Chính sách thu hút và trọng dụng người tài

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) nghiên cứu so sánh nguồn lực phát triển của singapore và hàn quốc giai đoạn 1961 1979 62 31 06 (Trang 92 - 96)

Chƣơng 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU

3.3. Phƣơng thức quản lý và sử dụng nguồn nhân lực

3.3.2. Chính sách thu hút và trọng dụng người tài

Singapore và Hàn Quốc được đánh giá là những quốc gia có chính sách thu hút tài năng vào phát triển đất nước. Cả Lee Kuan Yew và Park Chung-hee đều đã xác định rõ người có tài năng là yếu tố then chốt quyết định khả năng cạnh tranh và phát triển của nền kinh tế đất nước. Khi mới lên cầm quyền, cả hai nhà lãnh đạo đã tuyển chọn người làm việc từ những sinh viên giỏi ở các trường đại học danh tiếng nhất. Lee Kuan Yew đã bắt tay vào kiến thiết đất nước cùng với nhiều nhân vật ưu tú không phân biệt chủng tộc hay tôn giáo, được đào tạo ở nước ngoài như Goh Keng Swee (Anh), Sinnathamby Rajaratnam (Anh), Edmund W. Barker (Anh), Hon Sui Sen

42 Từ sau khi Công ty xây dựng Hyundai nhận được đơn hàng thi công đường cao tốc nối liền Pattani và Narathiwat tại Thái Lan, ngành xây dựng của Hàn Quốc tiếp tục thâm nhập các thị trường Đông Nam Á khác. Sự kiện Công ty Samhwan thắng thầu xây dựng tuyến đường cao tốc Khayba ở Alula (Ả-rập Xê-út) với tổng giá trị 27 triệu USD vào năm 1973 đã tạo tiền đề cho một loạt thành công ở khu vực Trung Đông (tham khảo [KBS World Radio, 2015]

83

(Malaysia), Goh Chok Tong (Mỹ)... Thực tế, trong Nội các đầu tiên của Singapore năm 1959, chỉ có hai trong số chín bộ trưởng là người được sinh ra tại Singapore. Còn Park Chung-hee cũng đã lập ra Hội đồng Hoạch định kinh tế quy tụ những chuyên gia ưu tú vốn được tu nghiệp tại Mỹ, Nhật Bản, Tây Âu như Song Yo-chan (Mỹ), Kim Yu-taek (Anh), Park Choong-hoon (Nhật Bản), Nam Duck-woo (Mỹ)...

Singapore chú trọng thu hút nhân tài cả trong và ngoài nước vì chính phủ Lee Kwan Yew xác định rõ ràng rằng họ là một quốc gia đa dân tộc. “…Đối với người Singapore vì lợi ích của toàn thể nhân dân, không phân biệt chủng tộc, tôn giáo, ngôn ngữ cần phải đào tạo những tài năng trẻ ở mức độ cao nhất để phát huy hết tiềm năng của họ... Nếu mất một nhân tài có học vấn, Singapore sẽ giống như người bị chặt một khúc cánh tay phải, chẳng làm nên chuyện gì…”43. [Lee Kuan Yew, 1982, tr.12]

Chính phủ Singapore đã đề ra nhiều ưu tiên hàng đầu tạo điều kiện cho các nhân tài mang hết sức mình về phục vụ quê hương (chính sách lương bổng, bảo trợ xã hội…). Chính phủ cho thành lập hai ủy ban phát triển nhân lực trong nước, một ủy ban có nhiệm vụ giúp những người có năng lực làm đúng ngành nghề và một ủy ban kết hợp họ lại thành một xã hội. Ủy ban dịch vụ tư vấn chuyên môn và chuyên nghiệp (PIPS- Professionals‟ Information and Placement Service) lên kế hoạch sắp xếp việc làm phù hợp với trình độ cho những người xuất sắc nhất. Ngoài ra, Singapore cũng thiết lập các cơ quan thu hút nhân tài từ Ấn Độ, Trung Quốc và các nước trong khu vực như Ủy ban chiêu mộ nhân tài ngoại quốc (CATS - Committee for Attracting Talent to Singapore)... CATS giúp tuyển dụng cho các khu vực tư nhân44 [Lee Kuan Yew, 1982, tr.23]. Với hàng trăm học bổng được nhận, những nhân tài nước ngoài không chỉ tới làm việc tại Singapore mà còn có thể làm việc cho các công ty Singapore tại nước sở tại. Nói cách khác, trọng dụng trình độ, trả lương cao cùng với phúc lợi xã hội tốt, Lee Kwan Yew đã khuyến khích được nhiểu nhân tài trở về quê hương xây dựng cơ nghiệp và đã tạo nên một thế hệ doanh nhân, lãnh đạo kiệt xuất của Singapore.

Kiên trì theo đuổi nguyên tắc xây dựng một bộ máy công quyền trong sạch, Chính phủ Singapore ngay từ đầu đã đề ra một hệ thống luật pháp chặt chẽ, hình phạt nghiêm khắc và thành lập Cơ quan Điều tra tham nhũng (CPIB) hoạt động độc lập. cơ

43 Nguyên văn: “…It is in the interests of all Singaporeans, whatever our race, religion or language, that our talented young should be educated to their fullest potential... Drained of our trained talent, Singapore will be like a man with a truncated right arm, unable to function effectively…” [Lee Kuan Yew, 1982, tr.12]

44 Nguyên văn: “… Another committee, called CATS (Committee for Attracting Talent to Singapore) helps recruitment for the private sector”

quan này tách khỏi các cơ quan nhà nước khác, trực thuộc thủ tướng, có toàn quyền điều tra và kết tội tham nhũng. CPIB có quyền tự do hành động để xử lý kẻ tham nhũng bất kể kẻ đó ở vị trí xã hội nào, thuộc đảng phái chính trị nào, thuộc sắc tộc hay tín ngưỡng nào45. Ngay từ những năm 60 của thế kỷ XX, Singapore đã ban hành luật phòng, chống tham nhũng, bổ sung quyền hạn điều tra cho CPIB, tăng mức hình phạt đối với tội tham nhũng.

Bên cạnh đó, chính phủ Singapore và Hàn Quốc cũng đã sử dụng chính sách tiền lương để làm đòn bẩy cho chính sách tuyển dụng nhân công. Chính sách lương bổng của Singapore được tiến hành điều chỉnh từ năm 1979 đến năm 1981. Hội đồng lương quốc gia đã đưa ra những quy định mới về mức tăng lương. Theo quy định mới, mức tăng lương bình quân là 20% cho từng giai đoạn. Từ năm 1972, công chức Singapore đã được hưởng lương tháng 13 tương đương tiền thưởng cả năm của khu vực tư nhân. Mục đích của việc này là làm thay đổi giá trị lao động, kích thích các xí nghiệp, tuyển chọn những nguời có tay nghề cao và thu hút đuợc nhiều chuyên gia giỏi và công nhân lành nghề nước ngoài46. Về điều này, Lee Kuan Yew từng nhận định: “Singapore chỉ giữ được sự trong sạch và lương thiện khi trả một mức lương tương xứng với những gì mà một người có khả năng và liêm chính có thể được hưởng khi đang điều hành một công ty lớn hay đang làm những công việc có tính chuyên môn khác”. [Lee Kuan Yew, 2001, tr. 170]. Tóm lại, chính nhờ chính sách tuyển dụng người tài, Singapore đã thu nạp được nhiều nhân tài vào bộ máy nhà nước với tài năng và đạo đức nghề nghiệp, trở thành những tấm gương về trong sạch. Điều này đã góp phần giúp Singapore ngăn chặn và đẩy lùi tham nhũng “từ gốc”.

Từ nửa cuối thập niên 1960, vấn đề đầu tư chất xám và bồi dưỡng nhân tài ở Hàn Quốc càng được chú trọng, thể hiện qua sự gia tăng kinh phí nghiên cứu và phát triển (R&D), dành mức lương cao cho người có học vấn... Chính sách tiền lương đóng vai trò rất quan trọng trong việc kích thích tính sự phát triển kinh tế Hàn Quốc. Người lao động khi mới tuyển dụng được hưởng mức lương khác nhau tuỳ theo trình độ học vấn và kinh nghiệm làm việc (thâm niên công tác ở các đơn vị khác). Sau đó, nếu không sai phạm lớn, người lao động sẽ được tăng lương định kỳ cho đến khi nghỉ hưu.

45 CPIB đã điều tra và kết tội tham nhũng đối với các Bộ trưởng, những quan chức cao cấp như Tan Kia Gan - Giám đốc hãng hàng không Malaya (năm 1966), Wee Toon Boon - Quốc vụ khanh của Bộ Môi trường (năm 1973)…

46 Hàng tháng, cán bộ và người lao động phải trích lại một phần lương coi như là một khoản tiền tiết kiệm khi về hưu, nếu trong quá trình công tác mà phạm tội tham ô thì sẽ bị cắt khoản tích lũy này và cách chức. Họ không những mất số tiền do mình tích cóp nhiều năm, mà có thể phải chịu hình phạt tù.

85

Chế độ lương theo thâm niên phù hợp với chế độ tuyển nhân viên trọn đời và thể hiện yếu tố “nhân hoà” (人和) trong văn hoá truyền thống của người Hàn Quốc. Điều này duy trì mối quan hệ hoà thuận giữa những người lao động cùng nhau làm việc cả đời trong một công xưởng. Tuy nhiên, việc tăng lương, xét thưởng thăng cấp không chỉ dựa vào thâm niên công tác mà còn dựa vào kết quả đánh giá nhân sự hàng năm. Những nhà nghiên cứu cấp cao ở các viện nghiên cứu phát triển của Hàn Quốc thường được trả lương cao như các bộ trưởng. Qua đây có thể nhận thấy, chế độ lương của doanh nghiệp Hàn Quốc vừa căn cứ theo năng lực, vừa căn cứ theo thâm niên của người lao động.

Bên cạnh đó, Hàn Quốc cũng sớm thực thi chế độ đãi ngộ nhân tài hợp lý. Tuy nhiên, cho đến trước thập niên 1970, vấn đề chảy máu chất xám của Hàn Quốc vẫn còn khá nghiêm trọng, đòi hỏi chính phủ phải ó các giải pháp để ngăn chặn tình trạng này.

Bảng 3.11 Tình trạng chảy máu chất xám của Hàn Quốc

Năm bảo vệ

tiến sỹ Tổng số Ở lại Mỹ

Trở về Hàn Quốc Ngay sau khi

có bằng tiến sỹ

Sau khi làm việc ở Mỹ

Trước 1970 118 83,90% 3,40% 12,70%

1970-79 276 67,80% 10,10% 22,10%

Nguồn: [Song, 1997, tr.331]

Chính phủ Hàn Quốc đã xúc tiến chế độ thu hút các nhân lực khoa học trở về nước thông qua “chính sách hồi hương chất xám” với sự mở rộng một loạt các viện hỗ trợ nghiên cứu (GSRIs). Mô hình này phát triển dựa trên kết quả hoạt động của Viện Khoa học Công nghệ Hàn Quốc (KIST) do chính phủ thành lập năm 196647. Các chuyên gia được đào tạo ở nước ngoài tình nguyện về nước phục vụ được hưởng những ưu đãi rộng rãi về tài chính của viện nghiên cứu, bộ khoa học và công nghệ. Các nhà khoa học luôn được tạo điều kiện thuận lợi cho nghiên cứu như nơi làm việc, nơi ở, cung cấp trang thiết bị, chế độ lương cao. Lương của nhà khoa học cao gấp 3 đến 5 lần so với lương của giáo sư ở trường đại học. Mức này tương đương với lương của các nhà khoa học Mỹ, mặc dù Hàn Quốc lúc đó thuộc nhóm các nước nghèo nhất thế giới. Các chuyên gia nghiên cứu người Hàn Quốc ở nước ngoài thuộc lĩnh vực

r” [Lee Kuan Yew, 1982, tr.23]

công nghệ cơ bản và công nghệ tiên tiến trong thời hạn 5 năm được miễn nghĩa vụ quân sự [Moon Man-yong, 2006, tr.251-252]. Kết quả của những hệ thống chính sách, cơ chế và những ưu đãi đó là hiện tượng hồi hương những năm sau đó tăng lên đáng kể [Makeshin N.I, Sokolova E.P, 1996, tr.29-30]. Có thể nói rằng, sự quy tụ chất xám quốc gia đã tạo nên những bước đột phá về khoa học - kĩ thuật và công nghệ, tác động mạnh mẽ đến quá trình phát triển kinh tế xã hội của Hàn Quốc.

Chiến lược thu hút và trọng dụng nhân tài của Singapore và Hàn Quốc đã có tác dụng vô cùng quan trọng trong việc thúc đẩy phát triển các ngành công nghệ cao - trụ cột của nền kinh tế tri thức của hai quốc gia này trong giai đoạn tiếp theo.

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) nghiên cứu so sánh nguồn lực phát triển của singapore và hàn quốc giai đoạn 1961 1979 62 31 06 (Trang 92 - 96)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(180 trang)