Điểm yếu của ngành công nghiệp văn hóa Trung Quốc

Một phần của tài liệu (LUẬN ÁN TIẾN SĨ) Sự phát triển của ngành công nghiệp văn hóa Trung Quốc trong bối cảnh gia tăng sức mạnh mềm (Trang 122 - 126)

CHƯƠNG 1 : TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU

3.4. MỘT SỐ ĐÁNH GIÁ

3.4.2. Điểm yếu của ngành công nghiệp văn hóa Trung Quốc

Thứ nhất, năng lực sáng tạo trong sản phẩm văn hóa Trung Quốc vẫn còn hạn chế. Dù sở hữu kho tàng văn hóa, văn minh lâu đời với những giá trị truyền thống đặc sắc, tuy nhiên ngành công nghiệp văn hoá Trung Quốc gặp không ít khó khăn khi tiếp cận vứi thị trường tiêu dùng. Trong thời đại kinh tế tri thức và sự tiến bộ không ngừng của khoa học kỹ thuật, nhu cầu thưởng thức văn hóa của

đại chúng theo đó cũng ngày càng gia tăng, đòi hỏi nhiều hơn “gia vị” của sự

sáng tạo. Dù Trung Quốc đã đổ nhiều tỷđô la vào R&D (Nghiên cứu và phát triển) song vẫn bị đánh giá là “nền kinh tế lắp ráp và chế biến, không phải là một nền kinh tế sáng tạo và phát minh”, và đây vẫn là một khâu yếu không chỉ của riêng ngành công nghiệp văn hóa.[8,tr.87] Số liệu thống kê cho thấy, 40% sản phẩm văn hóa xuất khẩu của Trung Quốc là hàng gia công và chỉ 15% là sản phẩm thực sự của Trung Quốc.[90,tr.88] Mặc dù, trong một vài lĩnh vực (công nghệ nano,

điện tử tiêu dùng, thiết bị cầm tay, dụng cụ y tế...), như chính lời của ông Tập Cận Bình, “Trung Quốc đã trở thành quốc gia tiên phong” hay “quốc gia tiến ngang hàng” thay vì “quốc gia đi sau”, nhưng trên bảng Chỉ số sáng tạo Bloomberg xếp hạng các nước sáng tạo nhất năm 2015, về tổng thể Trung Quốc xếp thứ

Trung Quốc đã bỏ lỡ cơ hội biến “gấu trúc Panda” thành bom tấn “Kungfu Panda” của thị trường điện ảnh thế giới?

Thứ hai, phương thức kinh doanh yếu, trình độ quốc tế hóa sản phẩm thấp. Việc nghiên cứu thị trường quốc tế và nhu cầu tiêu dùng của người dân các nước vẫn là một khâu yếu trong quá trình đưa sản phẩm văn hóa ra bên ngoài của các doanh nghiệp Trung Quốc. So sánh với Hàn Quốc, chính các học giả Trung Quốc cũng phải đồng tình rằng: Trên thực tế, Hàn Quốc không phải là quốc gia nổi tiếng về sáng tạo nguyên bản ban đầu nhưng lại là nước biết hấp thu tinh hoa văn hoá nước khác và gia thêm “kiểu Hàn Quốc” vào công thức tạo nên sản phẩm văn hoá. Mặt khác Hàn Quốc lại không đặt nặng việc truyền bá văn hoá truyền thống, mà lại lấy điểm chung trong nhu cầu văn hoá thế giới làm trọng tâm. Nhìn lại Trung Quốc, mặc dù kim chỉ nam là “dân tộc chính là thế giới”, tích cực truyền bá văn hoá truyền thống Trung Quốc nhưng trong quá trình thực hiện, lại quá nhấn mạnh đến tính dân tộc mà xem nhẹ tính “phổ thế”. [115,tr.117] Do vậy, công nghiệp văn hóa quốc gia này rất khó để xâm nhập vào thị trường bên ngoài. Trong một lần biểu diễn tại Anh, mặc dù vở diễn của đoàn xiếc nổi tiếng Trung Quốc đã từng giành được nhiều giải thưởng lớn, chất lượng buổi diễn cao, nhưng số lượng khán giả tại buổi biểu diễn đó không nhiều. Qua điều tra của các nhà tổ

chức nước Anh mới hay công chúng Anh cho rằng vở diễn đạt đến trình độ mà họ

khó lòng cảm nhận được. Đây cũng là một bài học chung đối với ngành nghệ

thuật biểu diễn Trung Quốc, khi không xem trọng và chưa nhắm đúng vào “khẩu vị” thưởng thức của người dân thế giới. Ông Lý Quân Như - Nguyên Phó Hiệu trưởng Trường Đảng Trung ương Trung Quốc cho rằng, chính quyền nước này cần phải hướng tới việc có được những kiệt tác để tiếp tục con đường đi ra thế

giới bên ngoài theo kênh thị trường.[162] Nhiều nhà nghiên cứu và giới hoạch

định chính sách của Trung Quốc đều thấy rằng, phương pháp “chuyển ra ngoài” của văn hóa Trung Quốc dưới hình thức lưu diễn của các đoàn nghệ thuật đang

được áp dụng hiện nay đã lỗi thời, văn hóa Trung Quốc không chỉ “đi ra ngoài” mà phải “thâm nhập ra ngoài”.

hóa thông qua việc xuất khẩu sản phẩm văn hóa đã làm nhiều doanh nghiệp văn hóa Trung Quốc mất đi tính xung kích, chủ động tìm hiểu thị trường. Việc Chính phủ không phân định rạch ròi giữa chính sách thúc đẩy xuất khẩu ngành công nghiệp văn hóa và các chính sách để gia tăng sức mạnh mềm đã làm giới chuyên môn Trung Quốc lo rằng việc đưa văn hóa ra thị trường bên ngoài thường bị hiểu lẫn với việc “xuất ngoại văn hóa”, khi doanh nghiệp không chú ýđến nhu cầu của

đối tượng khách hàng nước ngoài. Nhiều chuyến lưu diễn và triển lãm đều do chính phủ tài trợ kinh phí, sau đó lại tập hợp người Hoa và sinh viên ở địa phương tham gia duyệt khán, vì vậy, tất cả những cái đó không tạo được hiệu ứng gì đối với bộ phận cơ bản của xã hội ở nước ngoài.[5] Vấn đề mang tính cốt lõi đối với các doanh nghiệp văn hóa đó là làm thế nào để sản phẩm văn hóa của Trung Quốc

được người tiêu dùng nước ngoài chào đón và họ sẵn sàng chi trả bằng tiền của mình.

Tiểu kết chương 3

Chương 3 của Luận án đã dựng nên bức tranh đa màu sắc, đa góc cạnh với nhiều điểm nhấn về ngành công nghiệp văn hóa Trung Quốc từ năm 2002 đến nay.

Đó vừa là gam sáng của thành tựu, đồng thời cũng gồm cả gam trầm về các vấn

đề bất cập còn tồn tại trong ngành công nghiệp văn hóa Trung Quốc. Sự phát triển trong hơn 15 năm qua của ngành công nghiệp văn hoá Trung Quốc là sự kết hợp giữa quá trình cải cách thể chế văn hoá bên trong với xu hướng vận động liên tục của khoa học công nghệ và trào lưu hướng ngoại ra bên ngoài. So với thời kỳ tự

phát của những năm cuối thế kỷ XX, công nghiệp văn hoá Trung Quốc cũng cho thấy sự phát triển chủ động thông qua vai trò định hướng của các chính sách từ

Chính phủ. Ngành công nghiệp văn hoá đang phát huy vai trò “kép” trên cả về

kinh tế và văn hoá. Trong lĩnh vực kinh tế, công nghiệp văn hoá đang từng bước trở thành ngành mang tính trụ cột, góp phần đa dạng hoá cơ cấu ngành trong bối cảnh Trung Quốc điều chỉnh phương thức tăng trưởng. Từ góc độ văn hoá, các ngành công nghiệp văn hoá mang tính nội dung trở thành một kênh quảng bá quan trọng các giá trị văn hoá truyền thống Trung Quốc ra bên ngoài. Tuy nhiên, bên cạnh đó, các vấn đề bất cập trong quản lý, chênh lệch trình độ phát triển vùng – miền hay sự yếu kém trong công tác bản quyền vẫn còn là thách thức với ngành công nghiệp văn hoá Trung Quốc.

Có thể thấy, sau hơn 15 năm được định danh và trưởng thành, ngành công nghiệp văn hoá Trung Quốc đã tiến một bước dài, ở một vài lĩnh vực cụ thểđã bắt

đầu ghi được dấu ấn trong bản đồ ngành công nghiệp văn hoá thế giới. Tính đặc thù của ngành (sựđan xen giữa tính kinh tế và tính văn hoá) đã tạo nên động lực phát triển quan trọng. Đây cũng là điểm tiên quyết để Chính phủ Trung Quốc tạo nên cơ chếđặc thù cho ngành, ngoài vai trò tạo ra giá trị kinh tế, công nghiệp văn hoá còn có vai trò trong việc tạo sức ảnh hưởng quốc tế của Trung Quốc. Giá cả

cạnh tranh, chủng loại phong phú đã góp phần tạo nên điểm mạnh nổi bật của sản phẩm công nghiệp văn hoá Trung Quốc. Song, việc thiếu tính sáng tạo và quá chú trọng đến màu sắc chính trị trong các hoạt động văn hoá đã làm hạn chế không nhỏ sức cuốn hút của sản phẩm văn hoá Trung Quốc ở thị trường nước ngoài.

CHƯƠNG 4:

TRIỂN VỌNG PHÁT TRIỂN CỦA NGÀNH CÔNG NGHIỆP VĂN HÓA TRUNG QUỐC VÀ GỢI MỞ CHO VIỆT NAM

Một phần của tài liệu (LUẬN ÁN TIẾN SĨ) Sự phát triển của ngành công nghiệp văn hóa Trung Quốc trong bối cảnh gia tăng sức mạnh mềm (Trang 122 - 126)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(187 trang)