.3 Các chỉ số xã hội Hàn Quốc, 1970-1980

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) nghiên cứu so sánh nguồn lực phát triển của singapore và hàn quốc giai đoạn 1961 1979 62 31 06 (Trang 135)

Tiêu chí 1970 1980

1. Thu nhập

- GNP (tỷ USD)

- GNP bình quân đầu người

7,8 248 56,5 1 605 2. Lƣơng thực - Phần trong tổng mức tiêu dùng (%) - Lượng calo hàng ngày

- Lượng protein/ngày (gm)

- Mức tiêu dùng gạo hàng ngày đối với các hộ gia đình thành thị(gm) 56,4 2370 65,1 404 47,4 2485 73,6 343 3. Nhà ở

- Diện tích bình quân / người (m2) - Số căn hộ (nghìn) - Số hộ gia đình (nghìn) - Tỷ lệ số căn hộ/Số hộ gia đình 6,3 4360 5875 77,8 10,1 5463 7968 71,2 4. Giáo dục

- Mức giáo dục bình quân (năm) - Tổng số h/s ( nghìn)

- Tỷ lệ người tốt nghiệp bậc trung học, sau đó tiếp tục học lên cao hơn (%)

- Tỷ lệ biết chữ của người lớn

5,7 7986 26,9 88 7,6 10.568 27,2 92 5. Y tế

- Tuổi thọ trung bình (năm) - Số dân/ bác sỹ

- Tỷ lệ mua bảo hiểm y tế (%)

57,6 1773 0,1 66 1485 23,9 6.Văn hoá và giải trí

- Số hộ gia đình có tivi (%) - Tổng điện thoại trên 100 dân - Tổng số ôtô ( nghìn chiếc) - Xe chở khách ( nghìn chiếc) - Số giờ không làm việc hàng tuần

6,4 2,0 126,5 60,7 116,4 86,7 8,9 527,8 249,1 116,7

7.An ninh công cộng

- Số tội phạm trên 100 000 dân - Số tai nạn giao thông (nghìn vụ)

- Phạm vi bảo hiểm tai nạn công nghiệp (%) - Số vụ chết do tai nạn 953 37,2 26,3 3548 1561 120,2 66,1 5460 8.Môi trƣờng xã hội - Tỷ lệ tăng dân số (%)

- Tỷ lệ tham gia lực lượng lao động - Tính TB (%) Nữ giới

- Tổng số vụ li hôn (nghìn vụ) - Số dân nghèo đói ( nghìn)

- Tỷ lệ tham gia vào công đoàn (%)

- Người không có khả năng kinh tế (nghìn) - Tỷ lệ thất nghiệp (%) 2,2 57,6 38,5 2423 19,8 346 4,5 1,6 59,0 41,6 21,7 1782 20 282 5,2 9. Môi trƣờng vật chất - Số cơ sở y tế ( nghìn cơ sở) - Nước máy cấp ( lít/người/ngày/) - Tỷ lệ các đường có vỉa hè 10,3 158 9,6 11,8 256 33,2

Nguồn: Tổng hợp từ số liệu thống kê các chỉ số xã hội năm 1970, 1980 của Bộ Tài chính và Kinh tế Hàn Quốc (Ministry of Finance and Economy, Social Indicators in Korea) và Tổng cục thống kê Hàn Quốc (National Statistical Office, Major Statistics of Korean Economy and International Statistics).

Nhìn vào các bảng trên, có thể nhận thấy phần nào mức sống tăng nhanh của người dân hai quốc gia trong những năm qua. Cùng với sự phát triển kinh tế đất nước, sự tăng trưởng và công bằng xã hội cũng dần được đảm bảo. Theo số liệu năm 1980, chỉ số phát triển con người (HDI) của Singapore là 0,762 (xếp hạng thứ 25) và của Hàn Quốc là 0,747 (xếp hạng thứ 26) 82. Với các chỉ số này, Singapore và Hàn Quốc đều đã đứng vào hàng ngũ các quốc gia có trình độ phát triển nguồn nhân lực cao trong bảng xếp hạng của UNDP.

5.1.1.2. Vai trò của nguồn lực phát triển đối với sự tăng trưởng của hai quốc gia

Để đánh giá được chất lượng tăng trưởng kinh tế cũng như các nhân tố tác động đến tăng trưởng kinh tế, chúng tôi xem xét đến chỉ số tính năng suất các nhân tố tổng

82 Tham khảo thêm thông tin tại Human Development Report 2007/2008, tr. 234.

127

hợp (TFP)83. TFP là quan hệ giữa đầu ra với tổng hợp các đầu vào, bao gồm cả các yếu tố không định lượng được như quản lý, khoa học công nghệ...

Bảng 5.4 Đóng góp tới tăng trƣởng GDP thực tế của Singapore và Hàn Quốc giai đoạn 1975-1980

Đơn vị: %

Vốn Lao động Tăng trưởng TFP

Singaporea 69.9 24.0 6.1

Hàn Quốcb 50.4 33.8 15.8

Nguồn: a) [Wong và Benson, 1997, tr.4] b) [Singh và Trieu, 1996, tr.26]

Giai đoạn 1961-1979, các chính sách mở cửa thu hút vốn đầu tư và sử dụng của hai quốc gia được đẩy mạnh. Từ bảng 5.5 ở trên, ta có thể rút ra một số nhận xét sau:

Một là, nếu tính cả sự đóng góp của yếu tố số lượng vốn đầu tư và sự đóng góp của yếu tố số lượng lao động, thì hai yếu tố này đã đóng góp trên hai phần ba tổng tốc độ tăng trưởng kinh tế của hai quốc gia.

Hai là, tăng trưởng kinh tế của hai quốc gia dựa chủ yếu vào sự đóng góp của yếu tố vốn đầu tư. Nói cách khác, trong giai đoạn này, mức đóng góp của nguồn vốn tài chính được đánh giá cao hơn, hiệu quả hơn so với nguồn lực con người. Điều này dễ hiểu bởi về cơ bản, giai đoạn 1961-1979 là giai đoạn hai quốc gia bắt tay đào tạo nguồn lao động cơ bản sử dụng cho những ngành nghề cần sử dụng nhiều lao động giản đơn, đồng thời cũng phản ánh sự phát triển của các ngành công nghiệp tập trung vốn trong những năm 1970.

Thông qua các chỉ số cơ bản trích dẫn ở trên, chúng ta có thể khẳng định vai trò to lớn của nguồn lực con người và nguồn vốn tài chính đối với sự tăng trưởng của Singapore và Hàn Quốc, bất chấp một số hạn chế tồn tại trong chính sách phát triển và sử dụng nguồn lực này của hai quốc gia (tham khảo chương 3 và 4). Điều này cũng chứng minh rằng, lý thuyết tăng trưởng của Solow vẫn còn nguyên giá trị đối với quá trình phát triển hai quốc gia giai đoạn 1961-1979.

83 Năng suất các yếu tố tổng hợp - Total Factor Productivity (TFP) là một chỉ số đo lường năng suất của “lao động” và “vốn” trong một hoạt động cụ thể hay cho cả nền kinh tế. TFP phản ánh sự tiến bộ của khoa học, kỹ thuật và công nghệ. Qua đó, sự gia tăng đầu ra không chỉ phụ thuộc vào tăng thêm về số lượng mà còn tuỳ thuộc vào chất lượng của các yếu tố đầu vào là lao động và vốn.

5.1.2. Thành tựu phát triển nguồn lực con người và tài chính của hai quốc gia sau gần hai thập niên phát triển gia sau gần hai thập niên phát triển

5.1.2.1. Sự phát triển nguồn lực con người của hai quốc gia

Sau gần hai thập kỷ nỗ lực cải cách và phát triển nguồn nhân lực, bước sang thập niên 1980, cả Singapore và Hàn Quốc đã đạt được một số thành tựu nhất định. Chính sách phổ cập giáo dục tiểu học, trung học và hệ thống hóa giáo dục suốt đời đã góp phần thúc đẩy các kỹ năng học tập và cuộc sống cho thanh thiếu niên và người lớn tại hai quốc gia.

Kết quả của việc mở rộng cơ hội giáo dục và cơ sở đào tạo trong gần hai thập kỷ ở Singapore và Hàn Quốc chính là, tỷ lệ lao động được đào tạo trong tổng số lực lượng lao động cũng đã tăng lên so với giai đoạn đầu thập niên 1960. Cụ thể, tại Singapore, nếu như năm 1967, tỷ lệ nhân công chưa qua trường lớp và chỉ có trình độ tiểu học chiếm tới 54,1%84 thì tới tháng 6/1980 đã giảm xuống còn 11,3% (hình 5.1). Trong khi đó, tại Hàn Quốc, tỷ lệ này cũng đã giảm từ 44,7% năm 1960 xuống còn 16% năm 1980 (hình 5.2).

Hình 5.3 Trình độ giáo dục của lao động Singapore (6/1980)

Nguồn: Tổng hợp số liệu từ [Ministry of Labour, 1981, p.15]

84 Tham khảo thêm chương 3, mục 3.1.1.2.

129

Hình 5.4 Trình độ giáo dục của lao động Hàn Quốc năm 1980

Nguồn: Biểu đồ hóa số liệu của [Gary S. Fields, 1981, tr.350]

Tỷ lệ gia tăng lực lượng lao động bình quân của Singapore trong giai đoạn 1960 -1980 là 2,7%/năm, trong khi đó con số này ở Hàn Quốc tương ứng với 2,9% giai đoạn 1960-1970 và 2,8% giai đoạn 1970-1980 [World Bank, 1980, tr.147]. Cho tới năm 1979, Singapore gần như đã toàn dụng nguồn nhân lực trong độ tuổi lao động (15-64 tuổi) với việc sử dụng 1.000.000/1.035.000 lực lượng lao động, hạ tỷ lệ thất nghiệp xuống còn 3,4% cùng năm [Department of Statistics, 1981, tr.19].

Ngoài ra, cơ cấu ngành nghề cũng có nhiều biến chuyển. Về cơ bản, cả hai quốc gia đã tái cấu trúc tương đối hiệu quả cơ cấu lao động. Tại Singapore, tỷ lệ lao động trong ngành công nghiệp đã tăng từ 23% năm 1960 lên 38% năm 1978. Tỷ lệ lao động trong ngành nông nghiệp đã giảm từ 8% (1960) xuống còn 2% (năm 1978). Tỷ lệ này giảm thiểu không đáng kể nhưng đã phản ánh đặc thù của nền kinh tế quốc đảo Singapore - vốn không có điều kiện và truyền thống phát triển nông nghiệp (Hình 5.3).

Hình 5.5. Sự biến chuyển trong cơ cấu lao động theo ngành nghề tại Singapore

Đơn vị: %

Nguồn: Tổng hợp số liệu từ [The World Bank, 1980, tr.147]

Tại Hàn Quốc cũng có sự biến chuyển rõ ràng trong cơ cấu lao động. Nếu như, năm 1960, tỷ lệ lao động trong ngành công nghiệp chỉ chiếm 9% thì tới năm 1978 đã tăng gấp 4 lần thành 37%. Ngược lại, tỷ lệ lao động tham gia ngành nông nghiệp giảm gần 20 điểm phần trăm, từ 66% năm 1960 xuống còn 41% năm 1978 (Hình 5.4).

Hình 5.6 Sự biến chuyển trong cơ cấu lao động theo ngành nghề tại Hàn Quốc

Đơn vị: %

131

Chính phủ Singapore và Hàn Quốc cũng nhận thức rất rõ về những bất cập cũng như thách thức trong hoạt động phát triển nguồn nhân lực. Trong Báo cáo về Bộ giáo dục năm 1979, Phó Thủ tướng Goh Keng Swee đã chỉ ra 3 thiếu sót chính của nền giáo dục Singaproe thời điểm đó là (1) lãng phí trong đào tạo bậc cao, (2) tỷ lệ biết chữ vẫn còn thấp và (3) giáo dục song ngữ chưa hiệu quả. [Goh Keng Swee, 1979]). Ngoài ra, sau khi đạt được sự toàn dụng nhân công năm 197085, Singapore cũng đứng trước thách thức về thiếu hụt lao động. Thực tế cho thấy, ngay từ đầu thập niên 1970, Singapore đã phải nhập khẩu số lượng lớn lao động nước ngoài tham gia hoạt động kinh tế trong nước. Còn Hàn Quốc, với quyết định chuyển hướng chiến lược phát triển sang các ngành công nghiệp nặng và hóa chất nửa đầu thập niên 1970, cũng đứng trước thách thức về thiếu hụt lao động chất lượng cao, đòi hỏi kỹ năng. Tuy vậy, Hàn Quốc đã tận dụng tốt và biến thách thức này thành cơ hội phát triển nguồn nhân lực cao, duy trì mức tăng trưởng cao trong thập niên 1980.

Cùng với đầu tư cao cho giáo dục, nâng cao trí lực, Singapore và Hàn Quốc đã chú trọng thực thi các biện pháp nâng cao thể lực cũng như chất lượng cuộc sống nhân dân. Chính sách hạn chế phát triển dân số những năm 60-70 đã làm Singapore và Hàn Quốc thời kỳ sau này trở thành một quốc gia có dân số già. Tuy vậy, ở một khía cạnh khác, chính sách đó đã góp phần ổn định dân số, nâng cao chất lượng dân số và giải quyết công ăn việc làm, hỗ trợ lớn cho sự phát triển đất nước ở giai đoạn đầu phát triển. Không những vậy, khi dân số giảm, nhà nước và gia đình có điều kiện chăm lo cho trẻ em về thể chất và học tập hơn. Kết quả là một tầng lớp thanh niên khỏe mạnh được đào tạo tốt tham gia vào lực lượng lao động. Không những vậy, những người phụ nữ cũng nâng cao được thể lực, có thời gian để tham gia vào các hoạt động sản xuất.

Ngoài ra, chính sách lương bổng cao với viên chức và trọng dụng nhân tài đã góp phần giảm thiểu tham nhũng, tạo động lực cho người dân tích cực tham gia vào nhiệm vụ phụng sự đất nước ở hai quốc gia. Tại Singapore, quỹ dưỡng liêm cho quan chức (tham khảo chương 3) cũng là điểm mới, tạo nên sự ràng buộc để các quan chức làm việc công tâm, góp phần giảm thiểu vấn nạn tham nhũng. Đây có thể được coi là điểm cộng khi đánh giá về chính sách phát triển của Singapore.

Tóm lại, mặc dù ở Singapore và Hàn Quốc vẫn tồn tại một số hạn chế trong phát triển nguồn nhân lực nhưng xét trên phương diện khách quan, nền giáo dục của hai quốc gia cũng đã đạt được những thành tựu đáng ghi nhận trong việc nâng cao chất

lượng nguồn nhân lực cũng như tái cấu trúc lực lượng lao động theo mục tiêu công nghiệp hóa. Đồng thời, cả hai quốc gia cũng đã nhận thức được những thách thức, cơ hội và điều chỉnh chiến lược để có thể đáp ứng được các yêu cầu về nguồn nhân lực có hàm lượng chất xám cao ở giai đoạn sau.

5.1.2.2. Sự phát triển của nguồn lực tài chính

Kết hợp thực thi các biện pháp thu hút nguồn lực tài chính một cách đa dạng, sau gần hai thập kỷ, Singapore và Hàn Quốc đã bước đầu tạo nên nguồn dự trữ tài chính quốc gia lớn hơn, tạo động lực để thực hiện các dự án phát triển ở giai đoạn kế tiếp.

Cho đến đầu những năm 1980, so với Hàn Quốc thì chính phủ Singapore đã nâng mức tổng dự trữ lên nhiều hơn với khoảng 60 lần, từ 115 triệu USD năm 1960 lên mức 6,6 tỷ USD năm 1980. Trong khi đó, tổng dự trữ ở Hàn Quốc năm 1960 vốn chỉ ở mức 157 triệu USD đã tăng gấp 30 lần lên đến 3,1 tỷ đôla Mỹ năm 1980 [The World Bank, 2015].

Bảng 5.5 Cán cân thanh toán, tiết kiệm, dự trữ, đầu tƣ và nợ nƣớc ngoài của Singapore và Hàn Quốc 1961-1980

Singapore Hàn Quốc

1961-70 1971-80 1961-70 1971-80

Cán cân/ tài khoản vãng lai (tỷ $) -1,2 - 7,5 - 3,5 - 16,9

Tổng dự trữ (tỷ $) 1 6,6 0,6 3,1

Tiết kiệm/ tổng sản phẩm nội địa (%) 0,10 0,26 0,10 0,22

Đầu tư/ tổng sản phẩm nội địa (%) 0,22 0,35 0,20 0,29

Nợ nước ngoài (tỷ $) 0,3 1,5 2,7 20,0

Nguồn: Tổng hợp số liệu của [The World Bank, 2015]; [Kunio Saito, 1990, tr.35&47] .

Bảng 5.5 phản ánh, cán cân/ tài khoản vãng lai86 của Singapore và Hàn Quốc đều tồn tại ở con số âm. Nguyên nhân thâm hụt cán cân vãng lai87 ở hai quốc gia giai

86 Cán cân/Tài khoản vãng lai là bộ phận chính yếu trong cán cân thanh toán quốc tế, nó ghi nhận các giao dịch thương mại quốc tế về hàng hóa và dịch vụ; thu nhập và chuyển giao ròng từ nước ngoài; và là một trong những chỉ số quan trọng để đánh giá hành vi trong tương lai của nền kinh tế. Cán cân vãng lai phản ánh mức đô ̣ chênh lê ̣ch giữa tiết kiê ̣m và đầu tư trong nước.

87 Thâm hu ̣t cán cân vãng lai có nghĩa là viê ̣c tiết kiê ̣m trong nước không đủ mức đầu tư lớn hơn trong nước , đòi hỏi phải thu hút các nguồn vốn từ bên ngoài như FDI , kiều hối hay là các khoản vay nợ nư ớc ngoài.Về điều này hiện tồn tại nhiều quan điểm đối ngược. Có quan điểm cho rằng , thâm hu ̣t cán cân vãng lai phản ánh những thành công trong quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế , góp phần thu hút vốn đầu tư nước ngo ài và mở ra triển vọng tăng trưởng kinh tế nhanh . Ở một góc độ khác , thâm hu ̣t vãng lai l ại phản ánh mô ̣t sự quản lý tồi trong quá trình chuyển đổi , thể hiê ̣n những mất cân đối quá mức và là nguy cơ của mô ̣t cuô ̣c khủng hoả ng cán cân thanh toán (Roubini và Wachel, 1998).

133

đoạn này là: cả hai quốc gia đều nhập khẩu nguyên liệu, máy móc và công nghệ phục vụ sản xuất. Singapore đã nhập khẩu một lượng lớn hàng hóa bởi sự bùng nổ nhà ở và thực thi chiến lược công nghiệp hóa, chuyển đổi dịch vụ trung chuyển sang các ngành sản xuất thâm dụng lao động trong thập niên 1960, và chuyển hướng sang các ngành sản xuất thâm dụng vốn hơn như lọc dầu… trong thập niên tiếp theo. Tăng đầu tư nhanh chóng, FDI lớn hay nợ nước ngoài cao cũng là một trong những nguyên nhân tạo nên sự thâm hụt tài khoản vãng lai ở hai quốc gia. Thêm vào đó, ảnh hưởng của hai cuộc khủng hoảng dầu mỏ 1973-1974 và 1979-1980 đã tác động sâu sắc tới tình hình kinh tế của Singapore và Hàn Quốc . Với mô ̣t nền kinh tế có tốc đô ̣ tăng trưởng cao ở giai đoạn 1961-1979 như Singapore và Hàn Quốc thì thâm hu ̣t cán cân vãng lai là điều dễ hiểu. Thâ ̣m chí, xét ở một góc độ nào đấy , điều này còn là cần thiết để hai quốc gia có thể tận dụng được nguồn vốn từ bên ngoài nhằm mục tiêu phát triển kinh tế .

Việc nợ nước ngoài tăng lên ở hai quốc gia nói chung phù hợp với việc mở

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) nghiên cứu so sánh nguồn lực phát triển của singapore và hàn quốc giai đoạn 1961 1979 62 31 06 (Trang 135)