Ngành công nghiệp văn hóa Mỹ

Một phần của tài liệu (LUẬN ÁN TIẾN SĨ) Sự phát triển của ngành công nghiệp văn hóa Trung Quốc trong bối cảnh gia tăng sức mạnh mềm (Trang 69 - 72)

CHƯƠNG 1 : TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU

2.2. CƠ SỞ THỰC TIỄN

2.2.2.1. Ngành công nghiệp văn hóa Mỹ

Mặc dù chỉ mới có hơn 200 năm lịch sử tồn tại và phát triển, cùng nền văn hóa được đánh giá là tương đối “nghèo nàn”, song ngành công nghiệp văn hóa của nước Mỹ hết sức phát triển. Với sự hậu thuẫn của nền khoa học – kỹ thuật hiện đại cùng tiềm lực kinh tế hùng mạnh, Mỹ đã xây dựng được cơ cấu công

nghiệp văn hóa với nhiều ngành nòng cốt như phát thanh – truyền hình, điện ảnh, báo chí, hoạt hình, giải trí, thể dục – thể thao. Cho đến nay, các lĩnh vực này vẫn phát triển ổn định và duy trì vị trí cao trong cán cân tỉ trọng của thế giới.

Phát thanh – truyền hình là một trong những lĩnh vực phát triển nổi bật trong ngành công nghiệp văn hóa Mỹ. Hiện nay, có khoảng hơn 12000 đài phát thanh, trong đó đài phát thanh thương mại chiếm hơn 10000 đài, thu nhập từ

quảng cáo mỗi năm của các đài thương mại này đạt khoảng 8,8 tỷ USD. Tổ chức thông tấn xã AP (viết tắt của Associated Press) được coi thông tấn xã lớn nhất của Mỹ. AP bao gồm 1300 tờ báo và hơn 3900 đài phát thanh và truyền hình, có 6 tổng chi nhánh, 100 chi nhánh nhỏ và các trạm thường trú trong và ngoài nước. Chỉ đứng sau AP về quy mô là hãng thông tấn quốc tế UPI (viết tắt của United Press International), hãng này có hơn 260 chi nhánh và trạm thường trú trên khắp nước Mỹ và thế giới. Ngoài ra, nước Mỹ có ba công ty phát thanh lớn là NBC, CBC và ABC. Ba công ty này vừa kinh doanh trên lĩnh vực phát thanh vừa mở

rộng cả dịch vụ truyền hình. Đây là ba sóng phát thanh – truyền hình lớn nhất mang tính toàn quốc của Mỹ. Hệ phát thanh đối ngoại của Mỹ là VOA (viết tắt của Voice of America) phủ sóng toàn cầu và dùng 42 ngôn ngữ để phát thanh. Tính cho đến những năm đầu thế kỷ XXI, Mỹ có hơn 1600 đài truyền hình, trong

đó có hơn 1200 đài truyền hình thương mại. Theo thống kê, ngay từ năm 1984 thu nhập từ quảng cáo của các đài truyền hình Mỹ đã đạt 18,8 tỷ USD, và trong năm 1999 thu nhập năm của Tập đoàn truyền thông Time Warner đạt 12,3 tỷ

USD.[119,tr.164]

Sự phát triển của ngành văn hóa Mỹđã tạo nên những địa danh có ý nghĩa

đại diện cho cả một ngành công nghiệp. Nói đến Hollywood là nói đến điện ảnh Mỹ - một trong những trụ cột của công nghiệp văn hóa Mỹ. Các sản phẩm của

điện ảnh Hoa Kỳ có mặt và được trình chiếu trên hơn 150 quốc gia của thế giới.

Điện ảnh Mỹ chủ yếu tập trung tại Hollywood - phía Tây Bắc Los Angeles với những công ty lớn như: Paramount, Warner Pros, 20th Centery Fox, RKO, Universal Pictures. Hàng năm, doanh thu phòng vé của điện ảnh Mỹ luôn đạt con

số kỷ lục: Năm 1999, đạt 7,49 tỷ USD, năm 2000 đạt 7,7 tỷ USD.[98,tr.164] Một số năm gần đây, doanh thu từ các phòng vé hải ngoại của điện ảnh Mỹ luôn đạt ở

mức khổng lồ, trên 5 tỷ USD. Ngoài ra, các công ty điện ảnh Mỹ còn thu về

khoản lợi nhuận không nhỏ từ việc buôn bán các sản phẩm điện ảnh với các công ty bên ngoài. Hollywood được xem như kinh đô của điện ảnh thế giới vì thế mà Oscar cũng trở thành giải thưởng danh giá nhất.

Một điểm sáng nữa của công nghiệp văn hóa Mỹ là ngành công nghiệp giải trí. Phí tiêu dùng cho giải trí của các cư dân thành thị Mỹ mỗi năm khoảng 33 triệu USD. Disney được coi là một điển hình tiêu biểu đã thành công trong thị

trường vui chơi giải trí. Những bộ phim hoạt hình mà Disney tạo ra phủ sóng khắp mọi miền của thế giới như: “Tom and Jerry”, “Mickey and McDonal”. Công viên theo chủ đề là “cây hái tiền” của Công ty Disney. Những công viên Disneyland nổi tiếng được xây dựng nhiều địa điểm ở Mỹ và thế giới như: Los Angeles, Orlando, Tokyo – Nhật Bản, Paris – Pháp. Trong đó, quy mô của Disneyland ở Orlando được miêu tả: với 83 hạng mục giải trí, 247 cửa hàng ăn nhanh, 250 cửa hàng thương mại, 16 khu nghỉ dưỡng. Sau khi thành lập năm 1972 cho đến nay, doanh thu hàng năm của nó luôn đạt khoảng 15 tỷ

USD.[119,tr.165]

Một trong những điều đáng chú ý là Mỹ với nền văn hóa tương đối non trẻ

- hơn nữa lại là nền văn hóa của dân di cư song lại xây dựng được ngành công nghiệp văn hóa phát triển mạnh trên thế giới. Kinh nghiệm đầu tiên được quốc gia này chia sẻ là tích cực mở cửa văn hóa trong nước, tiếp nhận và “Mỹ hóa” những nền văn hóa tiên tiến trên thế giới, biến thành cơ sở văn hóa sắc sảo của ngành công nghiệp văn hóa Mỹ. Những bộ phim lớn và nổi tiếng của Mỹ đều được mượn cốt truyện từ các quốc gia khác. Ví dụ như bộ phim “Titanic” mượn câu chuyện có thật ở Anh, “Enemy at the Gates” mượn câu chuyện ở Liên Xô trong Chiến tranh thế giới thứ hai. Đây là minh chứng cho chính sách văn hóa khôn ngoan của chính phủ Mỹ, đưa công nghiệp văn hóa trở thành một trong những

gam màu góp phần tô đậm hình ảnh một nước Mỹ hiện đại, phát triển và cường thịnh.

Một phần của tài liệu (LUẬN ÁN TIẾN SĨ) Sự phát triển của ngành công nghiệp văn hóa Trung Quốc trong bối cảnh gia tăng sức mạnh mềm (Trang 69 - 72)