Gợi mở ứng xử với ảnh hưởng sức mạnh mềm từ sản phẩm

Một phần của tài liệu (LUẬN ÁN TIẾN SĨ) Sự phát triển của ngành công nghiệp văn hóa Trung Quốc trong bối cảnh gia tăng sức mạnh mềm (Trang 147 - 150)

CHƯƠNG 1 : TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU

4.2. GỢI MỞ ĐỐI VỚI VIỆT NAM

4.2.2.2 Gợi mở ứng xử với ảnh hưởng sức mạnh mềm từ sản phẩm

nghip văn hoá Trung Quc

Đối với Trung Quốc, việc tiếp tục lựa chọn gia tăng ảnh hưởng mềm văn hóa là điểm nhấn ngoại giao trong thập niên thứ hai thế kỷ XXI cũng như sự triển khai rộng rãi sáng kiến hợp tác “Vành đai và Con đường” trong khu vực là một cơ

hội chiến lược của ngành công nghiệp văn hóa. Song từ góc nhìn Việt Nam, đây lại là thách thức về việc làn sóng xâm nhập của văn hóa ngoại vào thị trường nước ta.

Việc thị trường nước ta có nhiều nền tảng cơ sở để sản phẩm công nghiệp văn hóa Trung Quốc dễ dàng tiếp cận cũng làm gia tăng những thách thức đối với ngành công nghiệp văn hóa dân tộc. Đó chính là sự gần gũi vềđịa lý, tương

đồng trong bối cảnh văn hóa và sự tương đương về thể chế chính trị. Những bộ

Hoa trong nghìn năm Bắc thuộc, sựảnh hưởng của học thuyết tôn giáo như Nho gia với “tam tòng”, “tứđức”, “thiên tử”, “sưđồ”.v.v. đã làm cho khoảng cách văn hóa giữa Việt Nam và Trung Quốc co hẹp lại. Mặc dù, chúng ta đã có quá trình “Việt hóa” nhằm để “hòa đồng” mà không bị “hòa tan” nhưng nền tảng văn hóa phương Đông đã làm cho những quan niệm về giá trị đạo đức, nhân sinh quan giữa người dân hai nước có những tương đồng nhất định. Giữa hai nước lại có những bối cảnh chính trị tương đối giống nhau như quá trình cải cách, đổi mới đất nước. Do vậy, khán giả Việt dễ dàng cảm nhận được những thông điệp về cuộc sống, con người mà các bộ phim Trung Quốc muốn chuyển tải.

Hiện nay, sau những diễn biến căng thẳng và phức tạp trên Biển Đông thời gian vừa qua, sức ảnh hưởng và lan tỏa của văn hóa Trung Quốc tại khu vực và thế giới đã có sự suy giảm đáng kể. Lượng phim Trung Quốc trên sóng truyền hình đã được các nhà đài thu hẹp lại. Song, những động thái này chỉ mang tính tình huống, trong khi lượng cung trong nước chưa đủ, lượng cầu vẫn phải phụ

thuộc vào nguồn cung bên ngoài. Nếu không là phim lịch sử Trung Quốc thì lại là phim đề tài lịch sử Hàn Quốc, Nhật Bản…Và những hệ lụy tương tự trong vấn đề

giáo dục lịch sử hay sức sống ngành nghề vẫn nguyên vẹn như vậy. Từ những

đánh giá về sự phát triển ngành công nghiệp văn hóa Trung Quốc trong bối cảnh sức mạnh mềm thiết nghĩ, nước ta cần có những ứng xử hợp lýđối với những tác

động này. Cụ thể là:

Thứ nhất, nhà nước cần tăng cường các chính sách cổ vũ cho các đơn vị, doanh nghiệp sản xuất văn hóa trong nước phát triển. Không có sức kháng cự nào mạnh bằng chính nội lực của chính mình. Nuôi dưỡng các doanh nghiệp vững mạnh là cách thức để chúng ta chủ động trong việc tiếp biến các sản phẩm văn hóa bên ngoài. Để làm được điều này, bên cạnh sự hỗ trợ về mặt cơ chế - chính sách nhà nước, bản thân công chúng cũng cần có một cái nhìn đại lượng hơn đối với các sản phẩm nội địa. Xuất phát từ những thiếu thốn khách quan, chủ quan mà hiện nay một bộ phim lịch sử trong nước không thể gồng gách trên vai tất cả

trọng trách của lịch sử và kỳ vọng hiện tại. Bởi vậy, việc định hướng dư luận để

phẩm văn hóa trong nước nói chung sẽ góp phần nuôi dưỡng ngành công nghiệp văn hóa Việt Nam trưởng thành hơn.

Thứ hai, nước ta cần siết chặt hơn nữa cơ chế kiểm tra, giám sát việc nhập khẩu các sản phẩm văn hóa bên ngoài. Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 đã phá bỏ “ranh giới” của biên giới quốc gia. Đối với ngành công nghiệp văn hóa mà nói, nó tạo ra động lực “lật đổ” các phương thức sản xuất và kinh doanh truyền thống. Sự ra đời và phát triển của Internet đã đưa đến trào lưu “số hóa” về nội dung cho các sản phẩm công nghiệp văn hóa. Ngành xuất bản truyền thống có thêm hình thức xuất bản mới – xuất bản số. Ngành phát thanh – truyền hình đẩy mạnh các ứng dụng số trên Internet. Những hình thức sản xuất phim điện ảnh ngắn trên các website được khai thác triệt để hơn. Internet rút ngắn khoảng cách về không gian và thời gian trong việc đưa các sản phẩm công nghiệp văn hóa tiếp cận đến đại chúng tiêu dùng. Theo đó, các hoạt động phổ biến văn hóa phẩm bên ngoài nói chung và Trung Quốc nói riêng có thểđược lan truyền một cách nhanh chóng, khó kiểm soát hơn. Bối cảnh mới này đặt Việt Nam trước yêu cầu đẩy mạnh công tác kiểm tra, kiểm duyệt để luôn đảm bảo việc lành mạnh hóa thị

trường tiêu dùng giải trí văn hóa trong nước.

Tương tự như cách nhìn đối chiếu như trên, việc ảnh hưởng mềm văn hóa của Trung Quốc giảm sút, làn sóng nghi ngại về bàn tay can thiệp của ýđồ chính trị trong hoạt động văn hóa Trung Quốc là một cơ hội rất lớn đối ngành công nghiệp văn hóa Việt Nam. Đây là thời điểm chúng ta cần đầu tư vào chất lượng, gia tăng về số lượng các sản phẩm văn hóa trong nước để từng bước chiếm lĩnh,

định hướng thị trường trong nước và tiến xa hơn vào khu vực.

Một mặt, các sản phẩm, dịch vụ văn hóa nước ta phải hướng tới xuất khẩu và tăng cường hợp tác quốc tế. Phát triển công nghiệp văn hóa, muốn tận dụng, phát huy thế mạnh của nó thì không thể chí hướng nội mà phải coi trọng cả hướng ngoại. Chính vì vậy, phải lựa chọn được thế mạnh có sức cạnh tranh quốc tế của các ngành công nghiệp văn hóa Việt Nam để kết hợp giữa giao lưu văn hóa với thương mại văn hóa. Nước ta có nhiều danh lam thắng cảnh độc đáo, văn hóa ẩm thực và

công nghiệp văn hóa Việt Nam cần được triệt để khai thác. Việc cảnh quan thiên nhiên nước ta được đạo diễn người Mỹ Jordan Vogt-Robert chọn làm bối cảnh cho bộ phim “Kong: Skull Island” đã minh chứng cho điều đó. Bộ phim này ngay khi vừa công chiếu đã thu hút sự quan tâm đông đảo khán giả Việt Nam, không chỉ vì nội dung phim mà còn từ sự tò mò về việc cảnh sắc Việt xuất hiện trên một bộ phim “bom tấn” của Hollywood. Thực tế cho thấy, thắng cảnh hùng vĩ của Việt Nam là một trong những yếu tố tạo nên thành công của bộ phim.[51] Bên cạnh đó, hiệu ứng tốt của các sản phẩm hợp tác về truyền hình giữa nước ta và các nước trong khu vực như Hàn Quốc, Nhật Bản...cũng cho thấy vai trò quan trọng của hợp tác quốc tế

trong quá trình hội nhập của ngành công nghiệp văn hóa Việt Nam.

Mặt khác, nước ta cần phải gia tăng các yếu tố văn hóa hấp dẫn trong nước, hay nói cách khác là thúc đẩy sức mạnh mềm văn hóa Việt Nam phát triển. Hiện nay, việc phát huy ảnh hưởng của văn hóa Việt trong nước và quốc tế vẫn còn hết sức khiêm tốn. Các doanh nghiệp nước ta chưa khai thác hết và đúng cách nét hay, nét đẹp của các giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc. Do vậy, không những chúng ta chưa vươn tới được các thị trường bên ngoài mà ngay cả lợi thế

sân nhà cũng bị “bỏ ngỏ”. Sức mạnh mềm văn hóa Trung Quốc trong khu vực

đang giảm sút là thời cơ đối với sức mạnh mềm Việt Nam, vì thế chúng ta cần triệt để tận dụng để vừa hạn chế được sự xâm lấn của bên ngoài, đồng thời lại phát huy được các giá trị tốt đẹp của truyền thống dân tộc.

Một phần của tài liệu (LUẬN ÁN TIẾN SĨ) Sự phát triển của ngành công nghiệp văn hóa Trung Quốc trong bối cảnh gia tăng sức mạnh mềm (Trang 147 - 150)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(187 trang)