CHƯƠNG 1 : TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU
2.2. CƠ SỞ THỰC TIỄN
2.2.2.2. Ngành công nghiệp văn hóa Nhật Bản
Nhật Bản là một trong những quốc gia ở khu vực Đông Á sớm phát triển ngành công nghiệp văn hóa, được xếp vào nhóm nước “văn hóa thế mạnh”. Ngay từ thập niên 80 của thế kỷ XX, Chính phủ Nhật Bản đã nhận thấy cần có những chính sách thúc đẩy sự phát triển của văn hóa nghệ thuật. Tuy nhiên, phải từ sau khi quá trình toàn cầu hóa diễn ra sâu rộng, ngành công nghiệp văn hóa Nhật Bản mới được nâng tầm trở thành một trong những ngành công nghiệp mũi nhọn, thậm chí trong nhận thức của Chính phủ còn coi như “trụ cột” của nền kinh tế
quốc gia. Quá trình phát triển ngành công nghiệp văn hóa Nhật Bản gồm 4 giai
đoạn chính: (i) Giai đoạn từ năm 1945 – 1970: Giai đoạn phổ cập văn hóa, tập trung hỗ trợ xây dựng cơ sở hạ tầng và thiết chế văn hóa như: nhà hát, nhà văn hóa..; (ii) Giai đoạn thập niên 1980 là giai đoạn thay đổi mô hình quản lý văn hóa, hỗ trợ các địa phương quản lý hành chính, tập trung công nghiệp hóa các sản phẩm văn hóa truyền thống, tạo ra những sản phẩm đặc sắc, mang tính độc đáo riêng của văn hóa Nhật Bản; (iii) Giai đoạn thập niên 1990, là giai đoạn chuyển biến từ quản lý hành chính sang khuyến khích, hỗ trợ phát triển. Ngay từ năm 1990, Quỹ Hỗ trợ phát triển Văn hóa nghệ thuật và Hiệp hội Đầu tư và phát triển văn hóa nghệ thuật được thành lập. Ngân sách dành cho Cục Văn hóa giai đoạn này chiếm 1,18% ngân sách Bộ Văn hóa – Giáo dục, 0,94% ngân sách cả nước. Con số này được so sánh với Pháp là 0,95%; Anh là 0,35%; Đức là 0,33%. [25,tr.96]; (iv) Giai đoạn từ năm 2000 đến nay: Tập trung hỗ trợ thúc đẩy sáng tạo văn hóa; tăng cường sức cạnh tranh cho công nghiệp văn hóa; phát triển thị
trường nước ngoài, chú trọng thị trường châu Á.
Một điều đặc biệt trong quá trình phát triển của ngành công nghiệp văn hóa Nhật Bản đó là việc nền văn hóa nước này hồi sinh mạnh mẽ trong chính giai
đoạn “10 năm mất mát” của kinh tế và chính trị thay vì “cần phải có một cơ sở
trị xuất khẩu phim hoạt hình của Nhật Bản sang truyền hình Mỹ tăng gấp ba lần so với xuất khẩu các sản phẩm thép.[25,tr.98] Nhật Bản đặt mục tiêu đưa nền công nghiệp văn hóa cùng với công nghiệp chế tạo ô tô và công nghiệp điện tử trở
thành một trong những nền công nghiệp trụ cột của nền kinh tế. Để đạt mục tiêu
đó, chiến lược công nghiệp văn hóa Nhật Bản đưa ra mô hình liên kết: Lĩnh vực – lĩnh vực, công dân – công dân, địa phương – địa phương, chính phủ - chính phủ. Từ Tokyo, bằng các phương tiện truyền thông, các hình thức quảng cáo như: Báo, website, áp-phích tại sân bay quốc tế Narita, Kansai...quảng cáo vềđất nước, con người, đồ ăn, thời trang, phim hoạt hình, truyện tranh...của Nhật Bản. Các tour du lịch đến Nhật Bản không chỉ để thăm danh lam, thắng cảnh, đền chùa...như trước
đây, mà đã mở rộng đến tất cả các lĩnh vực khác như: Tour du lịch ẩm thực, Du lịch Anime (Hoạt hình chuyển thể từ truyện tranh); Du lịch Manga (Truyện tranh); Du lịch Cosplay (Ăn mặc trang phục giống như nhân vật trong truyện tranh, phim
ảnh, manga, anime, tokusatsu, )...Những việc làm như vậy tạo nên một mô hình liên kết chặt chẽ, khai thác tối đa mọi ưu thế của văn hóa.[25,tr.112]
Ba điểm liên quan đến phát triển ngành công nghiệp văn hoá được Chính phủ Nhật Bản ưu tiên thực hiện bao gồm:
(i) Nguồn vốn: Nguồn vốn dành cho phát triển công nghiệp văn hóa nằm trong phần ngân sách xúc tiến văn hóa nghệ thuật. Nguồn ngân sách này được dùng để hỗ trợ xây dựng, nâng cấp các thiết chế văn hóa hàng năm như xây dựng nhà văn hóa, trường quay..Ngoài ra, Nhật Bản còn có sựđầu tư từ các nhà đầu tư, công ty tư nhân, công ty chứng khoán, ngân hàng.
(ii) Đào tạo nguồn nhân lực bao gồm nhân lực quản lý và nhân lực sáng tạo. Nhật Bản thường xuyên chi ngân sách cho việc bồi dưỡng nguồn nhân tài như Tổ chức các lễ hội phim, lễ hội truyện tranh, lễ hội phim hoạt hình...với nhiều hạng mục giải thưởng. Ngoài ra, Nhật Bản còn khuyến khích việc phát hiện, thu hút nguồn nhân lực khi đưa vào chương trình giáo dục phổ thông. Trẻ em trong toàn nước Nhật, ngay từ khi còn là học sinh mẫu giáo, tiểu học đã được học múa, hát, học vẽ...theo năng khiếu.
(iii) Mở rộng loại hình và thị trường văn hóa: Nhằm hướng tới “Toàn cầu hóa nền công nghiệp văn hóa Nhật Bản”, Bộ Văn hóa giáo dục Nhật Bản cùng với Quỹ Giao lưu Văn hóa (Japan Foudation), Đại sứ quán, Tổ chức Xúc tiến Thương mại Hải ngoại (JETRO) đã hỗ trợ các địa phương, các doanh nghiệp, hiệp hội...tổ chức các hoạt động văn hóa liên quan đến Nhật Bản ở nước ngoài.
Đồng thời, để bảo vệ các giá trị văn hóa sáng tạo của Nhật Bản trước nạn sao chép bất hợp pháp, nước này đã cùng với Anh, Mỹ, EU, Thụy Sỹ....đàm phán và ký kết “Điều ước phòng chóng việc khuếch tán sao chép, mô phỏng lậu ở nước ngoài”.
Một trong những điểm nhấn nổi bật về cơ cấu của ngành công nghiệp văn hóa Nhật Bản là vai trò mũi nhọn của ngành công nghiệp nội dung số. Bộ Kinh tế, Công nghiệp và Thương mại Nhật Bản từng khẳng định “Công nghiệp nội dung số là vua” (Content is King). Cũng chính vì vậy, trong một số trường hợp, công nghiệp văn hóa Nhật Bản được gọi là ngành công nghiệp nội dung (Content Industry). Công nghiệp nội dung số của Nhật Bản bao gồm những ngành chính như: Công nghiệp Anime, công nghiệp xuất bản (Manga là mũi nhọn), trò chơi, game show truyền hình, điện ảnh, âm nhạc...Trong đó, Manga và Anime được xem là những “đột phá khẩu” đưa giá trị văn hóa Nhật Bản ra thị trường thế giới và là biểu tượng của sức mạnh mềm văn hóa Nhật Bản. Hai ngành này được đánh giá hội đủ nhiều yếu tố nổi bật như: (i) Có khả năng hỗ trợ cho các ngành công nghiệp khác; (ii) Có năng lực cạnh tranh quốc tế; (iii) Có sức mạnh khai phá thị
trường nước ngoài; (iv) Mang yếu tố toàn cầu hóa; (v) Là nguồn lực sức mạnh mềm của quốc gia.
Trong đó, Manga – truyện tranh Nhật Bản ra đời từ cuối thế kỷ XIX, bắt
đầu phát triển từ sau Chiến tranh Thế giới thứ hai đến nay với những bước tiến triển qua các thập niên khác nhau. Manga không chỉ đơn thuần là sự phát triển của truyện tranh, mà còn là sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa truyện tranh và các hình thức khác như “tạp chí - sách”, “phim hoạt hình - sách”, “truyền thông - sách”...Sản phẩm của Manga gián tiếp hoặc trực tiếp lại trở thành nguồn cảm hứng sáng tạo trong những ngành công nghiệp văn hóa khác. Bước sang thập niên
đầu của thế kỷ XXI, Manga từng bước trở thành một lĩnh vực quan trọng của công nghiệp nội dung số, tác động trực tiếp đến sự phát triển của các ngành liên quan. Hàng năm, có khoảng 10.000 bộ Manga được phát hành, trong đó hàng chục bộ có số lượng phát hành trên 100 triệu bản như: Dragon Ball (160 triệu bản), Kochikame (135 triệu bản), One Piece (122 triệu bản), Slam Dunk (120 triệu bản), một số bộ khác như Doraemon, Meitantei Conan, Oshinbo... cũng đạt mốc 100 triệu bản.[25,tr.21] Năm 2005, chỉ tính riêng thị trường nội địa, Manga Nhật Bản đã có quy mô trên 500 tỷ Yên (khoảng 4,5 tỷ USD). Doanh số thị
trường sản phẩm sử dụng hình ảnh nhân vật của Manga đạt gần 200 tỷ Yên. Nếu tính cả doanh số bản quyền nước ngoài thì quy mô của ngành Manga đạt tới vài nghìn tỷ Yên. [25, tr.21]
Phim hoạt hình Anime cũng là lĩnh vực nổi bật của ngành công nghiệp nội dung số của Nhật Bản. Anime là từ mượn tiếng Anh từ chữAnimation (Phim hoạt hình), song được dùng để chỉ các bộ phim hoạt hình sản xuất tại Nhật Bản và mang phong cách riêng của nước này. Anime ra đời và trở thành một ngành của công nghiệp giải trí từ thập kỷ 60 của thế kỷ trước. Điểm lý thú của Manga và Anime Nhật Bản là đối tượng người tiêu dùng không chỉ là trẻ em mà mở rộng ở
các lớp tuổi khác nhau. Anime có sự kết hợp chặt chẽ với các ngành khác như
Manga, Game, Digital (Kỹ thuật số). Khi một sản phẩm Manga được hâm mộ, các công ty Anime ngay lập tức mua bản quyền và sản xuất phim hoạt hình. Hiện nay, Nhật Bản có hơn 400 hãng sản xuất phim hoạt hình, phát hành phong phú về
nội dung, đa dạng về hình thức như: Truyền hình, DVD, game, rạp chiếu phim...Doanh thu từ Anime ngày càng lớn, năm 2005 đạt 200 tỷ Yên và quy mô lan tỏa không dừng lại ở châu Á mà còn cả phạm vi rộng hơn.
Sự phát triển mạnh mẽ, đặc sắc của các ngành công nghiệp nội dung số,
ẩm thực, nhà hàng, du lịch...đã làm cho tỉ lệ đóng góp của công nghiệp văn hóa Nhật Bản trong tăng trưởng GDP hàng năm của nước này ngày càng cao, xấp xỉ
7%/năm. Đồng thời, các sản phẩm văn hóa giống như “khớp nối” hiệu quả giữa Nhật Bản và thế giới, gia tăng làn sóng “Cool Japan” (Ấn tượng Nhật Bản) trong cộng đồng quốc tế. Với công thức kết hợp giữa truyền thống và hiện đại, Nhật
Bản đã hiện đại hóa các hoạt động xuất bản, truyền hình, vừa kết hợp chặt chẽ với
địa phương, duy trì văn hóa cổ truyền, vừa kết hợp công nghệ sản xuất hiện đại, tinh xảo để tạo ra những sản phẩm văn hóa phù hợp với sự chuyển mình của cuộc sống. Bằng sựđầu tư kỹ lưỡng, nghiêm túc, Nhật Bản đã thực sự tạo ra được giá trị thương hiệu của sản phẩm “Made in Japan” đối với người tiêu dùng khu vực và thế giới. Theo đó, Nhật Bản đã đưa ngành công nghiệp văn hóa trong nước
đứng vào nhóm nước thế mạnh, trở thành một mô hình phát triển mang tính tham khảo rất lớn đối với các nước khác trên thế giới.