Thực trạng nguồn nhân lực của Singapore và Hàn Quốc thời kỳ đầu

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) nghiên cứu so sánh nguồn lực phát triển của singapore và hàn quốc giai đoạn 1961 1979 62 31 06 (Trang 61 - 63)

Chƣơng 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU

3.1. Thực trạng nguồn nhân lực của Singapore và Hàn Quốc thời kỳ đầu

hai quốc gia không thể không chú trọng tới nguồn lực con người tiềm tàng với hơn 50% dân số trong độ tuổi lao động (15-64 tuổi).

Trong chương 3 này, với cái nhìn so sánh, chúng tôi sẽ khảo sát một cách hệ thống về (1) chính sách phát triển nguồn nhân lực và (2) phương thức quản lý - phát huy nguồn lực con người của Singapore và Hàn Quốc trong giai đoạn 1961-1979.

3.1. Thực trạng nguồn nhân lực của Singapore và Hàn Quốc thời kỳ đầu công nghiệp hóa công nghiệp hóa

Singapore là một đảo quốc không có truyền thống công nghiệp mà chủ yếu hoạt động tích cực trong lĩnh vực kinh doanh và hoạt động thương mại. Theo đó, phần lớn dân số làm việc trong các hoạt động thương mại, chế biến và dịch vụ. Năm 1960, số nhân công hoạt động trong lĩnh vực dịch vụ chiếm tới 69%, gấp 3 lần so với 23% số nhân công trong ngành công nghiệp [World Bank, 1980, tr.147]. Trong số đó, trình độ nhân công Singapre chưa từng học qua các trường lớp chiếm quá bán với con số thực tế là 54.1% năm 1966 [Gary S. Fields, 1985, tr.350]. Họ làm việc trong các lĩnh vực sản xuất nhỏ chủ yếu bao gồm các lĩnh vực như lắp ráp xe, kỹ thuật hàng hải, in ấn và chế biến. Mặc dù số việc làm trong các lĩnh vực sản xuất đã tăng từ 22.692 năm 1955 đến 44.295 vào năm 1961, nhưng phát triển sản xuất còn chậm và giữ ở mức 12% tổng sản phẩm trong nước trong năm 1960. Trong khi đó, sự bùng nổ dân thời kỳ hậu chiến trong thập niên 1950 và các chính sách nhập cư tự do đã dẫn đến một tỷ lệ tăng dân số trung bình hàng năm là 4,4% giai đoạn 1947 - 1957, với tỷ lệ thất nghiệp ở mức 5% [Goh Chor Boon, 2006, tr.6]. Theo đó, chính phủ cần ưu tiên giải quyết các vấn đề thất nghiệp gia tăng, chưa kể phải đáp ứng nhu cầu nhân lực phục vụ cho chiến lược công nghiệp hóa.

Tương tự như trường hợp Singapore, ở giai đoạn đầu công nghiệp hóa, ở Hàn Quốc tỷ lệ thất nghiệp cũng khá cao. Điều này xuất phát từ việc dân số tăng nhanh sau Cuộc Chiến tranh Triều Tiên (1950-1953) và quá trình di cư của người dân từ nông thôn ra thành thị. Tuy nhiên, ngành nông nghiệp vẫn chiếm tới 66% lực lượng lao động [World Bank, 1980, tr.147] trong khi nhu cầu về công nhân có tay nghề trong các ngành công nghiệp giai đoạn đó là không cao. Vào năm 1960, tỷ lệ lao động chưa qua đào tạo trường lớp chiếm 44,7% cho thấy trình độ học vấn lao động còn hạn chế. [Gary S. Fields, 1981, tr.350]. Theo số liệu bảng 3.1, nhu cầu tuyển dụng lao động vào các ngành công nghiệp trong giai đoạn 1955-1960 hầu như không thay đổi, xấp xỉ 7 triệu nhân công. Thêm vào đó, trong cơ cấu lao động trong các ngành công nghiệp của Hàn Quốc giai đoạn 1955-1960, tỷ lệ nhân công có trình độ tiểu học chiểm đa số từ 65-70%. Xét về quy mô nhân lực kỹ thuật của Hàn Quốc năm 1961, trong tổng số 299.414 lao động có 8618 kỹ sư, 11.128 thợ kĩ thuật và 279.670 thợ thủ công, tương ứng với tỷ lệ là 1:1,3:3316 [국가기록원, 2004]. Các con số trên cho thấy, ở giai đoạn đầu công nghiệp hóa, chất lượng nhân công ở Hàn Quốc là rất thấp. Một trong những lý do giải thích cho thực trạng này, đó là ở giai đoạn đầu thập niên 1960, chính sách dạy nghề được thực hiện không phải nhằm hỗ trợ cho chính sách công nghiệp hóa, mà như là một phần của chính sách xã hội nhằm giải quyết một số vấn đề xã hội như số dân tăng lên nhanh chóng sau những hậu quả của cuộc chiến tranh Triều Tiên cũng như sự di cư từ nông thôn ra thành thị ngày càng tăng. Mục đích chính của đào tạo nghề là hỗ trợ hướng dẫn người khuyết tật, hay dạy nghề cho những phụ nữ hoặc thanh thiếu niên có thu nhập thấp tại các cơ sở phúc lợi xã hội.

Trước thực trạng lao động như vậy, cả Singapore và Hàn Quốc đều nhận thấy sự cần thiết phải tập trung phát triển nguồn nhân lực nhằm cung cấp được lực lượng lao động có trình độ kỹ thuật và chuyên môn theo mục tiêu công nghiệp hóa. Sau khi lên cầm quyền, Tổng thống Park Chung-hee đã nhận thức rất rõ về vai trò quan trọng của nguồn nhân lực trong phát triển kinh tế. Ông khẳng định chiến lược phát triển của đất nước đòi hỏi phải có một nguồn nhân lực số lượng lớn, bao gồm cả những người được đào tạo chuyên môn cũng như những người có khả năng chuyên môn thấp hơn,

16국가기록원 (2004), 제 1차기술진흥5개년계획(1962-66)

53

những người sẵn sàng làm việc vất vả với mức lương thấp và điều kiện làm việc tồi tệ [Park Chung-hee, 1962].

Bảng 3.1 Thực trạng tuyển dụng lao động tại các ngành công nghiệp Hàn Quốc 1955 - 1961

Đơn vị: nghìn người

Năm Lao động trong các ngành công nghiệp

Tổng số Trình độ cấp 1 Trình độ cấp 2 Trình độ cấp 3 1955 6578 4811 (73,14%) 386 (5,87%) 1381 (20,99%) 1956 6628 4767 (71,92%) 424 (6,40%) 1437 (21,68%) 1957 6700 4736 (70,69%) 466 (6,96%) 1498 (22,35%) 1958 6798 4716 (69,37%) 515 (7,57%) 1567 (23,06%) 1959 6923 4710 (68,03%) 569 (8,22%) 1644 (23,75%) 1960 7082 4720 (66,65%) 629 (8,88%) 1733 (24,47%) 1961 7269 4744 (65,26%) 695 (9,56%) 1830 (25,18%)

Nguồn: Tổng hợp từ dữ liệu của [Kim & Seo, 1987]

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) nghiên cứu so sánh nguồn lực phát triển của singapore và hàn quốc giai đoạn 1961 1979 62 31 06 (Trang 61 - 63)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(180 trang)