh
• Dịch vụ văn hoá nghệ thuật • Dịch vụ truyền tải thông tin
văn hoá • Dịch vụ thiết kế và sáng tạo văn hoá... Bộphận sản xuất sản phẩm văn hóa •Dịch vụ hỗ trợ sản xuất các sản phẩm văn hoá (bản quyền, in ấn...) •Sản xuất đồ dùng văn hoá (Văn phòng phẩm, nhạc cụ, đồ chơi...) •Sản xuất thiết bị văn hoá chuyên dụng (thiết bị ngành phát thanh, vật tư ảnh..)
Bộphận sản xuất sản phẩm liên quan
Thay đổi cách phân loại đối với ngành công nghiệp văn hoá của Trung Quốc vừa thể hiện sự bắt kịp đối với quá trình cải cách thể chế văn hoá bên trong,
vừa cho thấy sự vận động và phát triển của chính nội tại ngành. Chính trong giải thích để đưa ra cách phân loại mới, Chính phủ Trung Quốc cho rằng các hình thái ngành nghề mới liên tục xuất hiện, rất nhiều hoạt động sản xuất văn hóa khó để
xếp vào tầng hạt nhân hay tầng ngoại vi, do vậy cách phân chia tầng bậc không còn phù hợp nữa.[172]