Công nghiệp văn hóa phát triển nhanh và liên tục

Một phần của tài liệu (LUẬN ÁN TIẾN SĨ) Sự phát triển của ngành công nghiệp văn hóa Trung Quốc trong bối cảnh gia tăng sức mạnh mềm (Trang 95 - 97)

CHƯƠNG 1 : TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU

3.3. THÀNH TỰU VÀNH ỮNG VẤN ĐỀ CÒN TỒN TẠI

3.3.1.1 Công nghiệp văn hóa phát triển nhanh và liên tục

So với thế giới và khu vực, ngành công nghiệp văn hóa Trung Quốc có khởi điểm phát triển muộn hơn nhưng tốc độ tăng trưởng tương đối nhanh. Giá trị

gia tăng và tỉ trọng đóng góp vào GDP của toàn ngành tăng đều theo từng năm, năm sau luôn cao hơn năm trước. Theo số liệu công bố của Tổng cục Thống kê Trung Quốc, trong vòng 10 năm từ năm 2004 đến năm 2016, giá trị gia tăng của công nghiệp văn hóa Trung Quốc đã tăng gấp 8,9 lần, từ 344 tỷ NDT lên 3078,5 tỷ NDT.[36,tr.34;175]. Mặt khác, đóng góp của các ngành nghề văn hóa trong tỷ

trọng GDP cũng liên tục gia tăng từ 2,15% năm 2004 lên 4.14% năm 2016.[36,tr.34] (Xem biểu đồ 3.1) Sau thời kỳ tập trung tăng trưởng “nóng”, kinh tế Trung Quốc đang chuyển dần sang trạng thái “bình thường mới”, điều tiết sản xuất, chú trọng vào thị trường nội địa. Động lực tăng trưởng của nền kinh tế từ

những ngành truyền thống chuyển sang các ngành mới xuất hiện. Công nghiệp văn hóa là một trong những trọng tâm chuyển dịch phương thức tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc. Theo đó, ngành công nghiệp văn hóa đang từng bước tiệm cận với mức đóng góp 5% trong tỉ trọng của GDP, để trở thành ngành trụ cột của nền kinh tế Trung Quốc. Ở một số tỉnh thành phố lớn, công nghiệp văn hóa đã trở

thành ngành chính khi chiếm trên 5% GDP, tiêu biểu như Bắc Kinh, Thượng Hải, Giang Tô, Quảng Đông, Triết Giang, Hồ Bắc, Hồ Nam.

Biểu đồ 3.1: Quy mô tăng trưởng và tỉ lệ đóng góp trong GDP của ngành công nghiệp văn hóa Trung Quốc từ năm 2004 đến năm 2016

0 500 1000 1500 2000 2500 3000 3500 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 0 0,5 1 1,5 2 2,5 3 3,5 4 4,5

Giá trị gia tăng (tỷ NDT) Tỉ lệđóng góp trong GDP(%)

Nguồn: [36,tr.34;175]

Sự phát triển của ngành công nghiệp văn hoá Trung Quốc trong thời gian qua còn được ghi nhận qua số lượng đơn vị pháp nhân văn hoá và lực lượng lao

động không ngừng gia tăng. Theo số liệu từ 3 cuộc Tổng điều tra tình hình KT- XH Trung Quốc các năm 2004, 2008 và 2013, số lượng đơn vị pháp nhân ngành công nghiệp văn hoá đã tăng lần lượt là 318.000 hộ, 496.900 hộ và 918.500 hộ.[171;114] Theo đó, số lượng lao động trong ngành này cũng tăng từ 8,73 triệu người năm 2004, lên lần lượt là 11,82 triệu người năm 2008 và 17,59 triệu người năm 2013. Như vậy, trong vòng 10 năm từ 2004 đến năm 2013, đơn vị pháp nhân ngành công nghiệp văn hoá đã tăng gần 3 lần; lực lượng lao động tăng gần 2 lần.

Bảng 3.2: Số lượng đơn vị pháp nhân và lực lượng lao động của ngành công nghiệp văn hóa Trung Quốc các năm 2004, 2008, 2013

Năm

Số lượng 2004 2008 2013

Đơn vị pháp nhân (hộ) 318.000 496.900 918.500

Lực lượng lao động (triệu

người) 8,73 11,82 17,59

Để tạo nên diện mạo một “điểm sáng mới” trong nền kinh tế của toàn ngành công nghiệp văn hoá Trung Quốc, các ngành mang tính nội dung như nghệ

thuật biểu diễn, xuất bản, điện ảnh (vốn được xem là nhóm ngành hạt nhân)…có sựđóng góp không nhỏ. Sở dĩ gọi đây là ngành nội dung vì nó trực tiếp sử dụng chất liệu giá trị văn hoá truyền thống làm nội dung chính của sản phẩm văn hoá. Xuất phát từ nguyên do này nên xuất khẩu sản phẩm văn hoá các ngành mang tính nội dung có vai trò quan trọng trong chiến lược gia tăng sức mạnh mềm văn hoá của Trung Quốc.

Một phần của tài liệu (LUẬN ÁN TIẾN SĨ) Sự phát triển của ngành công nghiệp văn hóa Trung Quốc trong bối cảnh gia tăng sức mạnh mềm (Trang 95 - 97)