Trọng tâm trong phát triển ngành công nghiệp văn hoá của

Một phần của tài liệu (LUẬN ÁN TIẾN SĨ) Sự phát triển của ngành công nghiệp văn hóa Trung Quốc trong bối cảnh gia tăng sức mạnh mềm (Trang 133 - 138)

CHƯƠNG 1 : TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU

4.1. TRIỂN VỌNG PHÁT TRIỂN CỦA NGÀNH CÔNG NGHIỆP VĂN HÓA

4.1.3. Trọng tâm trong phát triển ngành công nghiệp văn hoá của

Xuất khẩu sản phẩm công nghiệp văn hoá sẽ là trọng tâm quan trọng trong chiến lược đẩy mạnh xây dựng và quảng bá hình ảnh quốc tế của Trung Quốc. Trung Quốc vừa tiến hành xong Đại hội Đảng lần thứ 19, trong đó ông Tập Cận Bình tiếp tục

được bầu làm Tổng Bí thư. Theo tinh thần của Báo cáo Chính trị Đại hội lần này, Trung Quốc sẽ kiên trì phấn đấu xây dựng xã hội khá giả vào năm 2020, hoàn thành mục tiêu hai lần 100 năm và tiếp tục giấc mơ phục hưng của dân tộc Trung Hoa mà chính ông Tập Cận Bình đã đưa ra. Sau khi xác lập được chỗđứng là nền kinh tế lớn

thứ hai thế giới, Trung Quốc đang thể hiện sự chủđộng hơn trong các công việc quốc tế, tăng cường quyền phát ngôn trong các diễn đàn thế giới. Đặc biệt, với sáng kiến về

việc xây dựng khối liên kết các nước vào tuyến Vành đai - con đường, Trung Quốc cho thấy khát vọng lan toả mạnh hơn những ảnh hưởng mềm đối với cộng đồng thế

giới. Trên thực tế, chính sáng kiến này với sự ra đời của Ngân hàng cơ sở hạ tầng châu Á (AIIB) là điểm cộng của Trung Quốc trong đánh giá xếp hạng 30 nước có sức mạnh mềm lớn nhất thế giới của tổ chức Portland.[64] Có thể thấy rằng, cùng với những

động thái chính trị về việc củng cố quyền lực nhằm nỗ lực xây dựng chếđộ quản trị

thế giới mới, Trung Quốc sẽ tiếp tục tăng cường việc xây dựng và quảng bá hình ảnh quốc tế của mình. Trong đó, xuất khẩu sản phẩm công nghiệp văn hoá sẽ là một trong những trọng tâm quan trọng của chiến lược này. Báo cáo chính trị Đại hội XIX vừa qua của Trung Quốc một lần nữa nhấn mạnh nội dung “đẩy mạnh xây dựng năng lực truyền bá quốc tế, thuyết giải rõ ràng về câu chuyện Trung Quốc, thể hiện chân thực hiện thực, lập trường và mọi phương diện của Trung Quốc, nâng cao sức mạnh mềm văn hoá quốc gia”.[166]

Nhìn lại thực trạng phát triển ngành công nghiệp văn hoá Trung Quốc từđầu thế kỷ XXI đến nay và căn cứ vào những đánh giá vềđịnh hướng phát triển văn hoá trong thời gian tới qua một số văn bản như “Kế hoạch 5 năm lần thứ 13 về phát triển văn hoá”, “Kế hoạch 5 năm lần thứ XIII về phát triển công nghiệp văn hoá”, “Kế

hoạch phát triển văn hóa trong chiến lược Vành đai và Con đường giai đoạn 2016-2020”, có thể thấy, trọng tâm của phát triển ngành kinh tế này trong giai đoạn tiếp theo sẽđược Trung Quốc tập trung vào một số nội dung chính sau:

Một là, xây dựng những sản phẩm công nghiệp văn hoá mang tính chiến lược.

Đây không phải là nội dung mới trong quá trình đưa sản phẩm công nghiệp văn hoá trong nước tham gia vào thị trường quốc tế của Trung Quốc. Bởi ngay từ những năm 2007, Trung Quốc đã đưa ra ý kiến chỉ đạo về việc bình chọn danh mục các doanh nghiệp và sản phẩm trọng điểm, nhằm có chính sách ưu đãi cụ thểđối với những mũi nhọn này. Cho đến nay, hoạt động này vẫn được tiến hành đều đặn 02 năm một lần, góp phần vào sự tăng trưởng của xuất khẩu sản phẩm công nghiệp văn hoá trong kim ngạch xuất nhập khẩu của Trung Quốc. Trong thời gian tới, hai nhóm sản phẩm công

nghiệp văn hoá mang tính chiến lược, sẽđược đẩy mạnh xuất khẩu gồm: Thứ nhất, nhóm sản phẩm thể hiện nội dung giá trị văn hoá truyền thống Trung Quốc, tiêu biểu như: Nghệ thuật biểu diễn, hoạt hình, sản phẩm xuất bản, điện ảnh, phim truyền hình;

thứ hai, nhóm sản phẩm thể hiện nội dung sáng tạo và gắn kết với Internet, tiêu biểu như: Trò chơi điện tử, thiết kế, văn học mạng, truyền hình.

Nhóm sản phẩm thứ nhất nằm trong định hướng đẩy mạnh tự tin văn hoá và phổ biến hệ giá trị cốt lõi xã hội chủ nghĩa đặc sắc của Trung Quốc. “Tự tin văn hoá” là một trong bốn nội hàm tự tin của Trung Quốc gồm “Tự tin vềđường lối, tự tin về

lý luận, tự tin về chế độ và tự tin về văn hoá.” Ba tự tin đầu tiên đã được nói đến dưới thời ông Hồ Cẩm Đào, còn “tự tin văn hoá” là nội hàm được Tập Cận Bình thêm vào sau này, trong Diễn văn chào mừng 95 năm Ngày thành lập Đảng Cộng sản Trung Quốc (năm 2016). Trong thời gian tới, theo tinh thần của Đại hội 19 ĐCS Trung Quốc, “tự tin văn hoá” sẽ trở thành tôn chỉ mang tính “hành trang” trong mục tiêu hướng đến nước mạnh về văn hoá của Trung Quốc.[166] Theo đó, một trong những nội dung quan trọng, mang tính cốt lõi trong “tự tin văn hoá” của Trung Quốc đó là sự tự tin vào những giá trị văn hoá truyền thống mà Trung Quốc đã xác lập được trong lịch sử hàng nghìn năm của mình thông qua giá trị về tôn giáo, triết học, văn hoá, kiến trúc, y học, võ thuật... Bởi vậy, những sản phẩm công nghiệp văn hoá mang nội dung truyền tải những giá trị truyền thống này sẽ là ưu tiên trong chiến lược xuất khẩu hướng tới mục tiêu tăng cường mở rộng ảnh hưởng mềm ra bên ngoài của Trung Quốc.

Nhóm sản phẩm thứ hai thể hiện xu hướng “Internet +” trong các ngành văn hoá của Trung Quốc. “Internet +” nghĩa là các ngành nghề có sự gắn kết chặt chẽ với thành tựu phát triển của Internet, sử dụng phương thức sản xuất, kinh doanh mới phù hợp với sự vận động nhanh chóng của nền tảng số. Sở dĩ đây sẽ là nhóm sản phẩm xuất khẩu trọng tâm bởi: (i)Trong những năm gần đây, các ngành văn hoá sáng tạo

đang ngày càng chiếm tỉ trọng quan trọng trong tổng doanh thu của ngành công nghiệp văn hoá Trung Quốc, vượt xa những ngành cốt lõi trước đây như: điện ảnh, xuất bản. Năm 2015, mức tăng trưởng của ngành sáng tạo – thiết kếđạt 495,3 tỉ NDT, tăng 123,7 tỉ NDT so với năm 2013, chiếm 18.2% tổng giá trị toàn ngành, cao hơn so

với mức đóng góp của các ngành cốt lõi trước đây như ngành xuất bản (4.8%), ngành phát thanh – truyền hình và điện ảnh (4.5%).[173](ii) Nhìn vào “Danh mục các doanh nghiệp và sản phẩm công nghiệp văn hoá xuất khẩu trọng điểm năm 2015 - 2016” của Trung Quốc có thể thấy, so với các năm trước đây, trong hơn 300 doanh nghiệp và hơn 100 sản phẩm văn hoá trọng điểm, các sản phẩm và doanh nghiệp ở

lĩnh vực có sự kết nối giữa số hoá và nghe nhìn như hoạt hình, game…ngày càng tăng về số lượng. (iii) Đẩy mạnh xuất khẩu sản phẩm ngành sáng tạo nhằm bổ sung khiếm khuyết của thị trường xuất khẩu thiết bị văn hoá nhiều hơn là sản phẩm mang giá trị

hoặc biểu tượng văn hoá của Trung Quốc. Đồng thời, xu hướng này phù hợp với sự

chuyển dịch mạnh mẽ của các ngành nghề trong bối cảnh cuộc cách mạng 4.0 đang hình thành và ảnh hưởng đến nền kinh tế toàn cầu.

Hai là, xây dựng các doanh nghiệp văn hoá mang thương hiệu quốc tế. Trung Quốc tiếp tục đặt trọng tâm vào việc xây dựng đội ngũ doanh nghiệp văn hoá hướng ngoại, có sức cạnh tranh quốc tế. Đây được coi là những mũi tiến công chủ lực vào thị

trường hải ngoại của ngành công nghiệp văn hoá Trung Quốc. Các doanh nghiệp đa chếđộ sở hữu đều được khuyến khích tham gia vào quá trình xuất khẩu sản phẩm ra ngoài. Trung Quốc cũng hướng các doanh nghiệp trong nước thông qua các phương thức mua bán, sáp nhập hoặc hợp tác, đẩy mạnh đầu tư vốn vào thị trường quốc tế, xây dựng mạng lưới kinh doanh đa quốc gia. Trên thực tế, một số doanh nghiệp văn hoá mạnh của Trung Quốc đã bước đầu thành công với hướng đi chiến lược này, trong một phạm vi nhất định, từng bước xác lập vị trí trên thị trường thế giới. Trong thời gian tới, xu hướng đầu tư mua lại cổ phần các doanh nghiệp nước ngoài sẽ là hướng đi

đáng chú ý của doanh nghiệp văn hoá Trung Quốc.

Ba là, kiện toàn chính sách đẩy mạnh thương mại quốc tế về văn hoá. Ngoài những chếđộưu đãi về dịch vụ tài chính, mở rộng thị trường, vấn đề kỹ thuật… đối với các doanh nghiệp và sản phẩm xuất khẩu trọng điểm, Trung Quốc trong giai đoạn 5 năm tiếp theo (2017 - 2021) sẽ tiếp tục kiện toàn các chính sách liên quan đến thương mại văn hoá. Trong đó, nội dung chủ yếu gồm: Đơn giản hoá quy trình kiểm tra thẩm định hành chính về xuất khẩu văn hoá, xử lý dịch vụ và các khoản thu mang tính kinh doanh đối với các khâu trong quy trình xuất khẩu, đơn giản và thuận tiện hóa

việc quản lý ngoại hối trong đầu tư thương mại văn hoá, giải quyết nhanh, gọn các thủ

tục thông quan. Để khắc phục một trong những khâu yếu của ngành công nghiệp văn hoá Trung Quốc là khả năng quốc tế hoá chưa cao, nước này đặt mục tiêu tăng cường dịch vụ thông tin công cộng về thương mại văn hoá đối ngoại, trong đó nhấn mạnh vào việc xây dựng mạng tin tức phân theo lĩnh vực, phân theo đất nước liên quan đến chính sách công nghiệp văn hoá và động thái thị trường văn hoá thế giới. Tăng cường công tác bảo vệ bản quyền liên quan đến thị trường quốc tếđược Trung Quốc coi là nội dung quan trọng trong việc hoàn thiện hệ thống chính sách thương mại văn hoá của giai đoạn tiếp theo.

Bốn là, tăng cường khai thác thị trường văn hoá các nước thuộc Vành đai và con đường (BRI). Ý tưởng chiến lược BRI không chỉ cho thấy một Trung Quốc đang chủđộng hơn trong sân chơi toàn cầu, mà nó còn đưa lại hiệu ứng tích cực đối với các ngành kinh tế bên trong bao gồm cả ngành công nghiệp văn hoá. Đó chính là triển vọng mở rộng thị trường quốc tế, hình thành chuỗi liên kết giá trị của Trung Quốc với các nước nằm trong tuyến vành đai - con đường này. Thấy được những điểm sáng đó nên Trung Quốc đã đưa ra lộ trình phát triển và hợp tác văn hoá trong “Kế hoạch phát triển văn hóa trong chiến lược Vành đai và Con đường giai đoạn 2016-2020” do Bộ Văn hóa nước này ban hành vào tháng 12 năm 2016.[154] Bản Kế hoạch này

đã đưa ra lộ trình xây dựng cơ chế hợp tác quốc tế về công nghiệp văn hóa đồng thời xác định phải đẩy nhanh việc xây dựng “Vành đai công nghiệp văn hóa Con

đường tơ lụa”. Một số lĩnh vực trọng điểm về hợp tác công nghiệp văn hóa giữa Trung Quốc với các nước dọc tuyến đường được nhấn mạnh trong giai đoạn tới gồm: Du lịch văn hóa, nghệ thuật biểu diễn, mỹ thuật công nghệ, số hóa văn hóa, hợp tác bảo vệ và phát triển số hóa tài nguyên văn hóa, thúc đẩy ngành hoạt hình hướng đến các nước trong Vành đai và Con đường. Ngoài ra,một số vấn đề như

thúc đẩy hợp tác thương mại văn hóa Vành đai và Con đường, hoàn thiện kênh hợp tác quốc tế xung quanh các lĩnh vực như biểu diễn, điện ảnh, truyền hình, phát thanh, âm nhạc, hoạt hình, game, thiết kế sáng tạo...cũng được Trung Quốc chú trọng.

Một phần của tài liệu (LUẬN ÁN TIẾN SĨ) Sự phát triển của ngành công nghiệp văn hóa Trung Quốc trong bối cảnh gia tăng sức mạnh mềm (Trang 133 - 138)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(187 trang)