Thách thức của ngành công nghiệp văn hóa Trung Quốc

Một phần của tài liệu (LUẬN ÁN TIẾN SĨ) Sự phát triển của ngành công nghiệp văn hóa Trung Quốc trong bối cảnh gia tăng sức mạnh mềm (Trang 130 - 133)

CHƯƠNG 1 : TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU

4.1.2.Thách thức của ngành công nghiệp văn hóa Trung Quốc

4.1. TRIỂN VỌNG PHÁT TRIỂN CỦA NGÀNH CÔNG NGHIỆP VĂN HÓA

4.1.2.Thách thức của ngành công nghiệp văn hóa Trung Quốc

Bên cạnh những yếu tố mang tính cơ hội nhưđã phân tích trên đây, sự phát triển của ngành công nghiệp văn hóa Trung Quốc trong thời gian tới sẽ vấp phải thách thức rất lớn từ dư luận quốc tế về “ giấc mộng trỗi dậy Trung Quốc” cũng như về cuộc xâm lăng văn hóa mới.

Việc Trung Quốc chú ý đến các dự án phi thương mại để xây dựng hình

ảnh của mình ở nước ngoài tạo ra rào cản tâm lý của người tiêu dùng hải ngoại

đối với sản phẩm văn hóa nước này. Điển hình như sự kiện Tân Hoa Xã thuê màn hình rộng để chiếu video quảng cáo tại trung tâm New York, ngay trên Quảng trường Thời đại. Các chuyên gia Trung Quốc nhấn mạnh đó là giấc mơ của một nhà quảng cáo bởi màn ảnh này hàng ngày có khoảng 70 nghìn người xem.[5] Những bộ phim được chọn chiếu như “Trải nghiệm Trung Hoa” (Experience China), “Trung Quốc lên đường” (China on a Way) đều thể hiện hình ảnh về con người, đất nước Trung Hoa tươi đẹp, mến khách đối với bạn bè quốc tế. Tuy nhiên, việc mở rộng sự hiện diện văn hóa đang kéo theo những đánh giá tiêu cực từ phía dư luận xã hội Mỹ. Họ cho rằng các sản phẩm văn hóa và hoạt động văn hóa Trung Quốc mang màu sắc chính trị nhiều hơn là giá trị văn hóa hấp dẫn.

Điều này có nghĩa là, những yếu tố về chủ nghĩa cộng sản, sự can thiệp quan niệm giá trị Trung Quốc sẽảnh hưởng đến đời sống Mỹ do vậy họ càng thêm dè dặt với những sản phẩm văn hóa như vậy của Trung Quốc.

Sức mạnh và những số liệu về kinh tế, dự trữ ngoại hối hay đầu tư ra bên ngoài không tương đồng với phạm vi ảnh hưởng mềm của Trung Quốc trên thế

giới. Học giả Mỹ David Shambaugh đánh giá rằng: “Bất chấp những nỗ lực to lớn và nguồn lực khổng lồ mà chính phủ Trung Quốc đã đổ vào nhằm quảng bá sức mạnh mềm và cải thiện hình ảnh quốc tế của mình từ năm 2008, danh tiếng của Trung Quốc dường như ngày càng xấu đi”.[8] Trung Quốc thiếu sức hút phổ quát vượt ra ngoài biên giới hay ngoài cộng đồng người Hoa. Sản phẩm văn hóa của

Trung Quốc như nghệ thuật, phim ảnh, văn hóa, âm nhạc, giáo dục...vẫn ít được biết đến trên thế giới và không tạo được những xu hướng văn hóa toàn cầu. Các nghiên cứu nước ngoài hoài nghi về “mô hình Trung Quốc” và cho rằng nó khó lòng được “nhân bản” ở nước khác, không chỉ do những yếu tốđặc trưng chỉ có ở

Trung Quốc mà bản thân các quốc gia cũng không “sẵn lòng” học hỏi điều đó.[8] Có thể thấy rằng, bối cảnh Trung Quốc nhấn mạnh đến việc gia tăng sức mạnh mềm là mũi tên tác độnghai chiều đối với ngành công nghiệp văn hóa nước này. Bên cạnh cơ hội thụ hưởng các ưu đãi chính sách từ Chính phủ, ngành công nghiệp văn hóa Trung Quốc gặp phải không ít áp lực từ dư luận nước ngoài. Những khẩu hiệu được các nhà lãnh đạo Trung Quốc giương cao như “Giấc mộng Trung Quốc”, “Đại phục hưng Trung Hoa vĩđại” có thể là lời hiệu triệu sức mạnh

đoàn kết dân tộc trong nước, tuy nhiên nó lại một lần nữa dấy lên mối quan ngại về sự “trỗi dậy” của nước này trong cộng đồng quốc tế. Mặc dù Học viện Khổng Tử đã được thành lập khắp nơi, song nhiều nước vẫn không khỏi hoài nghi về

“bàn tay can thiệp của Chính phủ” Trung Quốc trong các hoạt động của loại hình này. Cũng tương tự như vậy, con đường hội nhập sâu vào thị trường văn hóa thế

giới của sản phẩm công nghiệp văn hóa Trung Quốc sẽ khó tránh khỏi những “đong đếm” giữa giá trị văn hóa đích thực và hiệu ứng về ngoại giao, chính trị từ

dư luận thế giới. Bởi vậy, trong thời gian sắp tới, công nghiệp văn hóa Trung Quốc phải thực sự chú trọng vào chất lượng, sự sáng tạo thay vì những hình thức quảng bá truyền thống, xưa cũ.

Thứ hai, Trung Quốc tham gia tranh chấp chủ quyền tại Biển Đông – diễn biến chính trị chi phối làn sóng tiếp nhận sản phẩm văn hóa Trung Quốc tại

Đông Nam Á.

Một số năm trở lại đây, đặc biệt là từ sau Đại hội XVIII Đảng Cộng sản Trung Quốc, trong quan hệ với các nước láng giềng và khu vực Đông Nam Á, Trung Quốc thể hiện thái độ bất nhất giữa tuyên bố ngoại giao và hành động trên thực tế. Mặc dù Trung Quốc khẳng định, kiên trì chính sách “hòa thuận với láng giềng, giàu có với láng giềng, an ninh với láng giềng”, tham gia chính thức vào

“Tuyên bố chung về quan hệđối tác chiến lược hướng tới hòa bình và phồn thịnh Trung Quốc - ASEAN”. Tuy nhiên, so với những động thái diễn ra trên thực tế, Trung Quốc đang cho cộng đồng ASEAN thấy rõ đây chỉ là những từ ngữ hoa mỹ

của ngoại giao, nó thực sự không che đậy được những âm mưu về việc tranh chấp chủ quyền với các nước trong khu vực trên Biển Đông. Không chỉ công khai hóa

ýđồ độc chiếm Biển Đông với bản đồ chín đoạn gửi Liên Hợp Quốc và đòi 80% diện tích vùng biển này, Trung Quốc còn tăng cường các hoạt động quân sự hóa trên Biển Đông. Việc Trung Quốc đưa giàn khoan Hải Dương 981 vào sâu trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam năm 2014, ngang nhiên tiến hành mở rộng và tôn tạo các bãi đá trên Biển Đông hay dùng đòn “ngoại giao tiền bạc” để nhằm chia rẽ nội khối ASEAN, phục vụ cho những lợi ích chính trị riêng của nước này....đã gây ra mối đe dọa thường trực về an ninh đối với khu vực Đông Nam Á. Những hành động này của Trung Quốc đã dấy nên làn sóng chỉ trích, phản đối

đến từ các nước ASEAN và nước đối tác với ASEAN, đặc biệt là từ dư luận các nước có tranh chấp trực tiếp như Philippines, Việt Nam.

Như một phản ứng mang “tính dây chuyền”, những diễn biến căng thẳng mà Trung Quốc gây ra với các nước trong khu vực đã tạo thành lực cản chi phối làn sóng tiếp nhận sản phẩm văn hóa nước này tại đây. Việt Nam, trong những năm từ 2009 đến 2013, mỗi năm có hàng chục thậm chí hàng trăm phim truyền hình Trung Quốc được chiếu trên các kênh sóng từ Đài trung ương đến địa phương, ngay thời điểm tháng 4 năm 2014 (trước khi Trung Quốc hạ đặt giàn khoan HD 981 vào vùng đặc quyền kinh tế Việt Nam) cũng có tới 182 bộ phim truyền hình Trung Quốc được phát sóng tại đây.[17,tr.150] Phim truyền hình Trung Quốc là món ăn tinh thần không thể thiếu cho người dân ở mọi lứa tuổi, từ

khán giả nhí với “Tây Du Ký”, khán giả thanh niên với phim cổ trang kiếp hiệp

đến người cao tuổi với phim tâm lý tình cảm xã hội...Tuy nhiên, ngay sau những hành động “hung hăng” của Trung Quốc trên Biển Đông, theo quan sát của Luận án, số lượng phim Trung Quốc đã giảm rõ rệt, thay vào đó là sự lên ngôi của phim Hàn Quốc và phim Bollywood. Một sốđài truyền hình địa phương nhưĐài truyền hình Bình Thuận đã công khai thông báo ngừng chiếu phim Tân Bến

Thượng Hải do diễn viên trong phim (Huỳnh Hiểu Minh) ký vào văn bản phản

đối phán quyết của Tòa trọng tài quốc tế PCA về vụ kiện giữa Philippines và Trung Quốc.[49] Ngoài ra, các xuất bản phẩm của Trung Quốc đến với các nước trong khu vực vì thế mà cũng bị kiểm soát chặt chẽ hơn, do các nước này lo sợ

việc Trung Quốc lồng ghép những yếu tố về chủ quyền biển Đông như Bản đồ

lưỡi bò...bên cạnh những nội dung về văn hóa. Rõ ràng, đứng từ góc độ ngành nghề, Đông Nam Á đang được xác định là thị trường chiến lược của ngành công nghiệp văn hóa Trung Quốc thì vấn đề Biển Đông thực sự là thách thức không nhỏ.

Như vậy, đặt sự phát triển của ngành công nghiệp văn hóa Trung Quốc trong bối cảnh nước này đẩy mạnh chiến lược mở rộng ảnh hưởng mềm ra thế

giới, Luận án thấy rằng, trong một phạm vi nhất định, sản phẩm văn hóa đã phát huy vai trò chuyển tải các giá trị truyền thống Trung Hoa ra bên ngoài song hiệu quả chưa cao, sức ảnh hưởng còn nhiều hạn chế. Bản thân sản phẩm văn hóa Trung Quốc chưa tạo được sức hấp dẫn về nội dung, hình thức đối với thị trường hải ngoại. Mặt khác, chính phương thức gia tăng sức mạnh mềm nặng về khoa trương, tạo dư luận...của Chính phủ Trung Quốc lại trở thành rào cản tâm lý đối với người tiêu dùng trong quá trình tiếp nhận sản phẩm văn hóa nước này. Như

vậy, trong thời gian tới, xu thế phát triển của ngành công nghiệp văn hóa Trung Quốc phải vừa khai thác tối đa sự hậu thuẫn từ định hướng ngoại giao này đồng thời phải đi sâu vào chất lượng, chú trọng tính sáng tạo, nâng cao tính cạnh tranh trong thị trường văn hóa quốc tế.

(adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu (LUẬN ÁN TIẾN SĨ) Sự phát triển của ngành công nghiệp văn hóa Trung Quốc trong bối cảnh gia tăng sức mạnh mềm (Trang 130 - 133)