CHƯƠNG 1 : TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU
2.2. CƠ SỞ THỰC TIỄN
2.2.2.3 Ngành công nghiệp văn hóa Hàn Quốc
Giống như Trung Quốc, Hàn Quốc vốn là nước nông nghiệp, mới bắt đầu thực hiện công nghiệp hóa vào những năm đầu thập niên 80 của thế kỷ XX. Vì thế, công nghiệp văn hóa Hàn Quốc thuộc hàng những nước đi sau. Sau cuộc khủng hoàng tài chính tiền tệ châu Á vào năm 1997, Hàn Quốc mới thực sự nhận thức lại vai trò của công nghiệp văn hóa và xem đây là ngành nghề mang tính chiến lược thúc đẩy kinh tế nước này phát triển trong thế kỷ XXI. Mặc dù trước
đó, chính sách phát triển công nghệ thông tin đã được cân nhắc.[26,tr.172] Năm 1998, Hàn Quốc chính thức công bố phương châm “Văn hóa lập quốc” và đưa ra khái niệm “Công nghiệp mang nội dung văn hóa” (culture content). Từ năm 1999
đến năm 2001, Chính phủ nước này lần lượt đưa ra các kế hoạch, chính sách, luật và thành lập các cơ quan quản lý liên quan đến công nghiệp văn hóa. Tháng 2 năm 1999, Luật khung về phát triển công nghiệp văn hóa được Hàn Quốc công bố. Hai năm sau, tháng 8 năm 2001, Viện Phát triển nội dung văn hóa Hàn Quốc
được thành lập. Quỹ phát triển nội dung văn hóa được ra đời vào năm 2008 với kinh phí 1,5 ngàn tỉ won.[26,175]
Một trong những điểm nổi bật đáng học hỏi của ngành công nghiệp văn hóa Hàn Quốc là việc triển khai xây dựng Bản đồ công nghiệp Hàn Quốc thế kỷ
XXI. Theo đó, ngoài Seoul được quy hoạch là trung tâm dịch vụ dành cho các nhà sản xuất, các thành phố khác tùy theo thế mạnh và đặc trưng truyền thống của
Daegu – trung tâm hành chính lớn thứ tưở Hàn Quốc, nơi tập trung nhà máy của các công ty điện tử được xây dựng thành khu công nghiệp văn hóa phát triển game và nội dung dành cho điện thoại di động. Thành phố Busan với bờ biển thơ
mộng được chọn làm kinh đô điện ảnh của Hàn Quốc và châu Á, cũng như phát triển ngành truyền thông.[26,tr.175] Với sự đầu tư và quy hoạch cụ thể, quy mô của “công nghiệp mang nội dung văn hóa” Hàn Quốc không ngừng phát triển, liên tục gia tăng từ 17,1 tỷ USD năm 1999 lên 31 tỷ USD vào năm 2003 [114,tr.187]. Công nghiệp văn hóa góp phần đưa nền kinh tế Hàn Quốc “cất cánh”, trở thành một trong những con rồng của châu Á.
Một trong những lĩnh vực trọng tâm góp phần quan trọng trong sự phát triển của ngành công nghiệp văn hóa Hàn Quốc là điện ảnh. Những bộ phim của xứ sở kim chi đã tạo nên một “trào lưu Hàn Quốc” trên khắp thế giới, tiêu biểu nhưMối tình đầu (First love), Bản tình ca mùa đông (Winter sonata), Nàng Dae Jang Geum (Jewel in the palace)… Điều này có thể nhìn thấy rõ nhất ở các quốc gia Đông Nam Á, Trung Quốc, Nhật Bản, thậm chí là Nga và Ai Cập. Người ta giải thích rằng bên cạnh sựđầu tư kĩ lưỡng cho các bộ phim, có hai nhân tố làm nên sự thành công này: Thứ nhất, yếu tố Nho gia truyền thống châu Á cũng góp phần tạo nên sức hút của điện ảnh Hàn. Những câu chuyện tình yêu, tình thân, tình người kể về sự trọn tình, vẹn nghĩa đến hơi thở cuối cùng phù hợp với truyền thống đạo lý sắt son của Nho giáo. Chính sợi dây quan niệm tình cảm đó đã gắn kết điện ảnh xứ kim chi với những quốc gia nông nghiệp châu Á chịu ảnh hưởng của Nho gia. Bởi vậy, có nhận xét cho rằng, “các giá trị văn hóa Nho giáo, các quan niệm truyền thống vềđề cao nhân tố con người đã đóng vai trò như là những nhân tố không thể thiếu làm cho các nước NICs đạt tới “nhịp điệu rồng” của sự
tăng trưởng”.[10,tr.128] Thứ hai, trong cuộc sống hiện đại với bộn bề lo âu, những câu chuyện tình yêu đan xen yếu tố cổ tích và tình tiết kết thúc có hậu góp phần “vỗ về” đời sống tinh thần của con người. Chính vì vậy, ở những nước phát triển người ta lại càng muốn tìm về chỗ “nương tựa” tâm hồn và tình yêu này.
Điện ảnh không chỉ mang về những khoản lợi nhuận khổng lồ, góp phần “thay da đổi thịt” xứ sở kim chi, hơn nữa nó còn tích cực quảng bá hình ảnh đất nước này. Các tác phẩm điện ảnh là cầu nối hữu hiệu văn hóa sinh hoạt, thời trang, âm nhạc, ẩm thực của Hàn Quốc đến với thế giới. Điều này góp phần tạo nên cơn sốt “kiểu Hàn Quốc”, “làn sóng văn hóa Hàn” đến mọi lĩnh vực trong xã hội ở các nước châu Á điển hình như Việt Nam. Giới trẻ là những người hâm mộ nhất đối với các sản phẩm đến từ Hàn Quốc. Ba-lô, cặp sách, kẹp tóc, đồ chơi, tranh ảnh thần tượng, âm nhạc.v.v. là những sản phẩm văn hóa được ưa chuộng mạnh mẽ. Như vậy, đi liền với những bộ phim ăn khách, Hàn Quốc đã thu về khoản lợi nhuận không nhỏ từ các sản phẩm “ăn theo” khác.
Mặc dù so với các nước phương Tây khác, ngành công nghiệp văn hóa của Hàn Quốc ra đời và hưng thịnh muộn hơn, song với sựđầu tư quy mô ngay từ đầu, ngành này đã nhanh chóng trở thành ngành kinh tế trọng điểm. Kinh nghiệm lớn nhất trong quá trình xây dựng công nghiệp văn hóa ở xứ sở kim chi chính là sự hỗ trợ tối đa từ Chính phủ với các chính sách, chiến lược, quỹ tài chính cũng như kế hoạch mở rộng thị trường trong và ngoài nước hết sức cụ thể. Vì vậy, hiện nay công nghiệp văn hóa Hàn Quốc không chỉ thu về nguồn lợi kinh tế to lớn mà còn góp phần quảng bá hình ảnh đất nước – con người nơi đây với thế giới.
Tựu trung, hiện nay các nước trên thế giới đang tập trung tối đa những tiềm năng sẵn có để đầu tư phát triển ngành công nghiệp văn hóa. Đây là ngành ngày càng chiếm vai trò quan trọng trong sự phát triển chung của kinh tế - xã hội
ở các quốc gia. Nó được coi như ngành công nghiệp “không khói” hay “con gà đẻ
trứng vàng” trong thời đại nền kinh tế tri thức ngày nay. Phát triển công nghiệp văn hóa không chỉ góp phần bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa sẵn có mà còn kiến tạo các giá trị kinh tế lớn lao cho xã hội. Thực tế ở một số nước có ngành công nghiệp văn hóa phát triển đã cho thấy, đầu tư chiến lược cho ngành này đưa lại nguồn lợi không nhỏ cho đất nước. Một lý do nữa làm cho công nghiệp văn hóa trở thành xu thếđầu tưở các nước là sứ mệnh truyền bá hình ảnh quốc gia ra thế giới thông qua các sản phẩm văn hóa và dịch vụ văn hóa. Đó là cầu nối nhằm
tăng cường sự hiểu biết lẫn nhau giữa các cộng đồng dân cư trên toàn thế giới, góp phần gia tăng các hoạt động hợp tác đầu tư trên các lĩnh vực khác. Vì vậy,
phát triển công nghiệp văn hóa đang trở thành xu thế tất yếu trong chiến lược kinh tế - xã hội của nhiều quốc gia trong đó có Trung Quốc.
Tiểu kết chương 2
Trong chương 2 này, Luận án tập trung làm rõ hai nội dung chính: Thứ
nhất, nội dung về cơ sở lý luận, đi sâu phân tích nội hàm khái niệm, phân loại và vai trò của ngành công nghiệp văn hoá Trung Quốc, đồng thời, chỉ ra những yếu tố lịch sử ảnh hưởng đến sự phát triển của ngành này; thứ hai, nội dung về cơ sở
thực tiễn, đi sâu khái quát xu thế và thực trạng phát triển công nghiệp văn hóa của một số quốc gia tiêu biểu. Hiện nay, trên thế giới tồn tại nhiều quan điểm khác nhau về tên gọi và nội hàm khái niệm “công nghiệp văn hoá”. Mỗi quốc gia, mỗi tổ chức lại có một thuật ngữ riêng để gọi tên đối với nhóm ngành này. Nhằm mục
đích Việt hóa đối tượng nghiên cứu và đưa ra cách gọi thống nhất nên luận án dùng thuật ngữ “công nghiệp văn hóa”. Khái niệm này trong quan niệm chính thức của Trung Quốc, được xuất phát từ góc nhìn tính chất hoạt động của ngành nghề, với hai bộ phận chính: Ngành sản xuất sản phẩm văn hoá và ngành sản xuất các sản phẩm liên quan. Định nghĩa này là cơ sở để Trung Quốc phân loại các nhóm ngành trong ngành công nghiệp văn hoá. Tuy nhiên, những yếu tố quan trọng như sáng tạo – khoa học kỹ thuật - bản quyền và bản sắc văn hóa truyền thống lại chưa được Trung Quốc nhấn mạnh. Bước vào đầu thế kỷ XXI, dưới sự
tác động của nhiều yếu tố lịch sử khách quan và chủ quan khác nhau, đặc biệt là nỗ lực gia tăng sức ảnh hưởng trên bình diện văn hoá, ngành công nghiệp văn hoá của Trung Quốc đã có sự chuyển biến cả trong mặt định danh lẫn chiến lược phát triển. Thực tiễn từ mô hình phát triển của Mỹ, Nhật Bản và Hàn Quốc và sự thành công trong phát triển công nghiệp văn hóa của các quốc gia này đã tạo nên sức
ảnh hưởng lớn và mang tính tham khảo cho các nước khác trong khu vực và trên thế giới, trong đó có Trung Quốc.
CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN
CỦA NGÀNH CÔNG NGHIỆP VĂN HOÁ TRUNG QUỐC TỪ NĂM 2002 ĐẾN NAY