Các ngành công nghiệp văn hóa mang tính nội dung đẩy mạnh

Một phần của tài liệu (LUẬN ÁN TIẾN SĨ) Sự phát triển của ngành công nghiệp văn hóa Trung Quốc trong bối cảnh gia tăng sức mạnh mềm (Trang 97 - 114)

CHƯƠNG 1 : TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU

3.3. THÀNH TỰU VÀNH ỮNG VẤN ĐỀ CÒN TỒN TẠI

3.3.1.2. Các ngành công nghiệp văn hóa mang tính nội dung đẩy mạnh

Dưới sự khuyến khích của chính sách bên trong và thích ứng trào lưu quốc tế hóa, khu vực hóa mạnh mẽ bên ngoài, các ngành công nghiệp văn hóa Trung Quốc như nghệ thuật biểu diễn, phát thanh – truyền hình - điện ảnh, xuất bản và ngành sản xuất trò chơi điện tửđã có nhiều bước tiến mới trên thị trường quốc tế. Theo số liệu thống kê, từ năm 2001 đến năm 2010, tốc độ tăng bình quân của xuất khẩu sản phẩm và dịch vụ văn hóa (nhóm hạt nhân) của Trung Quốc lần lượt đạt 15,9% và 28,7%.[89,tr.109] Trong đó, riêng đối với nhóm sản phẩm văn hóa tầng hạt nhân, giá trị xuất khẩu đã tăng từ 10,32 tỷ USD năm 2006 lên 19,89 tỷ NDT năm 2011.(Xem biểu đồ 3.2). Thị trường xuất khẩu chủ yếu của Trung Quốc tập trung ở những quốc gia như: Mỹ, Canada, Đức, Pháp, Nhật Bản, Hàn Quốc, Ốt- trây-li-a, các vùng lãnh thổ Ma Cao, Hồng Kông, khu vực Đông Nam Á.

Biểu đồ 3.2: Kim ngạch xuất khẩu ngành công nghiệp văn hóa (tầng hạt nhân) Trung Quốc từ năm 2006 đến năm 2011

(Đơn vị: Tỷ USD)

Nguồn: [89, tr.109]

Trong bối cảnh không ngừng đẩy mạnh các chiến lược để gia tăng sức mạnh trong bình diện văn hoá, các ngành sản xuất sản phẩm văn hoá Trung Quốc

được coi là một kênh quan trọng khi đạt nhiều bước tiến trong xuất khẩu ra thị

trường quốc tế. Điển hình như:

3.3.1.2.1. Ngành nghệ thuật biểu diễn

Thuộc nhóm ngành dịch vụ văn hóa - một trong hai lĩnh vực chính của công nghiệp văn hóa Trung Quốc, nghệ thuật biểu diễn bao gồm những loại hình nghệ

thuật như: múa, ba – lê, xiếc, các loại kịch truyền thống, võ thuật biểu diễn... Đây vốn là những loại hình nghệ thuật có bề dày phát triển và thế mạnh đặc sắc của Trung Quốc. Theo thống kê của Bộ Văn hoá Trung Quốc, năm 2016, nước này có 12.301 đoàn thể nghệ thuật, tăng gấp 2,7 lần so với 10 năm trước (năm 2007).[153] Đồng thời, năm 2016, các đoàn nghệ thuật của Trung Quốc đã thực hiện 23,06 triệu buổi biểu diễn, tăng gấp 2,5 lần so với năm 2007.[153] 10.32 12.92 15.84 12.502 14.39 19.89 0 2 4 6 8 10 12 14 16 18 20 2006 2007 2008 2009 2010 2011

Bảng 3.3: Quy mô ngành nghệ thuật biểu diễn Trung Quốc từ năm 2007 đến năm 2016

Năm Số lượng đoàn thể

(đơn vị) Số buổi biểu diễn (triệu buổi) Tổng doanh thu (tỷ NDT)

2007 4512 9,27 8,29045 2008 5114 9,05 9,33685 2009 6139 12,02 11,21559 2010 6864 12,71 12,39255 2011 7055 15,47 15,40263 2012 7321 13,5 19,68802 2013 8180 16,51 28,00266 2014 8769 17,39 22,64046 2015 10787 21,08 25,76483 2016 12301 23,06 31,12276 Nguồn: [153]

Bắt đầu từ những năm 80 của thế kỷ trước, thông qua con đường thương mại, nghệ thuật biểu diễn của quốc gia này đã lưu diễn tại nhiều quốc gia trên thế giới. Mặc dù quá trình “đi ra ngoài” của ngành nghề này ở Trung Quốc còn tương đối non trẻ song đến nay, nó đã đạt được những thành tựu và tiếng vang tích cực.[118] Theo số liệu thống kê của Cục liên lạc đối ngoại văn hóa – Bộ Văn hóa Trung Quốc, năm 2010, nước này có 302 hạng mục biểu diễn nghệ thuật được đưa đi biểu diễn thương mại ở nước ngoài, doanh thu đạt khoảng 177 triệu NDT, số buổi biểu diễn đạt 25908, số lượt khán giả đạt 25.934.400 lượt; năm 2011, có tổng cộng 126 hạng mục biểu diễn biểu diễn thương mại ở nước ngoài, tổng thu đạt 203 triệu NDT, số buổi biểu diễn đạt 8090 buổi với 13.169.700 lượt khán giả.[94,tr.25] Thị trường xuất khẩu chủ yếu của Trung Quốc tập trung ở những quốc gia như: Mỹ, Canada, Đức, Pháp, Nhật Bản, Hàn Quốc, Ốt-trây-li-a, các vùng lãnh thổ Ma Cao, Hồng Kông, khu vực Đông Nam Á. Theo số liệu thống kê,

năm 2016, thu nhập từ các đoàn biểu diễn nghệ thuật của Trung Quốc ở nước ngoài đạt 1,714 tỷ NDT, tăng 4.42% so với năm 2015.[94,tr.25] Điểm đáng chú ý

là nghệ thuật hý khúc truyền thống của Trung Quốc ngày càng được phổ biến ra thế giới. Năm 2016, tiêu biểu là chuyến lưu diễn thành công của đoàn kịch Tiểu Bách Hoa của tỉnh Chiết Giang tại các nước Tây Âu: Anh, Pháp, Đức, Áo trong 22 ngày, một mặt đã lan tỏa nghệ thuật truyền thống Trung Hoa ra thế giới, mặt khác kết nối được với thị trường nước ngoài để nâng cao năng lực kinh doanh trong lĩnh vực biểu diễn nghệ thuật của Trung Quốc.

Hình 3.1: Đặc điểm ngành nghệ thuật biểu diễn các nước Anh, Mỹ, Nhật Bản, Trung Quốc tại thị trường nước ngoài

Nguồn: [94,tr.73]

Nghệ thuật truyền thống cũng là điểm khác biệt của ngành nghệ thuật biểu diễn Trung Quốc so với một số nước có ngành công nghiệp văn hoá phát triển như Anh, Mỹ hay Nhật Bản. Nếu như Mỹ và Anh xác lập vị trí trong thị trường nghệ thuật thế giới bằng Kịch âm nhạc (Nhạc kịch) hay âm nhạc biểu diễn hay Nhật Bản bằng hiệu ứng ngôi sao thì 80% loại hình biểu diễn quốc tế của Trung Quốc lại chủ yếu là xiếc, các tiết mục ca vũ dân tộc truyền thống, biểu diễn về võ thuật kungfu.[94,tr.73] Chính vì vậy, ngành nghệ thuật biểu diễn được coi là “cửa sổ” để giới thiệu và quảng bá văn hoá truyền thống của Trung Quốc.

[Anh] Biểu diễn âm nhạc [Mỹ] Nhạc kịch [Trung Quốc] Nghệ thuật truyền thống [Nhật Bản] Hiệu ứng ngôi sao

3.3.1.2.2. Ngành xuất bản

Trong cơ cấu xuất khẩu sản phẩm văn hóa ở tầng hạt nhân của Trung Quốc, ngành xuất bản là một trong những ngành chủđạo chiếm ưu thế cả về số lượng và chủng loại. Phân loại theo sản phẩm, ngành xuất bản Trung Quốc có thể được chia theo các nhánh nhỏ như: Xuất bản sách, xuất bản tạp chí, xuất bản báo in, xuất bản sản phẩm nghe nhìn, xuất bản số.v.v. Ngoài bộ phận xuất bản, ngành xuất bản còn có bộ phận in ấn, phát hành và nhập khẩu sản phẩm nước ngoài. Theo công bố của Viện Nghiên cứu Xuất bản tin tức Trung Quốc năm 2015 về cơ

cấu quy mô ngành, mảng in ấn vẫn chiếm tỉ lệ doanh thu lớn nhất với 56,55%; xuất bản số chiếm tỉ lệ doanh thu lớn nhất trong nhóm sản phẩm xuất bản với 20,34%, vượt qua những mảng truyền thống như sách, tạp chí hay báo in. Điều này cho thấy xu thế “internet+” trong sự phát triển của ngành xuất bản cũng như

toàn ngành công nghiệp văn hoá Trung Quốc.[167]

Bảng 3.4: Quy mô ngành xuất bản Trung Quốc năm 2015

Nội dung Doanh thu (Tỷ NDT) Tỉ lệ (%)

Xuất bản sách 82,255 3,8 Xuất bản tạp chí 20,099 0,93 Xuất bản báo in 62,615 2,89 Xuất bản sản phẩm nghe nhìn 2,625 0,12 Ấn phẩm điện tử 1,241 0,06 Xuất bản số 440,385 20,34 In ấn phục chế 1.224,552 56,55 Phát hành 323,402 14,93 Nhập khẩu xuất bản phẩm 8,420 0,39 Nguồn: [167]

doanh thu của ngành xuất bản năm 2015 đạt 2.165,592 tỷ NDT, tăng 1,7 lần so với năm 2010.[167]

Biểu đồ 3.3: Sự tăng trưởng của ngành xuất bản Trung Quốc từ năm 2010 đến năm 2015

Nguồn: [167]

Bên cạnh thị trường nội địa, ngành xuất bản Trung Quốc cũng đã đạt được một số thành tựu nhất định trong việc xuất khẩu ra bên ngoài. Theo Tổng cục Báo chí và Xuất bản Trung Quốc về bản quyền thương mại năm 2010, sách báo, tạp chí và các ấn phẩm khác của nước này đã thâm nhập thị trường của 193 quốc gia và vùng lãnh thổ. Nếu như năm 2005, tổng số lượng quyền xuất khẩu những ấn phẩm của Trung Quốc chiếm 1517 quyền xuất bản thì đến năm 2010, con số này

đã tăng lên 5000.[4] Trong thời kỳ thực hiện Kế hoạch 5 năm lần thứ XI, khối lượng xuất khẩu quyền tác giả vào các nước như Hoa Kỳ, Canada, Anh, Pháp,

Đức, Nga đã tăng cao; tăng từ 112 quyền xuất bản năm 2005 lên 750 quyền xuất bản năm 2009.[4] Về chủng loại, xuất khẩu bản quyền sách giáo khoa tiếng Trung, xuất bản phẩm văn hóa truyền thống và các sách giáo khoa khác chiếm tỉ lệ lớn. Trước đó, ưu thế xuất khẩu lại chủ yếu thuộc về các loại sách liên quan đến di sản truyền thống như: Võ thuật, y học, ẩm thực, văn hóa Nho giáo. Vì thế, các chuyên

1237.5 1456.9 1663.5 1824.6 1999.7 2165.6 0 500 1000 1500 2000 2500 2010 2011 2012 2013 2014 2015 Doanh thu ngành xuất bản (tỉ NDT)

gia Trung Quốc cho rằng, đây là dấu hiệu thể hiện sức mạnh mềm nước này gia tăng, vì nhiều người nước ngoài muốn hiểu Trung Quốc thông qua việc học tiếng Hán. Ở một khía cạnh khác, những loại sách như văn học thiếu nhi – thể loại

được đánh giá ít giá trị truyền thống lại được độc giả nước ngoài dễ chấp nhận. Thời kỳ thực hiện Kế hoạch 5 năm lần thứ XI, bản quyền loạt sách thiếu nhi “Ma Xiaomiao vui vẻ” đã được bán sang Mỹ, Anh, Pháp, Việt Nam và các nước khác. Có thể thấy, không phải trong hoàn cảnh nào, yếu tố văn hóa truyền thống cũng là thế mạnh của sản phẩm văn hóa Trung Quốc trong thị trường tiêu dùng nước ngoài.

Bên cạnh các ấn phẩm văn học, mảng sách liên quan đến chính trị cũng

đang là một điểm sáng trong xuất khẩu ngành xuất bản của Trung Quốc. Theo sách xanh về Báo cáo phát triển văn hoá Trung Quốc năm 2017, tính đến tháng 11 năm 2016, có 3 thể loại sách liên quan đến lĩnh vực này thu hút sự quan tâm đông

đảo của độc giả thế giới bao gồm: (i) Các xuất bản phẩm liên quan đến chủđề về

“Giấc mơ Trung Quốc”, “Con đường Trung Quốc”, “Đảng Cộng sản Trung Quốc”. Tiêu biểu như: Bản tiếng Anh cuốn “Giấc mơ Trung Quốc” đã được vào Bảng xếp hạng những sách bán chạy tại nước Mỹ, đồng thời được đưa vào giáo trình tại một số trường đại học ở đây. Cuốn sách ''Tập Cận Bình về quản lý đất nước Trung Quốc''được Nhà xuất bản Ngoại văn Trung Quốc xuất bản từ năm 2014, đến nay đã phát hành được 6,42 triệu bản cả trong và ngoài nước bằng 21 thứ tiếng khác nhau như Trung, Anh, Pháp, Nga, Arab, Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha, Đức, Nhật, Việt Nam, quảng bá đến hơn 160 quốc gia và vùng lãnh thổ.[170] Cuốn sách bao gồm 79 bài nói, viết, trả lời phỏng vấn của ông Tập Cận Bình trong giai đoạn giữa tháng 11/2012 đến tháng 6/2014, đề cập những quan điểm tư

tưởng mới của nhà lãnh đạo đứng đầu Đảng và Nhà nước Trung Quốc, qua đó thể

hiện rõ cách thức điều hành, quản lýđất nước của Ban lãnh đạo Trung Quốc hiện nay. (ii) Các ấn phẩm liên quan đến phân tích sự phát triển của kinh tế Trung Quốc và quan hệ với thế giới. (iii) Các công trình học thuật nổi tiếng trong lĩnh vực nghiên cứu quan niệm giá trị văn hoá đương đại của Trung Quốc.

3.3.1.2.3. Ngành phát thanh - truyền hình và điện ảnh

Phát thanh – truyền hình và điện ảnh cũng là lĩnh vực mang tính trụ cột và truyền thống của ngành công nghiệp văn hoá Trung Quốc. Năm 2016, theo công bố của Cục Thống kê Trung Quốc, ngành này có mức đóng góp khoảng 4,5% trong tỉ trọng toàn ngành công nghiệp văn hoá.[175] Mức đóng góp này tương

đương với các ngành như xuất bản hay nghệ thuật biểu diễn. Cho đến nay, ngành phát thanh – truyền hình và điện ảnh vẫn là ngành có vai trò quan trọng trong việc xây dựng hình thái ý thức và định hướng dư luận xã hội của Trung Quốc. Đồng thời, sản phẩm của ngành này là một trong những kênh chủ lực trong chiến lược truyền bá văn hoá ra bên ngoài của Trung Quốc.

- Ngành phát thanh – truyền hình:

Cùng với sự phát triển của khoa học kỹ thuật và nhu cầu văn hoá ngày càng cao của người dân trong nước, mức độ phủ sóng của phát thanh – truyền hình Trung Quốc ngày càng rộng. Theo số liệu công bố năm 2017, mức độ phủ

sóng của phát thanh và truyền hình lần lượt đạt 98,71% và 99,07%.[168] Tổng doanh thu của ngành phát thanh – truyền hình Trung Quốc tăng ổn định qua các năm. Thống kê của Tổng cục phát thanh – truyền hình Trung Quốc cho thấy, năm 2017, tổng doanh thu ngành này đạt 607,021 tỷ NDT, tăng 20,45% so với cùng kỳ

Biểu đồ 3.4: Tổng doanh thu ngành phát thanh – truyền hình Trung Quốc qua các năm

Nguồn: [168]

Vai trò truyền bá giá trị văn hoá ra bên ngoài của ngành phát thanh – truyền hình Trung Quốc chủ yếu thể hiện qua việc xuất khẩu các tiết mục truyền hình bao gồm phim truyền hình, phim tài liệu và tiết mục giải trí tổng hợp. Trong

đó, hơn 70% giá trị xuất khẩu ngành phát thanh - truyền hình thuộc về việc xuất khẩu phim truyền hình.[110,tr.95] Một sốđặc điểm nổi bật của việc xuất khẩu sản phẩm phim truyền hình Trung Quốc gồm: Thứ nhất, đối tượng thị trường chủ yếu là Mỹ, Canada, Singapore, Hồng Kông, Đài Loan, Âu Mỹ. Cộng dồng người Hoa và các nước nằm trong ảnh hưởng của vùng văn hoá chữ Hán là đối tượng khán giả chủ yếu của phim truyền hình Trung Quốc. Thứ hai, dòng phim xuất khẩu truyền thống của Trung Quốc là dòng phim cổ trang, bao gồm phim kiếm hiệp, phim lịch sử, phim cải biên nổi tiếng. Những tác phẩm tiêu biểu như: Tam Quốc diễn nghĩa, Hồng lâu mộng, Tây Du ký, Thiên long bát bộ... Những bộ phim này

đã có sức sống và ảnh hưởng rất lớn đến khu vực Đông Nam Á. Thời gian gần

đây, ngoài dòng phim cổ trang, thể loại phim hiện đại về các chủđề như phim đô thị, phim luân lý gia đình, phim chủ đề của Trung Quốc cũng thu hút khán giả

quốc tế. Thứ ba, Trung Quốc tăng cường hợp tác với quốc tế trong sản xuất phim

230.1 271.7 326.8 373.4 422.6 504.0 607.0 0.0 100.0 200.0 300.0 400.0 500.0 600.0 700.0 2010 2011 2012 2013 2014 2016 2017

truyền hình. Họ coi đây là một kênh quan trọng để vừa thu hút được khán giả

nước sở tại vừa hưởng những ưu đãi chính sách thu hút đầu tư nước ngoài ở các nước. Ví dụ như: Tập đoàn đầu tư truyền thông Tân văn hoá Thượng Hải, Tập

đoàn truyền thông Văn Quảng Thượng Hải cùng với Đài truyền hình Catolonia Tây Ban Nha hợp tác sản xuất “Chuyện tình Tây Ban Nha”; Công ty điện ảnh Hualu Baina Bắc Kinh hợp tác với Đài NHK của Nhật sản xuất bộ phim “Ánh sáng của chòm sao Pleiades ”.[110,tr.96]

- Ngành điện ảnh:

Quy mô thị trường ngành điện ảnh Trung Quốc không ngừng được mở

rộng. Doanh thu phòng vé, sản lượng phim trong nước liên tục gia tăng. Nếu như

năm 2007, doanh thu phòng vé đạt 3,327 tỷ NDT, với mức tăng trưởng hàng năm

đạt 26,98% thì đến năm 2014, những chỉ số này lần lượt đạt 29,639 tỷ NDT và 36,15%, tức là gấp 9 lần về doanh thu và tăng hơn 9% so với 7 năm trước.[116,tr.4] Năm 2014 cũng là năm ngành điện ảnh Trung Quốc đạt mức tăng trưởng cao nhất từ năm 2011, và cao gấp 4,9 lần so với tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế (GDP đạt 7,4%).[116,tr.4] (Xem biểu đồ 3.5) Theo Hiệp hội điện ảnh Mỹ, Trung Quốc chiếm 13% thị phần doanh thu phòng vé toàn cầu, trong khi các nước khác như Anh, Pháp, Đức, Nhật Bản, Hàn Quốc…đều không vượt quá 5%.[108,tr.200] (Xem biểu đồ 3.6)

Biểu đồ 3.5: Tình hình phát triển ngành điện ảnh Trung Quốc giai đoạn 2007 - 2015

Nguồn: [116, tr.4]

Cho đến nay, quy mô sản xuất hàng năm của thị trường điện ảnh Trung Quốc chỉ đứng sau Mỹ, là thị trường điện ảnh lớn thứ hai thế giới. Sản lượng phim điện ảnh của doanh nghiệp nội liên tục gia tăng, từ 260 bộ năm 2005 lên 745 bộ năm 2012, tăng gấp 2,8 lần.[94,tr.113] Tuy nhiên, không phải toàn bộ số

lượng phim sản xuất ra đều được công chiếu, tỉ lệ phim công chiếu chỉ chiếm khoảng 20% - 30%. Cụ thể: Tỉ lệ giữa phim công chiếu và phim sản xuất năm 2005 là 43/260, năm 2010 là 91/526 và năm 2012 là 231/745. Năm 2012 cũng là năm mà số lượng phim công chiếu đạt 31%, mốc cao nhất từ khi bước vào thế kỷ

mới.[94,tr.113] Các nhà nghiên cứu công nghiệp văn hóa của Trung Quốc cho rằng, về số lượng phim quốc nội, nước này đã tương đương Mỹ, song chất lượng rạp chiếu lạc hậu hơn rất nhiều. Sản lượng hiện nay của phim quốc nội vượt quá

Một phần của tài liệu (LUẬN ÁN TIẾN SĨ) Sự phát triển của ngành công nghiệp văn hóa Trung Quốc trong bối cảnh gia tăng sức mạnh mềm (Trang 97 - 114)