CHƯƠNG 1 : TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU
1.1. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU CỦA HỌC GIẢN ƯỚC NGOÀI
1.1.2. Học giả ngoài Trung Quốc
Cùng với sự hấp dẫn của đất nước có nền văn hóa, văn minh lâu đời, những nghiên cứu về ngành công nghiệp văn hóa Trung Quốc cũng là chủđề thu hút sự quan tâm của học giả nước ngoài. Thông qua những tài liệu tiếp cận được, Luận án nhận thấy ba hướng nghiên cứu nổi bật của học giả các nước phương Tây về ngành công nghiệp văn hóa nước này:
Thứ nhất, hướng nghiên cứu mang tính lý luận về ngành công nghiệp văn hóa. Trong hướng nghiên cứu này, Luận án chủ yếu đi sâu điểm luận lại những nghiên cứu mang tính kinh điển về công nghiệp văn hóa của các học giả được coi là cha đẻ của khái niệm này. Công trình tiêu biểu trước tiên phải kểđến là cuốn “Biện chứng của sự khai sáng” (Dialectic of Enlightenment), xuất bản năm 1947 [77] tại Amsterdam của hai triết gia người Đức Theodor W.Adorno và Max Horkheimer. Trong đó, chương sách “Công nghiệp văn hóa: Sự khai sáng lừa dối đại chúng” (The Culture Industry: Enlightenment as Mass Deception) đã
tập trung phân tích sự ra đời của “công nghiệp văn hóa” dưới sự tác động của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ hai với những sáng chế ở ngành in và hơi nước. Ngay từđầu, nó là khái niệm mang tính phê phán sâu sắc. Adorno phê bình công nghiệp văn hóa thông qua việc các nhà sản xuất kiểm soát từ trên xuống, cắt xén bất cứ hi vọng nào mà văn hóa “nảy sinh tức thì từ chính quần chúng”. Adorno đã thay thế văn hóa đại chúng thành công nghiệp văn hóa để diễn tả rằng văn hóa đại chúng không có nghĩa là nó đến từ đại chúng mà nó được sản xuất cho đại chúng. Adorno nói một cách mỉa mai rằng, khi những hình thức văn hóa hay tác phẩm nghệ thuật bị biến thành hàng hóa nhằm tạo ra lợi nhuận cho người sáng lập ra nó thì lợi nhuận trở nên quan trọng hơn những biểu hiện nghệ thuật. Mặt khác, Horkheimer và Adorno cũng nhấn mạnh, đặc tính quan trọng của nền công nghiệp văn hóa là bắt chước. Chính điều này sẽ làm giảm tính độc quyền, giá trị nghệ thuật của sản phẩm văn hóa. Do vậy, việc Horkheimer và Adorno đưa ra khái niệm “công nghiệp văn hóa” là muốn cảnh báo quá trình công nghiệp hóa, sao chép hóa các sản phẩm văn hóa.
Tiếp sau những tiền đề mang tính lý thuyết của Horkheimer và Adorno, nghiên cứu “công nghiệp văn hóa” theo hướng tiếp cận về lý luận vẫn là chủ đề
hấp dẫn với các học giả phương Tây. Tiêu biểu có bài viết: “Theodor Adorno và công nghiệp văn hóa” (Theodor Adorno and the Culture Industry, 1984) [61] của tác giả Gordon Welty – Đại học Wright State. Lấy cảm hứng từ những bài viết của Adorno, Gordon Welty đã tập trung xem xét lại ý niệm về “công nghiệp văn hóa”. Welty cho rằng, triết gia Adorno đã cung cấp học thuyết về bản chất sản phẩm văn hóa và giá trị của nó ở mức phù hợp. Tác giả nhấn mạnh, tầm quan trọng trong suy nghĩ của Adorno về công nghiệp văn hóa trong thời đại ngày nay ngày càng trở nên rõ ràng. Một mặt, những phân tích về văn hóa đại chúng, xã hội
đại chúng vẫn chưa thỏa đáng, cần phải đi sâu nghiên cứu về một bộ phận văn hóa đang từng bước thay đổi suy nghĩ, thái độ, tập tục văn hóa của quần chúng. Mặt khác, tác giả cũng khẳng định sức hấp dẫn cuả công nghiệp văn hóa đang ngày càng phát triển.
Học giả Ieva Moore trong bài viết “Ý niệm về các ngành công nghiệp sáng tạo và văn hóa – từ cái nhìn lịch sử” (Cultural and Creative Industries Concept – A Historical Perspective) (2014) [65] lại đưa ra cách hiểu về những nguyên tắc của các ngành công nghiệp văn hóa sáng tạo cùng với ý niệm về nền kinh tế sáng tạo thông qua việc sử dụng luận cứ lịch sử từ một số tác phẩm có liên quan. Tác giả cho rằng thật quan trọng để hiểu các ngành công nghiệp sáng tạo phát triển từ
các ngành công nghiệp văn hóa bởi lịch sử của các ngành công nghiệp văn hóa
được đặt nền móng trong cuộc cách mạng công nghiệp vào thế kỷ 19, đến suốt thập niên 30 khi thuật ngữ các ngành công nghiệp văn hóa được sử dụng lần đầu mặc dù theo cách phê bình. Theo tác giả, nếu như những năm 30 của thế kỷ XX, theo quan điểm của Adorno và Horkheimer, công nghiệp văn hóa biến các sản phẩm văn hóa thành hàng hóa và biến những người sản xuất văn hóa thành nhân công được trả lương trong các công ty quy mô lớn ngày càng tập trung thì sau thập niên 1990 đến nay, công nghiệp văn hóa ám chỉ tới các ngành công nghiệp kết hợp sự sáng tạo, sản xuất và thương mại hóa. Các nội dung được bảo vệ đặc thù bởi bản quyền và chúng có thể nằm dưới dạng hàng hóa hoặc dịch vụ. Tác giả
cho rằng, trong thế kỷ 21, phát triển kinh tế dựa trên cải tiến, đặt sự sáng tạo trong nhận thức mới của nền kinh tế dịch vụ hậu công nghiệp. Do vậy, các ngành công nghiệp sáng tạo cần được xem xét trong bối cảnh kỹ thuật số và không chỉ có văn hóa mà là văn hóa dựa trên sự sáng tạo.
Có thể thấy rằng, những nghiên cứu mang tính lý thuyết về công nghiệp văn hóa của học giả phương Tây chủ yếu đi sâu chỉ ra nguồn gốc ra đời cũng như
những tính chất đặc trưng ban đầu của nó. Hành trình từ “phê phán sâu sắc” đến sự “thừa nhận tất yếu” của các học giảđối với công nghiệp văn hóa đã cho thấy sức hấp dẫn của nó trong bối cảnh mới – nền kinh tế hậu công nghiệp.
Hướng thứ hai thu hút sự quan tâm của học giả phương Tây đó là những nghiên cứu đi sâu phân tích tính sáng tạo trong ngành công nghiệp văn hóa Trung Quốc. Trung Quốc được xem là công xưởng của thế giới, nơi mà sự
“sao chép” và “đánh cắp bản quyền” từng là nỗi lo sợ của các doanh nghiệp phương Tây. Và thế giới thường nói đến một “Trung Quốc chế tạo” nhiều hơn là
một “Trung Quốc sáng tạo”. Mặt khác, ngay trước và sau khi cải cách mở cửa, thể chế quản lý với bàn tay can thiệp sâu sắc của Nhà nước cũng làm cho tính sáng tạo là một yếu tố không được đánh giá cao trong các ngành kinh tế Trung Quốc. Có lẽ bởi vậy, phân tích tính sáng tạo trong ngành công nghiệp văn hóa Trung Quốc là một chủđềđược các học giả phương Tây quan tâm.
Trong đó, Luận án đặc biệt tâm đắc với những nghiên cứu chuyên sâu của Giáo sư Michael Keane, Giám đốc Chương trình nghiên cứu Nội dung số Trung Quốc tại Đại học Curtin, Ốt-xtrây-lia. Bắt đầu từ thập niên đầu của thế kỷ XXI, giáo sư Keane đã có nhiều bài nghiên cứu và công trình xuất bản đi sâu tìm hiểu về chính sách phát triển văn hóa, tập trung phân tích tính sáng tạo và cơ chế cổ vũ
của chính phủ Trung Quốc đối với ngành công nghiệp văn hóa, trong đó nhấn mạnh đến lĩnh vực truyền hình, truyền thông.
Ngay từ khi ngành công nghiệp văn hóa Trung Quốc mới bắt đầu phát triển, Micheal Keane đã đi tìm câu trả lời cho những câu hỏi như: “Liệu Trung Quốc có khả năng phát triển nền kinh tế sáng tạo đích thực và tiếp bước các nước và vùng lãnh thổđã thành công như Hàn Quốc, Nhật Bản, Hồng Kông, Đài Loan và Singapore không?”. “Thế giới mới can đảm: Tìm hiểu về tầm nhìn sáng tạo của Trung Quốc” (Brave new world: understanding China’s creative vision) (2004) [71] là bài viết đi sâu vào chủ đề đó. Tác giả cho rằng, “nền kinh tế văn hóa của Trung Quốc được đặt bấp bênh giữa cải tiến và bắt chước, mô phỏng. Mặc dù nhiều khẩu hiệu nhằm nhấn mạnh tới tầm quan trọng của đổi mới nhưng hầu hết các trường hợp cải tiến chỉ xuất hiện ở giai đoạn hình thành và phân bổ
chuỗi giá trị thay vì lấy tính sáng tạo làm cốt lõi ngay ở giai đoạn dựa trên các khái niệm”. Bài viết nhấn mạnh rằng, có lẽ tính sáng tạo thực sự là một yếu tố
thiếu hụt trong hệ thống đổi mới Trung Quốc. Bài viết nhấn mạnh, chếđộ quản lý, chính sách từ cơ quan kiểm duyệt có thể sẽ là sự ngăn trở đối với sáng tạo tại Trung Quốc, cho dù nước này có những tác động từ bên trong lẫn bên ngoài đến sựđòi hỏi đổi mới và sáng tạo.
sáng tạo hay công nghiệp nội dung thì vẫn là một chủ đề thảo luận sôi nổi của giới hoạch định chính sách và các nhà nghiên cứu. Trung Quốc cũng không là loại trừ. Bài viết “Công nghiệp sáng tạo ở Trung Quốc: Bốn cách hiểu về biến đổi xã hội” (Creative industries in China: four perspective on social transformation) (2009) [73] của Giáo sư Keane đã đưa ra một số giả thuyết kiểm tra sự phổ biến của các ngành công nghiệp văn hóa tại Trung Quốc. Bốn giả thuyết mà bài viết
đưa ra gồm: (1).Ý tưởng về các ngành công nghệp sáng tạo, hay về tính sáng tạo
đều không có xuất xứ từ Trung Quốc. Trong khi chính sách hợp thời hiện nay đối với chúng không tạo ra bất cứ sự thay đổi đáng kể nào; tức càng nhiều thứ thay
đổi thì chúng càng bất động. (2). Về cơ bản các ngành công nghiệp sáng tạo bị
hiểu sai tại Trung Quốc và được giải thích hợp lý hơn như các ngành công nghiệp văn hóa; bởi truyền thống văn hóa ảnh hưởng nhiều tới hoạch định chính sách làm chúng ít có hi vọng thay đổi. (3). Các ngành công nghiệp văn hóa ở Trung Quốc luôn được quản lý bởi Đảng, nên phủ nhận tính tích cực kết hợp với tự do nghệ
thuật từ phương Tây. (4). Các ngành công nghiệp đang thay đổi Trung Quốc; sự
thay đổi có tính thể chế, cơ bản và đang diễn ra cùng với khác biệt địa lý. Bên cạnh việc đưa ra luận giải cho các giả thuyết, bài viết cũng giới thiệu những tranh luận giữa học giả nước ngoài và Trung Quốc về một số khác biệt trong quan niệm “sáng tạo”.
Bài viết “Tìm hiểu tác động của chính sách thúc đẩy công nghiệp văn hóa của Trung Quốc đối với sự phát triển ngành công nghiệp Anime và Game” (中国 における文化産業振興政策がアニメ産業およびゲーム産業の発展に与え た影響に対する一考察) [188] của giáo sư Nakamura Akinori (Khoa nghiên cứu Hình ảnh, Đại học Tổng hợp Ritsumeikan, Nhật Bản) đi sâu phân tích chính sách khuyến khích phát triển các ngành công nghiệp văn hoá, chú trọng yếu tố sáng tạo của Trung Quốc. Tác giả khái quát một bức tranh tổng thể về hai ngành công nghiệp vô cùng gần gũi với nhau đó là Anime (hoạt hình) và Game (trò chơi điện tử). Sau khi luận giải những điểm khác biệt của chính sách hỗ trợ mà hai ngành này đã nhận được, bài viết tiến hành phân tích phiếu điều tra mà đối tượng chính là những doanh nghiệp thuộc hai nghành công nghiệp nói trên. Dựa vào đó, tác giả dành nhiều dung lượng của bài viết tiến hành kiểm chứng, phân tích tầm quan
trọng của chính sách thúc đẩy phát triển các doanh nghiệp thuộc ngành Anime và Game của Trung Quốc.
Mặc dù ngành công nghiệp văn hóa Trung Quốc ra đời muộn và những thành quả đạt được so với các nước phát triển còn là một trời một vực. Song do những năm gần đây, chiến lược gia tăng sức mạnh mềm trên bình diện văn hóa của cường quốc kinh tế lớn thứ hai thế giới này không ngừng được đẩy mạnh nên
các vấn đề về công nghiệp văn hóa trong mối tương quan với sức mạnh mềm
được học giả nước ngoài đặc biệt chú ý. Đây cũng chính là điểm luận thứ ba về tình hình nghiên cứu của học giả nước ngoài đối với công nghiệp văn hóa Trung Quốc.
Tiêu biểu cho hướng nghiên cứu này là công trình “Từ quyền năng mềm hướng tới thế mạnh văn hóa” (2012) được công bố trong Tạp chí Global Affairs (Tạp chí “Nước Nga trong nền chính trị toàn cầu”) của học giả Olga Borokh – Phó tiến sỹ kinh tế học, cộng tác viên khoa học hàng đầu Viện Viễn Đông, Viện Hàn lâm Khoa học Nga và học giả A.V. Lomanov – Tiến sỹ Sử học, nghiên cứu viên khoa học chính, Viện Viễn Đông [5]. Bài viết đã phân tích tương đối sâu sắc chủ trương xây dựng quyền năng mềm dựa trên những lợi thế văn hóa cũng như
tầm quan trọng của nó đối với sự phát triển của Trung Quốc. Tác giả cũng đã so sánh những giá trị phổ quát của hai cường quốc kinh tế hàng đầu thế giới là Mỹ
và Trung Quốc. Ngoài ra, công trình này cũng nêu bật những thành tích nổi bật của chiến lược quyền năng mềm của Chính phủ Trung Quốc thông qua sự phát triển của Học viện Khổng Tử và xuất khẩu văn hóa. Mặc dù tác giả có nói đến sự
“sải bước khắp hành tinh của Khổng Tử” nhưng bài viết cũng đưa ra nhiều góc nhìn của hiện tượng này. Không phải nước nào cũng đón nhận ýđồ chính trị dưới vỏ bọc văn hóa này. Đối với lĩnh vực xuất khẩu văn hóa, bài viết chỉ ra lợi thế
cạnh tranh của nền văn hóa Trung Hoa độc đáo và cổ xưa, đây cũng là yếu tố được tác giảđánh giá là cơ sở để cạnh tranh với nền công nghiệp văn hóa hiện đại, mang tính giải trí cao của Mỹ. Tác giả cho rằng để văn hóa Trung Quốc có thểđạt
đầu tư, còn cần phải củng cố “sự tựý thức văn hóa” của người dân Trung Quốc,
đưa ra được những sản phẩm đủ khả năng cạnh tranh.
Đi sâu vào chủ đề này, học giả Olga Borokh trong bài viết “Vai trò của văn hóa trong việc gia tăng tiềm năng sức mạnh mềm Trung Quốc, xuất khẩu sản phẩm văn hóa Trung Quốc ra nước ngoài” (2012) [4] đã phân tích sâu sắc về tầm quan trọng của công nghiệp văn hóa đối với chiến lược gia tăng sức mạnh mềm của Trung Quốc. Tác giả cho rằng, trong chiến lược “đi ra ngoài”, khẩu hiệu gia tăng sức mạnh mềm có nghĩa là tìm kiếm biện pháp gia tăng sự hấp dẫn thương mại của công nghiệp văn hóa Trung Quốc cũng như tạo ra những ưu thế mới trong lĩnh vực này để tham gia vào hợp tác quốc tế và cạnh tranh toàn cầu. Bài viết đánh giá tình hình xuất khẩu của công nghiệp văn hóa Trung Quốc, đặc biệt là chỗ đứng của các sản phẩm văn hóa nước này tại thị trường Mỹ. Điểm nhấn của công trình chính là những phân tích sâu sắc về bài toán nan giải của xuất khẩu ngành nghề văn hóa Trung Quốc hiện nay: Làm thế nào để văn hóa Trung Quốc thích ứng với nhu cầu của công chúng nước ngoài. Tác giả không chỉ đưa ra đánh giá của riêng mình mà còn tổng hợp được nhiều ý kiến của chính những nhà nghiên cứu văn hóa Trung Quốc đánh giá về điểm yếu này. Trong đó có ý kiến cho rằng, điều cần thiết để xuất khẩu văn hóa Trung Quốc ra nước ngoài là phải hiểu nhu cầu tại thị trường nước ngoài, tình hình thưởng thức văn hóa, tâm lý tiêu dùng của cư dân, thói quen tiêu dùng kể cả những thói quen địa phương cũng như
luật pháp địa phương. Trung Quốc phải nỗ lực để thị trường nước ngoài chấp nhận sản phẩm của họ, không đồng nhất giữa “xuất khẩu văn hóa” và “gửi văn hóa”.
Bên cạnh việc đi sâu phân tích về nội hàm khái niệm, những bóc tách xung quanh tính sáng tạo của ngành công nghiệp văn hóa, Micheal Keane còn chú trọng đến những nghiên cứu về xuất khẩu văn hóa Trung Quốc – một trong những nội dung trụ cột của ngành công nghiệp văn hóa nước này. Bài viết “Xuất khẩu văn hóa Trung Quốc: Mô hình đầu tư vốn cho công nghiệp phim và truyền hình” (Exporting Chinese Culture: Industry Financing Models in Film and Television) (2006) [72] đã khảo sát việc cấp vốn cho các ngành công nghiệp sáng tạo tại
Trung Quốc, trong đó tập trung phân tích nội dung sáng tạo có thể xuất khẩu thay vì việc cung cấp cơ sở hạ tầng hướng tới đổi mới trong nền kinh tế toàn cầu. Bài viết cũng nhấn mạnh đến sự kết hợp giữa đầu vào sáng tạo và tài chính trong sản xuất, phân phối và quảng bá phim ảnh, truyền hình. Theo đó, bài viết đưa ra lộ
trình chuyển biến gồm năm bước để Trung Quốc từ một nền tảng sản xuất trong