Xu hướng ứng dụng thành quả khoa học công nghệ trong

Một phần của tài liệu (LUẬN ÁN TIẾN SĨ) Sự phát triển của ngành công nghiệp văn hóa Trung Quốc trong bối cảnh gia tăng sức mạnh mềm (Trang 61 - 62)

CHƯƠNG 1 : TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU

2.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN

2.1.2.1.3. Xu hướng ứng dụng thành quả khoa học công nghệ trong

công nghiệp văn hoá

Cho đến nay, loài người đã trải qua ba cuộc cách mạng công nghiệp, và

đang ở giai đoạn đầu của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4. Các cuộc cách mạng diễn ra trong suốt lịch sử thế giới với những công nghệ mới, phương pháp mới đã đưa đến những thay đổi sâu sắc trong hệ thống kinh tế và kết cấu xã hội. Nhìn lại lịch sử, nếu như cuộc cách mạng công nghiệp 2.0 vào cuối thế kỷ 19, đầu thế kỷ XX với sự xuất hiện của điện và dây chuyền lắp ráp đã đánh dấu sự ra đời của ngành công nghiệp văn hóa ở châu Âu thì đến nay, cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đưa đến một bước ngoặc mới, thay đổi vềchất của ngành công nghiệp văn hóa thế giới.

Thế kỷ XXI không chỉ là thế kỷ của toàn cầu hóa, thế kỷ của nền kinh tế

tri thức mà đó còn là thế kỷ của khoa học công nghệ. Quá trình tin học hóa sản xuất đã thúc đẩy mạnh mẽ nền kinh tế thế giới và ảnh hưởng sâu sắc đến nhiều lĩnh vực trong đời sống xã hội. Văn minh tri thức với hạt nhân là khoa học, công

nghệ, kỹ thuật mới đã trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp, góp phần điều chỉnh mô hình và cơ cấu kinh tế của các nước. Bên cạnh đó, cách mạng khoa học công nghệ cũng tạo điều kiện để các nước đang phát triển rút ngắn khoảng cách nhờ

việc tiếp nhận, chuyển giao công nghệ và kỹ năng quản lý. Công nghệ với sự ra

đời và phát triển mạnh mẽ của mạng Internet đã trở thành khái niệm gắn liền với quá trình toàn cầu hóa. Với sự thay đổi liên tục của công nghệ khoa học, chưa bao giờ tính tương tác, kết nối, lưu trữ, chia sẻ thông tin lại nhanh chóng như hiện nay. Facebook, YouTube, Google, Email…đã là một phần không thể thiếu trong cuộc sống thường nhật của mỗi người.

Chính sự phát triển như vũ bão của công nghệ thông tin đã và đang làm gia tăng xu hướng học tập, giải trí, làm việc, thương mại điện tử…trên mạng Internet. Và lĩnh vực văn hóa cũng không nằm ngoài vòng ảnh hưởng của những kỹ thuật mới, công nghệ mới này. Văn hóa từ văn hóa ưu tú, văn hóa tinh anh đã

được mở rộng thành văn hóa bình dân, văn hóa đại chúng, đáp ứng nhiều hơn, rộng rãi hơn nhu cầu văn hóa tinh thần của người dân. Đó cũng chính là cơ sở để

thúc đẩy ngành công nghiệp văn hóa trên thế giới phát triển lên một nấc thang mới, những phương thức sản xuất truyền thống bị lật đổ, thay vào đó là việc “số

hóa”các loại hình sản phẩm văn hóa.

Một phần của tài liệu (LUẬN ÁN TIẾN SĨ) Sự phát triển của ngành công nghiệp văn hóa Trung Quốc trong bối cảnh gia tăng sức mạnh mềm (Trang 61 - 62)