Cải cách thể chế văn hóa được Trung Quốc đẩy mạnh

Một phần của tài liệu (LUẬN ÁN TIẾN SĨ) Sự phát triển của ngành công nghiệp văn hóa Trung Quốc trong bối cảnh gia tăng sức mạnh mềm (Trang 62 - 67)

CHƯƠNG 1 : TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU

2.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN

2.1.2.2.1. Cải cách thể chế văn hóa được Trung Quốc đẩy mạnh

Ngay từ những năm cuối thập niên 70 của thế kỷ trước, bên cạnh cải cách thể chế kinh tế và chính trị, Trung Quốc đã đồng thời tiến hành cải cách trên lĩnh vực văn hóa. Trải qua quá trình cải cách hơn 30 năm, thể chế văn hóa Trung Quốc

đang dần thích ứng với nhịp phát triển nhanh chóng của cả nền kinh tế. Dựa trên hệ thống quy định pháp quy đang tiếp tục được hoàn thiện, Trung Quốc từng bước chuyển từ “bàn” về văn hóa sang “quản” văn hóa, từ quản lý vi mô sang quản lý vĩ mô, từ quản lý các đơn vị trực thuộc sang quản lý xã hội, tiến tới mở

rộng hơn quyền tự chủ của doanh nghiệp văn hóa. Sự phân tách, chuyển đổi này

quả trong quản lý từng bước được giải quyết. Các đơn vị sự nghiệp văn hóa được cổ vũ để cải cách, chuyển đổi thể chế sang các doanh nghiệp văn hóa. Văn hóa Trung Quốc từ chỗ “tòng thuộc” và “phục vụ” chính trị đã trở thành một phần quan trọng trong sức mạnh tổng hợp quốc gia.

Một trong những thành công nổi bật của sự nghiệp cải cách thể chế văn hóa Trung Quốc là việc đa dạng hóa quyền sở hữu doanh nghiệp, thúc đẩy công nghiệp văn hóa phát triển, tăng cường sức cạnh tranh, chủ động hội nhập vào thị

trường văn hóa quốc tế. Nếu như năm 2004, tỉ lệ giữa sở hữu công hữu và phi công hữu là 51:49, thì đến năm 2008, tỉ lệ này chuyển dịch theo hướng đảo chiều là 47,5:52,5.[80,tr.21] Việc đa dạng hóa hình thức sở hữu với sự tham gia tích cực của các chủ thể từ Nhà nước, xã hội, tư nhân trong hoạt động văn hóa góp phần tạo nên tác động tương hỗ, giải phóng sức sản xuất, tăng khả năng sáng tạo của văn nghệ sỹ. Cùng với việc mở rộng cơ chế tự chủ cho doanh nghiệp, việc thành lập các tập đoàn văn hóa đã tạo nên một bước tiến mới cho công nghiệp văn hóa Trung Quốc. Những tập đoàn văn hóa như Vạn Đạt, Hoa Nhân, Đối Ngoại...có vai trò quan trọng trong việc tạo ra những sản phẩm văn hóa mang thương hiệu quốc gia, tăng khả năng cạnh tranh và hội nhập văn hóa Trung Quốc.

Mặc dù cho đến nay, cải cách thể chế văn hóa Trung Quốc vẫn còn nhiều trở ngại, cả trong quan niệm lẫn các vấn đề khác như pháp luật, nguồn vốn...song những thành tựu bước đầu đã mở ra không gian mới và động lực mới đối với sự

phát triển của ngành công nghiệp văn hóa nước này.

2.1.2.2.2. Vai trò của văn hoá trong chiến lược gia tăng sức mạnh mềm của Trung Quốc ngày càng tăng

Ngay từ khi bước sang thế kỷ XXI, cùng với việc gia tăng “sức mạnh cứng” trên bình diện chính trị, kinh tế, quân sự, Trung Quốc đã chú trọng phát triển “sức mạnh mềm”, đặc biệt là sức mạnh mềm văn hóa. Dựa trên lợi thế sẵn có của một nền văn minh lâu đời và đường lối ngoại giao linh hoạt, Trung Quốc tiếp tục lựa chọn gia tăng sức mạnh mềm như là “lá chắn mềm” cho sức mạnh cứng và cơ sở để tạo dựng hình ảnh đất nước trên trường quốc tế.[16,tr.9] Năm 2002, Báo cáo

Chính trị Đại hội Đảng Cộng sản Trung Quốc lần thứ XVI đã chỉ rõ: “Trong thế

giới ngày nay, văn hóa tác động qua lại với kinh tế và chính trị, nó thể hiện vị trí và vai trò ngày càng nổi bật trong sức cạnh tranh tổng hợp quốc gia”.[128] Tiếp

đó, năm 2007, Báo cáo Chính trị của Đại hội Đảng Cộng sản Trung Quốc lần thứ

XVII đã lần đầu tiên nhắc đến vấn đề gia tăng sức mạnh mềm văn hóa. Báo cáo này chỉ rõ: “Cần phải kiên trì phương hướng tiến lên nền văn hóa xã hội chủ

nghĩa, hình thành cao trào mới trong việc xây dựng văn hóa, kích thích sức sáng tạo văn hóa toàn dân tộc, nâng cao sức mạnh mềm văn hóa quốc gia.”[129]

Là một nước đi sau trong việc xác lập nội hàm khái niệm nên Trung Quốc có sự kế thừa nhất định song không phải là toàn bộ đối với hệ thống lý luận của Joshep Nye – học giả Mỹ, người được coi là cha đẻ của học thuyết về sức mạnh mềm. Những khái quát của Nye xuất phát từ thực tiễn chính trị nước Mỹ, trên cơ

sở những giá trị đương đại kiểu Mỹ đã xác lập được chỗ đứng, sức hấp dẫn ở

phạm vi toàn cầu. Trong khi đó, Trung Quốc lại đang trong quá trình tìm kiếm mô hình lan tỏa bởi vậy nội hàm khái niệm sức mạnh mềm văn hóa của nước này cũng có những điểm khác nhất định. Nếu như học thuyết của Nye đề cập đến sức hấp dẫn văn hóa đương đại và hình thái ý thức có khả năng vượt qua sự khác biệt về ý thức hệ nhằm hướng tới những giá trị chung được đa số các quốc gia thừa nhận thì Trung Quốc lại cho rằng, giá trị văn hóa truyền thống lại là sức hấp dẫn và thế mạnh nổi bật của nước này. Đó là kho tàng văn hóa, văn minh của lịch sử

hàng nghìn năm, là hệ giá trị Trung Hoa trong quá khứ được đưa ra bởi các trường phái tư tưởng cổ điển...Đây là nguồn lực được Trung Quốc xác định là

điểm lợi thế cần khai thác để lan tỏa ảnh hưởng mềm ra thế giới.

Việc Trung Quốc đưa ra quan điểm và xác lập các mục tiêu liên quan đến vấn đề gia tăng sức mạnh mềm trên bình diện văn hóa có mối quan hệ qua lại và tác động nhất định đối với sự phát triển của ngành công nghiệp văn hóa nước này. Công nghiệp văn hóa – ngành sản xuất sử dụng nguyên liệu chính là giá trị văn hóa truyền thống, được coi là phương thức chủ đạo trong chiến lược gia tăng sức mạnh mềm văn hóa Trung Quốc. Các doanh nghiệp văn hóa có vai trò đi sâu khai thác và cụ thể hóa những đặc sắc văn hóa truyền thống để biến thành các sản

phẩm và dịch vụ văn hóa nhằm giới thiệu và quảng bá đến thế giới. Công nghiệp văn hóa là thành tố chủ chốt cho các kênh tác động chính của chiến lược gia tăng sức mạnh mềm gồm ngoại giao văn hóa và truyền thông. Thông qua các hoạt

động như hợp tác, giao lưu, xúc tiến, quảng bá, xuất khẩu...của hai kênh này, sản phẩm của các ngành điện ảnh, truyền hình, phát thanh, xuất bản phẩm, nghệ thuật biểu diễn.... đảm nhiệm sứ mệnh là công cụ chuyển tải hình ảnh văn hóa, giá trị

quan Trung Hoa ra bên ngoài. Ngoài ra, chính quá trình các doanh nghiệp văn hóa Trung Quốc chủ động tìm kiếm thị trường và xuất khẩu sản phẩm cũng góp phần lan tỏa văn hóa nước này ra bên ngoài. Ngược lại, việc Trung Quốc nhấn mạnh tầm quan trọng của gia tăng ảnh hưởng mềm trong tổng thể sức mạnh quốc gia cũng góp phần tạo động lực thúc đẩy ngành công nghiệp văn hóa phát triển. Sự ra

đời của cơ quan quản lý trực tiếp, các bản quy hoạch, chính sách, các cơ chế hỗ

trợ tài chính, thuế...đã tạo không gian cổ vũ ngành công nghiệp văn hóa Trung Quốc liên tục vận động theo hướng đi lên.

Cạnh tranh chiến lược trên phương diện ảnh hưởng mềm là một trong những hiện tượng đặc sắc của quan hệ quốc tế khi bước vào thế kỷ XXI. Nghiên cứu động thái phát triển của ngành công nghiệp văn hóa Trung Quốc trong bối cảnh gia tăng sức mạnh mềm sẽđặt đối tượng nghiên cứu trong sự vận động liên ngành, bên cạnh chiều cạnh đóng góp kinh tế, còn thấy sự tác động đan xen trong chiều cạnh văn hóa – chính trị - ngoại giao. Chính vì vậy, Luận án đã lấy đây làm bối cảnh chính để đi sâu phân tích, đánh giá sự phát triển của ngành công nghiệp văn hóa Trung Quốc.

Như vậy có thể thấy, bước sang thế kỷ XXI, bối cảnh quốc tế và trong nước

đã đặt ra yêu cầu mới đối với sự phát triển của ngành công nghiệp văn hóa Trung Quốc. Đó là yêu cầu chuyển từ quá trình tự phát sang phát triển mang tính tự giác, có sự quy hoạch, định hướng sâu sắc của Chính phủ. Trong thế kỷ mới, phát triển ngành công nghiệp văn hóa vừa là xu hướng của thế giới vừa là yêu cầu xuất phát từ tình hình bên trong của Trung Quốc. Nhà nghiên cứu Borokh O N – Tiến sỹ

động của hai động lực. Nhân tố bên ngoài là sự cần thiết nâng cao ảnh hưởng sức mạnh mềm văn hoá Trung Quốc trên trường quốc tế và việc giảm nhẹ sự mất cân đối lớn trong thương mại các sản phẩm văn hoá với nước ngoài. Sự kích thích trong nước là việc gia tăng nhu cầu sản phẩm văn hoá mà nhà nước có thể

lợi dụng để thực thi các kế hoạch thay đổi mô hình phát triển kinh tế Trung Quốc chuyển trọng tâm từ xuất khẩu sang mở rộng nhu cầu trong nước”.[23,tr.101]

Tóm lại, sau khi phân tích cơ sở lý luận của việc nghiên cứu sự phát triển của ngành công nghiệp văn hoá Trung Quốc trong bối cảnh gia tăng sức mạnh mềm, luận án đi đến một sốđiểm nhấn sau:

Thứ nhất, cho đến nay chưa có một khái niệm thống nhất về công nghiệp văn hóa ở Trung Quốc cũng như các nước khác trên thế giới. Mỗi một khái niệm là một góc nhìn và lát cắt khác nhau về ngành công nghiệp văn hóa. Lát cắt trong cách hiểu của Chính phủ Trung Quốc đối với công nghiệp văn hoá đó là sự phân loại theo tính chất hoạt động, chưa nhấn mạnh đến những yếu tố mang tính bản chất của ngành này. Sau khi nghiên cứu các quan niệm về công nghiệp văn hóa trên thế giới, kế thừa các kết quả nghiên cứu trong nước, căn cứ vào đối tượng nghiên cứu, Luận án cho rằng, công nghiệp văn hóa có thểđược hiểu là nhóm các ngành mang tính sáng tạo, trên cơ sở khai thác giá trị kinh tế trong yếu tố văn hóa để tạo ra sản phẩm và dịch vụ văn hóa phục vụ đời sống tinh thần cho quần chúng nhân dân, kiến tạo của cải cho xã hội, được bảo vệ bản quyền.(Xem hình 2.3)

Ngành công nghiệp văn hóa gồm hai tính chất đặc thù so với các ngành nghề khác đó chính là tính văn hóa và tính kinh tế. Bản chất cốt lõi của ngành công nghiệp văn hóa là tập trung đi sâu khai thác giá trị kinh tế trong các yếu tố

văn hóa, đặc biệt là những yếu tố văn hóa mang bản sắc dân tộc trên cơ sở sự

sáng tạo của đội ngũ văn nghệ sỹ và người làm công tác văn hóa. Đồng thời việc áp dụng thành tựu của cách mạng khoa học công nghệ trong sản xuất, phân phối giúp cho các sản phẩm văn hóa có hình thức biểu hiện phong phú, linh hoạt, phù hợp với nhu cầu thị hiếu của người tiêu dùng văn hoá. Và bản quyền hay quyền sở hữu trí tuệ chính là thành tố gắn bó chặt chẽ với ngành công nghiệp văn hóa, bởi sản phẩm văn hóa được tạo ra từ tài sản trí tuệ của con người. Chính vì mối

quan hệ giữa công nghiệp văn hóa và yếu tố bản quyền nên ở nhiều quốc gia, công nghiệp văn hóa được hiểu theo nghĩa hẹp là ngành công nghiệp bản quyền, vì sự phát triển của nó dựa vào bảo hộ bản quyền. Ở quốc gia nào mà vấn đề bản quyền càng được quản lý và bảo hộ chặt chẽ, thì lại càng kích thích mạnh mẽ tinh thần sáng tạo của người nghệ sỹ.

Hình 2.3. Quan điểm của Luận án về các thành tố cấu thành ngành công nghiệp văn hóa

Thứ hai, bước vào những năm đầu thế kỷ XXI, ngành công nghiệp văn hoá Trung Quốc có sự chuyển mình mạnh mẽ dưới sự tác động của nhiều yếu tố lịch sử khách quan và chủ quan khác nhau. Sự phát triển đó thể hiện xu thế vận động nhanh phù hợp với sự chuyển động chung của các nước trong khu vực và thế giới. Trong đó, quá trình cải cách thể chế văn hoá, hướng đến mục tiêu xây dựng cường quốc về văn hoá và việc đẩy mạnh chiến lược gia tăng sức mạnh mềm trên bình diện văn hoá là những động lực quan trọng thúc đẩy sự phát triển của ngành công nghiệp văn hoá Trung Quốc.

Một phần của tài liệu (LUẬN ÁN TIẾN SĨ) Sự phát triển của ngành công nghiệp văn hóa Trung Quốc trong bối cảnh gia tăng sức mạnh mềm (Trang 62 - 67)