.1 GDP Singapore tính theo lĩnh vực công nghiệp

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) nghiên cứu so sánh nguồn lực phát triển của singapore và hàn quốc giai đoạn 1961 1979 62 31 06 (Trang 122 - 124)

(tính theo giá thị trường năm 1985, %)

Nguồn: Tổng hợp số liệu từ [Huff, 1994, tr.303]

Từ năm 1970, lúc này các ngành sản xuất sử dụng nhiều lao động đang đứng trước sự cạnh tranh ngày càng gay gắt trên thị trường quốc tế, Singapore đã thay đổi cơ cấu công nghiệp theo hướng phát triển công nghiệp nặng sử dụng nhiều vốn như đóng tàu biển, lọc dầu. Công nghiệp lọc dầu từng bước trở thành trụ cột của nền công nghiệp Singapore. hai đại gia dầu lửa của thế giới là Shell và Essco đã xây dựng nhà máy lọc dầu ở đây khiến cho đến giữa năm 1970, Singapore trở thành trung tâm lọc dầu lớn thứ ba thế giới.

FDI cũng được phân bổ vào các lĩnh vực khác của nền kinh tế. Chính phủ đã thu hút FDI đáng kể đầu tư vào lĩnh vực vận chuyển bằng cách mở đường vận chuyển quốc tế [Elliot Formal - Agnieszka Wojtera, 2013, tr.37]. Cục vận chuyển hàng hải Singapore (Port of Singapore Authority - PSA) thành lập năm 1964 đã cung cấp các

113

dịch vụ có tính hiệu quả và cạnh tranh cho vận tải biển của Singapore73. Tới năm 1975, Singapore ngày càng được mở rộng và trở thành cảng bận rộn thứ tư thế giới về vận chuyển hàng hóa. Ba đối tác thương mại hàng đầu của Sinagpore thời kỳ này là Mỹ, Malaysia và Nhật Bản74.

Dưới tác động của chính sách kinh tế đúng đắn và sự xác định đúng ngành nghề trọng tâm, nên từ sau khi giành được độc lập đến năm 1973, kinh tế Singapore đã chứng kiến sự tăng trưởng mạnh mẽ chưa từng có trong lịch sử phát triển của quốc gia này. Các ngành phát triển nhất gồm ngành dệt may, các sản phẩm điện tử và đồ điện gia dụng, thương mại chuyển khẩu. Trong giai đoạn này, một số ngành công nghiệp như: hóa dầu, các sản phẩm hóa học, các sản phẩm chế tạo từ kim loại, sản phẩm điện tử và đồ điện, linh kiện, máy móc và máy công cụ chính xác phát triển mạnh mẽ.

Trong khi đó, triển khai mục tiêu của các kế hoạch phát triển kinh tế 5 năm, chính phủ Hàn Quốc cũng đã nỗ lực không ngừng để nâng cấp và hoàn thiện cơ cấu kinh tế theo hướng phát triển các ngành có điều kiện cạnh tranh trên thị trường. Vào thập niên 60, Hàn Quốc chú trọng phát triển các ngành công nghiệp nhẹ dựa trên cơ sở khai thác nguồn lao động giá rẻ, giản đơn. Chiến lược phát triển nền công nghiệp dân tộc ở giai đoạn đầu hướng vào thị trường nội địa nhằm cung cấp nhu cầu cấp thiết của người dân. Chiến lược đó vừa thay thế dần nhập khẩu vừa giảm bớt sự mất cân đối nghiêm trọng giữa cung và cầu, góp phần ổn định xã hội. Tuy nhiên, việc giữ định hướng thay thế nhập khẩu nhằm đảm bảo sự độc lập về kinh tế sẽ dẫn tới tình trạng nội địa bị bão hòa và không có cơ hội mở rộng phát triển. Nhận thức được vấn đề này, với sự tư vấn từ các chuyên gia nước ngoài, Tổng thống Park đã nhanh chóng chuyển hướng phát triển kinh tế sang chiến lược công nghiệp hóa hướng tới xuất khẩu. Đây là bước chuyển quan trọng gắn liền phát triển hướng ngoại trên con đường phát triển Tư bản của Hàn Quốc. Những năm 1960, Mỹ trở thành thị trường quan trọng nhất cho hàng xuất khẩu của Hàn Quốc. Nếu vào năm 1961 chỉ có 16,6% hàng xuất khẩu của Hàn Quốc được đưa vào Mỹ thì đến năm 1971, tỷ lệ này đã tăng lên 49,8% [Lee Junkyu, 2012, tr.24]. Điều đó góp phần tăng giá trị xuất khẩu thời kỳ này từ 41 triệu USD (năm 1961) lên 1133 triệu USD (1971), gấp khoảng 28 lần [Charles Havie, 2006, tr.3].

73 Tham khảo thêm tại Port of Singapore Authority - PSA

http://eresources.nlb.gov.sg/infopedia/articles/SIP_577_2005-01-27.html [truy cập ngày 30/8/2015].

74 Tham khảo thêm tại National Archives of Singapore (NAS), Singapore in 1975 [online] http://www.nas.gov.sg/1stCab/7585/travel_exh_Sec1.html [truy cập ngày 30/8/2015].

Từ giữa thập niên 60, luồng đầu tư từ các nước tư bản vào ngành công nghiệp nặng cũng trở thành nguyên nhân cho chuyển đổi cơ cấu kinh tế ở Hàn Quốc ở giai đoạn tiếp theo. Khi nhiều ngành công nghiệp nhẹ ở Hàn Quốc đã đạt tới giới hạn mở rộng phát triển thì vấp phải sự cạnh trạnh của các sản phẩm cùng loại từ các nước có trình độ công nghệ và chi phí lao động thấp hơn. Bên cạnh đó, Hàn Quốc phụ thuộc vào nhiều mặt hàng trung gian phục vụ các ngành nghề chế tạo sản xuất. Vì thế, để phát huy thành tựu phát triển và khắc phục các vấn đề nảy sinh ở giai đoạn trước, chính phủ Hàn Quốc quyết định tiến công vào ngành công nghiệp nặng và hóa chất với hai giai đoạn cơ bản. Giai đoạn 1968-1976, chính phủ tăng cường phát triển các ngành sản xuất sản phẩm trung gian (sắt thép, xi măng, phân bón, dầu lửa...) nhằm giảm bớt nhập khẩu và phục vụ cho nhu cầu của các ngành công nghiệp nhẹ. Thực chất, giai đoạn này nhằm thay thế nhập khẩu và sử dụng công nghệ ở trình độ thấp. Bên cạnh đó, Hàn Quốc phát triển các ngành chế tạo, đi từ sản xuất các linh kiện phụ tùng thay thế cho máy móc thiết bị công nghệ nhẹ tiến tới sản xuất những thiết bị tổng hợp. Đây là lí do dẫn tới đầu tư lớn cho phát triển công nghiệp nặng và hóa chất giai đoạn 1977-197975.

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) nghiên cứu so sánh nguồn lực phát triển của singapore và hàn quốc giai đoạn 1961 1979 62 31 06 (Trang 122 - 124)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(180 trang)