Chƣơng 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU
1.2. Đánh giá về các công trình nghiên cứu liên quan và nội dung nghiên
cứu của luận án
1.2.1. Đánh giá về các kết quả nghiên cứu liên quan đến luận án
Thứ nhất, qua những công trình mà tác giả tiếp cận được, cho tới thời điểm hiện nay, chưa có một nghiên cứu so sánh nào lấy đối tượng trực tiếp là Singapore và Hàn Quốc.
Thứ hai, những công trình của các nhà nghiên cứu Singapore và Hàn Quốc được đầu tư nghiên cứu một cách công phu trên nhiều lĩnh vực, khía cạnh ở những giai đoạn khác nhau. Tuy nhiên, do là các học giả bản xứ nghiên cứu các chiến lược, chính sách phát triển của quốc gia mình, nên nhiều khi, cách giải thích, nhìn nhận của họ chưa thực sự khách quan.
Thứ ba, đã có một số công trình đề cập tới cơ sở hoạch định chiến lược phát triển của Singapore và của Hàn Quốc ở thời kỳ sau độc lập. Song, những nội dung nghiên cứu này nhưng chưa đề cập một cách đầy đủ tới các tiền đề phát triển chủ quan và khách quan. Nhiều công trình trong số đó chỉ mới dừng lại nghiên cứu ở cấp độ thạc sỹ.
Cuối cùng, đa số công trình đề cập tới thành tựu và hạn chế trong chiến lược phát triển của Singapore và Hàn Quốc được nghiên cứu và công bố sau năm 1997, tức là sau cuộc khủng hoảng tài chính Châu Á. Do vậy, những hạn chế được các nhà nghiên cứu đề cập tới thường tập trung nhiều vào vấn đề quản lý tài chính, tiền tệ.
1.2.2. Những nội dung được tiếp tục nghiên cứu trong luận án
Trên cơ sở tiếp thu thành quả nghiên cứu của các công trình trước, luận án tập trung làm sáng tỏ một số vấn đề sau:
Một là, phân tích những nhân tố tác động tới quá trình định hình nội dung và thực thi chiến lược phát triển của Singapore và Hàn Quốc giai đoạn 1961-1979, lý giải nguyên nhân hai nước trên coi trọng nhân tố nguồn lực con người và nguồn lực tài chính trong phát triển.
Hai là, nghiên cứu một cách cụ thể chiến lược đào tạo và sử dụng nguồn lực con người cũng như thu hút - hoạt dụng nguồn lực tài chính của Singapore và Hàn Quốc giai đoạn 1961-1979. Trên cơ sở đó, làm rõ những tương đồng và khác biệt
trong chính sách huy động và sử dụng nguồn nhân lực, tài lực cho phát triển của hai quốc gia trong cùng một khung thời gian và không gian chính trị, kinh tế, văn hóa Đông Á.
Ba là, đánh giá vai trò của nguồn lực con người và nguồn lực tài chính đối với sự phát triển của Singapore và Hàn Quốc cuối thập niên 1970.
Cuối cùng, rút ra một kinh nghiệm phát triển chung và riêng của Singapore và Hàn Quốc mà Việt Nam có thể tham khảo và áp dụng.
23
Tiểu kết
Điểm qua nhiều nguồn tài liệu phong phú trong và ngoài nước liên quan đến luận án, tác giả nhận thấy đã xuất hiện nhiều những tác phẩm, tác giả nghiên cứu hoặc trình bày về chính sách phát triển kinh tế, giáo dục của hai quốc gia. Tuy nhiên, trong số đó chưa có một công trình nào được viết dưới hình thức trình bày tổng thể từ lý luận đến thực tiễn một cách đầy đủ và có hệ thống, xâu chuỗi về các nội dung trong các chiến lược phát triển mà mới chỉ dừng ở một vài khía cạnh, rải rác, sơ lược ở khía cạnh này hoặc khía cạnh khác trong sự kết hợp với vấn đề này hoặc vấn đề khác. Hơn nữa, vẫn chưa có tác phẩm, tác giả nào đi sâu nghiên cứu vấn đề này trong sự đối chiếu so sánh những đặc điểm nguồn lực phát triển của Singapore và Hàn Quốc để rút ra những bài học kinh nghiệm tiêu biểu, đưa ra những kết luận khoa học, đóng góp cả về nhận thức và thực tiễn cho các nhà hoạch định chính sách nói chung, cho Việt Nam nói riêng.
Trong luận án này, chúng tôi kế thừa những kết quả nghiên cứu nói trên, đi sâu phân tích xem xét với mong muốn được đóng góp một phần nhỏ bé vào việc luận giải có hệ thống về nguồn lực phát triển của Singapore và Hàn Quốc, trọng tâm là nguồn lực con người và nguồn lực tài chính trong sự tương quan so sánh hai quốc gia. Từ đó, luận án hướng tới tìm ra những bài học tham khảo hữu ích cho Việt Nam trên chặng đường xây dựng một quốc gia hiện đại.
Chƣơng 2
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN HOẠCH ĐỊNH PHÁT TRIỂN CỦA SINGPORE VÀ HÀN QUỐC ĐẦU THẬP NIÊN 1960
Các nước Đông Á đã bắt đầu quá trình công nghiệp hóa trên những cơ sở chính trị, kinh tế và xã hội khác nhau. Trong số bốn “con rồng Đông Á” (Four East Asian Dragons), cơ sở phát triển của Singapore và Hàn Quốc có một số nét tương đồng bên cạnh khá nhiều khác biệt rất cơ bản. Những tương đồng và khác biệt này là những nhân tố rất quan trọng tác động trực tiếp và lâu dài tới quá trình hoạch định chiến lược phát triển của hai quốc gia trên.
Nội dung chương 2 của luận án đề cập tới những cơ sở lý thuyết và thực tiễn liên quan tới chủ đề và giai đoạn nghiên cứu. Cụ thể, sẽ trình bày nội hàm của một số khái niệm cơ bản và lý thuyết phát triển được giới khoa học xã hội quốc tế chấp nhận; phân tích bối cảnh kinh tế, xã hội và cơ sở nội tại cũng như ngoại sinh tác động tới quan điểm, chiến lược phát triển của Singaproe và Hàn Quốc đầu thập kỷ 60.