CHƯƠNG 1 : TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU
2.2. CƠ SỞ THỰC TIỄN
2.2.1. Xu thế phát triển ngành công nghiệp văn hóa của thế giới
Nghiên cứu của các nhà học giả cho thấy, hiện nay có ba phân tầng trong phát triển văn hóa trên thế giới: Thứ nhất, văn hóa bá chủ; thứ hai, văn hóa thế
mạnh; thứ ba, văn hóa thế yếu. Công nghiệp văn hóa là một thực thể của văn hóa,
Sáng tạo Khoa học Công nghệ Bản quyền CÔNG NGHIỆP VĂN HÓA Bản sắc văn hóa
văn hóa – văn minh là ‘nguyên liệu’, ‘tài nguyên’ của ngành công nghiệp văn hóa. Do vậy, sự phát triển của công nghiệp văn hóa trên thế giới hiện nay cũng có ba phân tầng tương tự. [119,tr.157] Tuy nhiên, điều này không có nghĩa, quốc gia thuộc nhóm văn hóa bá chủ thì sẽ thuộc nhóm công nghiệp văn hóa bá chủ. Nếu như xét về phương diện văn hóa thì văn hóa Trung Quốc thuộc loại văn hóa thế
mạnh. Tuy nhiên trên thực tế, công nghiệp văn hóa Trung Quốc vẫn đang trong nhóm thế yếu chưa vươn lên được thế mạnh. Do đó, không phải cứ một quốc gia sở hữu văn hóa thế mạnh là tương ứng với nền công nghiệp văn hóa mạnh.
Thứ nhất, điển hình cho tầng bậc thứ nhất này là ngành công nghiệp văn hóa của nước Mỹ. Đây được coi là quốc gia “bá chủ tuyệt đối” trong quá trình phát triển công nghiệp văn hóa của thế giới.[119,tr.157] Nước Mỹ dựa vào thực lực kinh tế lớn mạnh đã từng bước “xâm thực” văn hóa của mình đến các quốc gia khác trên thế giới. Điều này không những đưa về cho nước Mỹ một khoản lợi nhuận khổng lồ mà còn mang đặc sắc văn hóa Mỹ “phủ bóng” tới mọi góc độ của toàn cầu. Đâu đâu trong các đô thị trên thế giới chúng ta cũng có thể dễ dàng nhìn thấy các nhãn hiệu nhưđồ ăn nhanh McDonald, Kentucky Fried Chicken (KFC), phim hoạt hình Disney, nước giải khát Coca Cola.v.v. Thứ hai, nhóm các nước có nền công nghiệp văn hóa thế mạnh bao gồm: Đức, Anh, Pháp, Áo, Canada, Nhật Bản, Hàn Quốc. Tại nhóm các nước này, ngành công nghiệp văn hóa không chỉ
ngày càng được biết đến rộng rãi mà còn có vị trí hết sức quan trọng trong nền kinh tế quốc dân và cục diện văn hóa. Thứ ba, nhóm các nước có nền công nghiệp văn hóa thế yếu nhằm chỉ các quốc gia có ngành công nghiệp văn hóa chưa phát triển. Trình độ công nghiệp văn hóa ở các quốc gia này cũng còn thấp, so với văn hóa bá chủ và văn hóa thế mạnh thì thực lực của những quốc gia này chưa đáng kể. Nói một cách khác, những nước trong tầng bậc thứ ba này chính là đối tượng chủ yếu để các nước ở hai nhóm còn lại truyền bá ảnh hưởng văn hóa. Trong đó, Trung Quốc là một trong những quốc gia thuộc nhóm nước thế yếu về công nghiệp văn hóa.
Từ thập niên 90 của thế kỷ XX đến nay, văn hóa bá chủ của nước Mỹ
không ngừng thông qua các phương thức về chính trị, kinh tếđể khoa trương sức
ảnh hưởng đối với thế giới. Trong khi đó, để đảm bảo lợi ích của quốc gia mình, nhóm các nước văn hóa thế mạnh một mặt đẩy mạnh xuất khẩu các sản phẩm văn hóa đến các quốc gia văn hóa thế yếu, mặt khác áp dụng nhiều biện pháp để vừa cạnh trạnh vừa chống lại văn hóa bá quyền. Còn đối với các nước văn hóa thế yếu, họ cũng không hoàn toàn cam tâm tiếp nhận toàn bộ văn hóa của các nước phát triển, mà tìm cách kháng cự lại, nhằm bảo tồn bản sắc văn hóa của mình. Họ
thành lập nên các tập đoàn công nghiệp văn hóa mang tính quốc tế hóa, xây dựng các doanh nghiệp văn hóa của nước mình tham gia vào cạnh tranh toàn cầu. Đồng thời với quá trình tiếp nhận văn hóa nước ngoài, họ cũng xuất khẩu văn hóa nước mình đến những quốc gia này. Tất cả những làn sóng văn hóa “ngược, xuôi” này
đã tạo nên cục diện không ngừng “xô đẩy” lẫn nhau trong lĩnh vực văn hóa thế
giới.
Có thể thấy, mặc dù là một nhóm ngành nghề xuất hiện muộn, song công nghiệp văn hóa với những thuộc tính “ưu việt” đã nhanh chóng được coi trọng,
đặc biệt là ở các quốc gia có nền kinh tế phát triển. Do sự khác biệt về trình độ
phát triển kinh tế cũng như thực lực quân sự và độ “nhanh, chậm” trong quá trình xây dựng công nghiệp văn hóa mà trên thế giới đang tồn tại ba tầng bậc trong tương quan giữa các nước: Nhóm bá chủ, nhóm thế mạnh và nhóm thế yếu. Với tư cách của một nước “đi sau” trong lĩnh vực này, Trung Quốc coi đây là cơ hội
để tranh thủ kinh nghiệm của các nước phát triển, đưa ra chiến lược phù hợp nhằm nhanh chóng phát huy thế mạnh từ bề dày văn hóa của mình.