ĐÁNH GIÁ VÀ ĐIỂM MỚI CỦA LUẬN ÁN

Một phần của tài liệu (LUẬN ÁN TIẾN SĨ) Sự phát triển của ngành công nghiệp văn hóa Trung Quốc trong bối cảnh gia tăng sức mạnh mềm (Trang 44 - 48)

CHƯƠNG 1 : TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU

1.3. ĐÁNH GIÁ VÀ ĐIỂM MỚI CỦA LUẬN ÁN

Nhìn chung, thông qua việc tổng thuật lại lịch sử nghiên cứu vấn đề bằng tiếng Việt, tiếng Anh, tiếng Trung và tiếng Nhật, Luận án nhận thấy, công nghiệp văn hóa Trung Quốc là một chủ đề thu hút sự quan tâm đặc biệt của học giả thế

giới. Giới nghiên cứu đi sâu tìm hiểu quá trình Trung Quốc khai thác giá trị kinh tế từ kho tàng văn hóa truyền thống thông qua sự phát triển của ngành công nghiệp văn hóa. Đối với học giả Trung Quốc, công nghiệp văn hóa được nghiên cứu theo nhiều hướng tiếp cận: Chính sách, bối cảnh trạng thái bình thường mới, công nghiệp văn hóa dân tộc, xuất khẩu công nghiệp văn hóa. Nhìn chung, ngành công nghiệp văn hóa được nhận định là ngành đảm bảo sự phát triển bền vững của nền kinh tế Trung Quốc. Và cho đến nay, sau hơn 15 năm được chính thức

định danh, ngành công nghiệp văn hóa Trung Quốc đã thực sự có những bước phát triển nhất định, chiếm tới 3,5% GDP cả nước.[91,tr.22]

Các nhà khoa học đặt câu hỏi liệu rằng ở Trung Quốc, mối quan hệ giữa tính sáng tạo của các văn nghệ sỹđược giải quyết thế nào dưới sự dẫn dắt và đòi hỏi của hệ

tư tưởng cộng sản.

Đối với học giả Việt Nam, hướng nghiên cứu tác động của sản phẩm văn hóa Trung Quốc tại thị trường nước ta và đưa ra kiến nghịđối sách là góc tiếp cận chủ yếu. Các nghiên cứu vừa muốn đúc rút kinh nghiệm phát triển đi trước của Trung Quốc vừa muốn đưa ra giải pháp phát huy sức mạnh nội sinh của văn hóa dân tộc để tránh những ảnh hưởng mặt trái từ sự hiện diện của sản phẩm ngành công nghiệp văn hóa Trung Quốc ở nước ta.

Tựu trung, có thể tổng kết một số thành tựu mà các nhà nghiên cứu đi trước đã làm được như sau: (i) Đi sâu lý giải nội hàm khái niệm và phân tích đặc trưng ngành “công nghiệp văn hóa”; (ii) Phân tích chính sách phát triển ngành công nghiệp văn hóa của Trung Quốc bao gồm cả những chính sách kích thích tính sáng tạo văn hóa; (iii) Đánh giá thực trạng phát triển ngành công nghiệp văn hóa Trung Quốc nói chung, đồng thời đi sâu vào một số ngành cụ thể; (iv) Làm rõ

động thái, điều chỉnh của ngành công nghiệp văn hóa Trung Quốc trong bối cảnh cụ thể; (v) Đánh giá sức cạnh tranh của công nghiệp văn hóa Trung Quốc trong tương quan với các nước trên thế giới; (vi) Phân tích ngành công nghiệp văn hóa dân tộc thiểu số.

Từ những lược thuật lịch sử nghiên cứu vấn đề như trên, trên tinh thần kế

thừa thành quả của các nhà khoa học đi trước, Luận án xác định những vấn đề

mới hoặc phải phân tích sâu hơn bao gồm: (i) Làm rõ thêm những bước phát triển trong quan điểm của Chính phủ Trung Quốc về công nghiệp văn hóa, đưa ra cách hiểu của Luận án đối với vấn đề này; (ii) Phân tích thực tiễn phát triển của ngành công nghiệp văn hóa Trung Quốc, nhấn mạnh vào bối cảnh gia tăng sức mạnh mềm; (iii) Đánh giá và rút ra một số kinh nghiệm, đối sách ứng xử cho Việt Nam. Trong đó, đứng từ góc nhìn của Việt Nam, với mục đích “nghiên cứu bên ngoài

để phục vụ trong”, Luận án đặt sự phát triển của ngành công nghiệp văn hóa Trung Quốc trong mối tương tác với ngành công nghiệp văn hóa nước ta. Luận án

– Trung Quốc về chính trị, ngoại giao, kinh tế...đưa ra những gợi mở để nước ta vừa phát triển hơn nữa ngành công nghiệp văn hóa Việt Nam, vừa chủ động đón nhận những thành quả văn hóa, văn minh của nhân loại. Mặt khác, đối chiếu với tình hình nghiên cứu còn nhiều khoảng trống về vấn đề này của học giả trong nước, chúng tôi thiết nghĩ, chủ đề nghiên cứu về “Sự phát triển của ngành công nghiệp văn hóa Trung Quốc trong bối cảnh gia tăng sức mạnh mềm” không chỉ

Tiểu kết chương 1

Trên cơ sở những tài liệu thu thập được, chương 1 của Luận án đã đi sâu tổng quan tình hình nghiên cứu của học giả Việt Nam và các nước. Có thể thấy,

đây là vấn đề đã được học giả trong và ngoài nước nghiên cứu tương đối phong phú về số lượng công trình và đa dạng về hướng tiếp cận. Cụ thể, có 6 hướng tiếp cận chính của học giả Trung Quốc về ngành công nghiệp văn hoá như nghiên cứu lý thuyết, nghiên cứu thực tiễn, nghiên cứu so sánh, nghiên cứu bối cảnh và nghiên cứu ngành đặc thù. Học giả ngoài Trung Quốc lại chủ yếu chú trọng vào những nghiên cứu phân tích tính sáng tạo và sự tương quan trong việc gia tăng sức mạnh mềm của ngành công nghiệp văn hoá. Vấn đề nghiên cứu này tại Việt Nam tuy còn tương đối mới mẻ song cũng đã được nhìn nhận ở nhiều góc độ và

đưa ra một số kinh nghiệm mang tính tham khảo cho ngành công nghiệp văn hoá trong nước. Có thể thấy rằng, những nghiên cứu mang tính hệ thống về ngành công nghiệp văn hoá Trung Quốc đặc biệt đặt trong bối cảnh nước này đẩy mạnh chính sách gia tăng sức mạnh mềm trong quốc tế vẫn chưa được đề cập một cách cụ thể. Vì vậy, hướng nghiên cứu của luận án với chủđề “Sự phát triển của ngành công nghiệp văn hoá Trung Quốc trong bối cảnh gia tăng sức mạnh mềm” là hết sức cần thiết và hoàn toàn không trùng lặp với các công trình đi trước.

CHƯƠNG 2: CÔNG NGHIỆP VĂN HÓA TRUNG QUỐC: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN

Một phần của tài liệu (LUẬN ÁN TIẾN SĨ) Sự phát triển của ngành công nghiệp văn hóa Trung Quốc trong bối cảnh gia tăng sức mạnh mềm (Trang 44 - 48)