TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU CỦA HỌC GIẢ TRONG NƯỚC

Một phần của tài liệu (LUẬN ÁN TIẾN SĨ) Sự phát triển của ngành công nghiệp văn hóa Trung Quốc trong bối cảnh gia tăng sức mạnh mềm (Trang 40 - 44)

CHƯƠNG 1 : TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU

1.2. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU CỦA HỌC GIẢ TRONG NƯỚC

Cùng với “sức nóng” của việc ra đời “Chiến lược phát triển các ngành công nghiệp văn hóa Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030” do Thủ

tướng Chính phủ giao cho Bộ Văn hóa – Thể thao và Du lịch cùng các bộ ngành liên quan thực hiện, những nghiên cứu về chủ đề công nghiệp văn hóa nói chung và công nghiệp văn hóa Trung Quốc nói riêng tại Việt Nam ngày càng phong phú và đa dạng.

Trước hết, ni bt trong mt s năm gn đây là nhng nghiên cu kinh nghim phát trin ngành công nghip văn hóa, công nghip sáng to ca các nước phát trin trên thế gii như Nhật Bản, Hàn Quốc, Singapore và một số

nước châu Âu như Anh, Pháp. Tiêu biểu trong đó có các công trình như: “Sự phát triển của công nghiệp văn hóa của Nhật Bản, Hàn Quốc và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam” (2014) – Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ 2013 -2014 của PGS.TS. Phạm Hồng Thái [25]; bài viết “Phát triển công nghiệp văn hóa, công nghiệp sáng tạo ở một số quốc gia trên thế giới và gợi mở kinh nghiệm cho Việt Nam” (2015) của nhóm học giả Vũ Thanh Hà, Lê Thị Kim Oanh, Hồ Thu Huyền... Những nghiên cứu này chủ yếu phân tích thực trạng, vai trò và những chính sách phát triển ngành công nghiệp văn hóa của chính phủ các nước. Các tác giả cũng chỉ ra tác động đến quốc tế bao gồm cả Việt Nam của một số nền công nghiệp văn hóa phát triển trên thế giới, trong đó đặc biệt nhấn mạnh đến ảnh hưởng về

sức mạnh mềm.

Công trình “Văn hóa trở thành ngành kinh tế xuất khẩu: Kinh nghiệm quốc tế, bài học Việt Nam” (2013) [18] của tác giả Bùi Thị Minh Phượng và Hà Thị Quỳnh Hoa thuộc hệ đề tài cơ sở do Viện Thông tin Khoa học xã hội chủ trì

đã tập trung vào đánh giá vai trò của văn hóa trong phát triển kinh tế, xu hướng xuất khẩu văn hóa và những đóng góp của nó cho sự tăng trưởng kinh tế. Trên cơ

sởđánh giá thực trạng phát triển công nghiệp văn hóa ở một số nước trên thế giới,

đưa ra những giải pháp nhằm phát triển nền công nghiệp văn hóa ở Việt Nam, biến xuất khẩu văn hóa thành một trong những ngành kinh tế chủ đạo. Theo đó,

đề tài được chia là ba phần: 1) Văn hóa – một ngành kinh tế xuất khẩu quan trọng hiện nay; 2) Công nghiệp văn hóa; và 3) Thực tiễn một số nền công nghiệp văn hóa trên thế giới và bài học cho Việt Nam.

Một trong những công trình mang tính khái luận tương đối đầy đủ và dày dặn về công nghiệp văn hóa là cuốn “Giáo trình các ngành công nghiệp văn hóa” (2009) [31] của hai tác giả Đặng Hoài Thu và Phạm Bích Huyền – Trường Đại học Văn hóa Hà Nội. Công trình đã đưa đến cái nhìn tổng quan về ngành công nghiệp văn hóa, không chỉ là các quan niệm, mà còn nhấn mạnh vào đặc điểm cơ

bản như: Được bảo hộ bởi luật bản quyền, quy mô doanh nghiệp, tính rủi ro.v.v. Ngoài ra, công trình cũng đề cập đến xu hướng, chính sách phát triển các ngành công nghiệp văn hóa với việc phân tích chính sách phát triển các ngành công nghiệp văn hóa của một số nước trên thế giới trong đó có Trung Quốc. Nói về

ngành công nghiệp văn hóa của Trung Quốc, tác giả công trình đề cập đến những chính sách như chính sách kinh tế văn hóa, chính sách giá cả, chính sách thuế…và một số thành tựu cơ bản của ngành này.

Th hai, nhng nghiên cu đi sâu phân tích v tim năng, thc trng và gii pháp phát trin ngành công nghip văn hóa Vit Nam. Ở nhóm công trình này, các tác giả trên cơ sở phân tích những lý luận về tác dụng, vai trò của ngành công nghiệp văn hóa nói chung đã đi đến xác định những thời cơ, thách thức của công nghiệp văn hóa Việt Nam thời gian tới. Tiêu biểu với các công trình như: “Vai trò, tác dụng của công nghiệp văn hóa đối với phát triển bền vững

đất nước trong tiến trình đổi mới và hội nhập Quốc tế” (2015) [1] của GS.TS. Hoàng Chí Bảo; “Vai trò của công nghiệp văn hóa đối với phát triển kinh tế xã hội và hội nhập quốc tế” (2015) [11] của PGS.TS. Phạm Trương Hoàng, “Định hướng giải pháp phát triển các ngành công nghiệp văn hóa ở Việt Nam” (2015) [24] của nhóm tác giả Bùi Hoài Sơn, Đỗ Thị Thanh Thủy, Nguyễn Thị Thu Hà.v.v và cả những bài viết mang đậm “hơi thở” của thực tiễn như “Công nghiệp sáng tạo, triển vọng và những thách thức đối với Việt Nam” (2015) [39] của doanh nhân Lê Quốc Vinh. Là một người trực tiếp hoạt động trong lĩnh vực kinh tế sáng tạo, bài viết của doanh nhân Lê Quốc Vinh đã đưa ra cái nhìn khái quát

đối với ngành công nghiệp sáng tạo tại Việt Nam, từ cách hiểu, phân loại cũng như giới thiệu về những doanh nghiệp sáng tạo tiêu biểu. Bài viết thông qua việc giới thiệu về kinh nghiệm phát triển ngành công nghiệp sáng tạo các nước trên thế

giới, đã đi sâu phân tích nội hàm khái niệm sáng tạo, cách phân loại tại Việt Nam. Theo đó, tác giả cho rằng, từ “sáng tạo” được hiểu là các sản phẩm – dịch vụ sáng tạo; từ “công nghiệp” được dùng với ý nghĩa là việc sản xuất các sản phẩm – dịch vụ sáng tạo đó có thể lặp lại theo quy trình được tổ chức chặt chẽ, có thể nhân rộng và phát triển tới quy mô tương đương với các ngành công nghiệp khác. Đây

tuy là một bài viết ngắn, song có giá trị tham khảo về lý luận và thực tiễn sâu sắc.

Riêng đối vi nhng nghiên cu v ngành công nghip văn hóa ca Trung Quc: Do mối quan hệ ngoại giao đặc biệt giữa Việt Nam – Trung Quốc, không chỉ là láng giềng gần với sự tương đồng về chính trị, tương thông về văn hóa mà những diễn biến phức tạp gần đây càng làm cho chủ đề nghiên cứu về

Trung Quốc bao gồm cả lĩnh vực công nghiệp văn hóa được quan tâm và chú trọng. Một số công trình nổi bật như: “Phát triển công nghiệp văn hóa Trung Quốc và một số vấn đề đặt ra đối với Việt Nam” (2015) [15] của TS. Nguyễn Thị

Thu Phương, “Chính sách phát triển công nghiệp văn hóa của Trung Quốc” (2015) [30] của Ths. Chử Thị Bích Thu...đã đi sâu phân tích nội hàm khái niệm, cấu trúc và các giai đoạn phát triển của ngành công nghiệp văn hóa Trung Quốc. Ngoài ra, cuốn “Sức mạnh mềm văn hóa Trung Quốc, tác động tới Việt Nam và một số nước Đông Á” (2016) [17] của TS. Nguyễn Thị Thu Phương đưa ra những nhận định và đánh giá ảnh hưởng của sản phẩm văn hóa Trung Quốc đến khu vực từ góc nhìn sức mạnh mềm.

Bản thân Nghiên cứu sinh cũng đã tiến hành một số nghiên cứu bước đầu về công nghiệp văn hóa Trung Quốc, đề cập đến các vấn đề từ vĩ mô đến vi mô, từ chính sách đến thực trạng và đặc biệt chú ý khía cạnh xuất khẩu sản phẩm văn hóa. Tiêu biểu như: Chính sách phát triển công nghiệp văn hóa Trung Quốc từ

năm 1979 -2009 (2012) - luận văn Thạc sỹ; Đề tài nghiên cứu khoa học cấp cơ sở các năm: “Công nghiệp văn hóa Trung Quốc 10 năm đầu thế kỷ XXI” (2013) [33], “Chính sách xuất khẩu công nghiệp văn hóa Trung Quốc – Một số gợi mở

cho Việt Nam” (2014) [34], “Tác động của ngành công nghiệp trò chơi điện tử

Trung Quốc đối với thị trường Việt Nam” (2015) [35], “Công nghiệp văn hóa Trung Quốc trong Quy hoạch 5 năm lần thứ XII” (2016) [36]; Bài viết được công bố trên các tạp chí chuyên ngành: “Chiến lược đi ra ngoài của công nghiệp văn hóa Trung Quốc 10 năm đầu thế kỷ XXI” (2012) [32], “Công nghiệp sản xuất trò chơi điện tử Trung Quốc: Thực trạng và Tác động” (2016) [37], “Công nghiệp văn hóa Trung Quốc trong chiến lược Một vành đai, một con

thể (ngành game) hay trong một bối cảnh cụ thể (Sự triển khai của chiến lược Vành đai và con đường) đã cho thấy bức tranh đa chiều về ngành công nghiệp văn hóa Trung Quốc trong những năm trở lại đây. Công nghiệp văn hóa Trung Quốc bên cạnh tốc độ tăng trưởng nhanh chóng, cơ cấu ngành nghề, cơ cấu sở

hữu ngày càng đa dạng, vẫn còn nhiều trói buộc về cơ chế, thể chế và chênh lệch về phát triển giữa các vùng miền.

Có thể thấy, những nghiên cứu về công nghiệp văn hóa Trung Quốc của học giả Việt Nam đã bước đầu được định hình, tuy chưa thực sự phong phú về

chủ đề và đa dạng về nội dung, song đã từng bước chú ýđến một số vấn đề quan trọng như: Lý giải nội hàm, làm rõ quan điểm của Chính phủ, đi sâu phân tích chính sách, chỉ ra thành tựu, tồn tại trong ngành. Đứng từ góc độ các nghiên cứu khoa học Việt Nam, các tác giả còn đặc biệt quan tâm đến vai trò sức mạnh mềm của các sản phẩm công nghiệp văn hóa Trung Quốc tại thị trường nước ta. Đối chiếu với ngành công nghiệp văn hóa còn non trẻ trong nước, những nghiên cứu này góp phần đề xuất các bài học kinh nghiệm và đối sách ứng xử.

Một phần của tài liệu (LUẬN ÁN TIẾN SĨ) Sự phát triển của ngành công nghiệp văn hóa Trung Quốc trong bối cảnh gia tăng sức mạnh mềm (Trang 40 - 44)