.11 Tình trạng chảy máu chất xám của Hàn Quốc

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) nghiên cứu so sánh nguồn lực phát triển của singapore và hàn quốc giai đoạn 1961 1979 62 31 06 (Trang 95)

Năm bảo vệ

tiến sỹ Tổng số Ở lại Mỹ

Trở về Hàn Quốc Ngay sau khi

có bằng tiến sỹ

Sau khi làm việc ở Mỹ

Trước 1970 118 83,90% 3,40% 12,70%

1970-79 276 67,80% 10,10% 22,10%

Nguồn: [Song, 1997, tr.331]

Chính phủ Hàn Quốc đã xúc tiến chế độ thu hút các nhân lực khoa học trở về nước thông qua “chính sách hồi hương chất xám” với sự mở rộng một loạt các viện hỗ trợ nghiên cứu (GSRIs). Mô hình này phát triển dựa trên kết quả hoạt động của Viện Khoa học Công nghệ Hàn Quốc (KIST) do chính phủ thành lập năm 196647. Các chuyên gia được đào tạo ở nước ngoài tình nguyện về nước phục vụ được hưởng những ưu đãi rộng rãi về tài chính của viện nghiên cứu, bộ khoa học và công nghệ. Các nhà khoa học luôn được tạo điều kiện thuận lợi cho nghiên cứu như nơi làm việc, nơi ở, cung cấp trang thiết bị, chế độ lương cao. Lương của nhà khoa học cao gấp 3 đến 5 lần so với lương của giáo sư ở trường đại học. Mức này tương đương với lương của các nhà khoa học Mỹ, mặc dù Hàn Quốc lúc đó thuộc nhóm các nước nghèo nhất thế giới. Các chuyên gia nghiên cứu người Hàn Quốc ở nước ngoài thuộc lĩnh vực

r” [Lee Kuan Yew, 1982, tr.23]

công nghệ cơ bản và công nghệ tiên tiến trong thời hạn 5 năm được miễn nghĩa vụ quân sự [Moon Man-yong, 2006, tr.251-252]. Kết quả của những hệ thống chính sách, cơ chế và những ưu đãi đó là hiện tượng hồi hương những năm sau đó tăng lên đáng kể [Makeshin N.I, Sokolova E.P, 1996, tr.29-30]. Có thể nói rằng, sự quy tụ chất xám quốc gia đã tạo nên những bước đột phá về khoa học - kĩ thuật và công nghệ, tác động mạnh mẽ đến quá trình phát triển kinh tế xã hội của Hàn Quốc.

Chiến lược thu hút và trọng dụng nhân tài của Singapore và Hàn Quốc đã có tác dụng vô cùng quan trọng trong việc thúc đẩy phát triển các ngành công nghệ cao - trụ cột của nền kinh tế tri thức của hai quốc gia này trong giai đoạn tiếp theo.

3.3.3. Nâng cao chất lượng cuộc sống

Nhằm phát huy hiệu quả nguồn lao động, chính phủ Singapore và Hàn Quốc cũng chú trọng tới việc nâng cao chất lượng cuộc sống cho người dân. So với Hàn Quốc, Lee Kuan Yew và chính phủ Singapore sớm hơn trong việc triển khai các biện pháp liên quan.

Giai đoạn này, song song với việc ưu tiên phát triển kinh tế, chính phủ Singapore cũng rất chú trọng tới những công tác phát triển xã hội, nâng cao đời sống người dân, mà trước hết là tập trung giải quyết các vấn đề bất ổn xã hội do việc phân tách quốc gia và hậu quả của các cuộc phân biệt chủng tộc như nhu cầu cấp thiết về vấn đề nhà ở, sức khỏe. Quỹ phát triển nhà ở (Housing Development Board - HDB) được chính phủ Singapore thành lập năm 1960. Từ ngân sách 10 triệu đôla Singapore, HDB bắt đầu kích hoạt chương trình xây dựng nhà ở chung cư [Huỳnh Văn Giáp, 2003, tr.272] với 10.000 đơn vị nhà dành cho người thu nhập thấp và trung bình, nằm ở “các khu đô thị mới” ở những vùng chưa phát triển trên đảo. Nhờ chính sách cho thuê nhà được duy trì từ năm 1960, nhiều người dân Singapore có thu nhập thấp đã được thuê nhà, chính sách này đã đạt được thành công vang dội. Nếu năm 1960 chỉ có 9% người dân được thuê nhà ở thì đến giữa những năm 80 đã có 86% cư dân thành thị được thuê nhà ở với diện tích tương đối rộng. Chính sách khích lệ xã hội ở Singapore rõ ràng đã đem lại kết quả, đặc biệt trong lĩnh vực nhà cửa công ích. Trong khoảng thời gian 1960-1980, Ủy ban phát triển nhà ở (HDB) đã xây dựng khoảng 400.000 căn hộ với một tốc độ hết sức nhanh chóng. Chính quyền đã tài trợ rất nhiều cho những khoản vay cầm cố và giá mua những căn hộ HDB cho phù hợp với mức thu nhập cụ thể của từng người dân. Cùng với sự phát triển số lượng nhà ở, các đơn vị khác như

87

Ủy ban Tiện ích công cộng (năm 1963)… cũng được ra đời để giám sát việc cung ứng điện, nước và khí đốt… Bảng 3.12 Tình hình nhà ở của Singapore Năm Tổng số nhà ở (căn) Nhà riêng (%) Căn hộ công cộng cho thuê (%) Tỷ lệ sở hữu nhà (%) 1970 306.000 16 38 29 1980 467.000 13 79 88

Nguồn:[Vasoo & Lee, 2001]

Giai đoạn 1961-1979, chính phủ Hàn Quốc cũng đã bước đầu thực hiện các chính sách cải thiện điều kiện sống của nhân dân với một hệ thống các chính sách như bảo hiểm xã hội, phúc lợi xã hội, bảo vệ môi trường sinh thái... Dựa trên Luật An sinh xã hội ban hành năm 1963, các chương trình bảo hiểm, các chương trình cứu trợ cộng đồng đã được triển khai. Trong đó, các chương trình bảo hiểm dành cho các trường hợp như đình trệ kinh doanh, trợ cấp thất nghiệp, tuổi già, tai nạn công nghiệp, chi phí sinh đẻ, tang lễ...; các chương trình cứu trợ cộng đồng gồm có hỗ trợ thu nhập, chăm sóc sức khỏe dành cho người già, tàn tật.... [Korean Overseas Information Service, 1993, tr.69].

Trong thập niên 1960 và nửa đầu thập niên 1970, nhằm tạo điều kiện hoạt động cho các chương trình bảo trợ xã hội, chính phủ Hàn Quốc đã cho áp dụng một số luật bảo hiểm xã hội như là Luật Bảo hiểm thủy thủ (1962), Luật Bảo hiểm bồi thường tai nạn công nghiệp, Luật Hưu trí công nhân (1963), Luật Cứu trợ tai họa, Luật Chăm sóc đặc biệt cho những người có công với tổ quốc (1969), Luật Hưu trí cho giáo viên các trường tư nhân (1973)... Mặc dù phạm vi của một số hệ thống phúc lợi và hệ thống bảo hiểm từng bước được mở rộng tới cả những đối tượng có hoàn cảnh khó khăn đặc biệt như nghèo khổ, già yếu, tàn tật... nhưng nó chỉ thực sự phát triển từ khi mục tiêu thực hiện công bằng xã hội với thúc đẩy phát triển xã hội được đề cập chính thức trong kế hoạch 5 năm lần thứ tư (1976-1981).

Qua những nội dung trên chúng ta nhận thấy, bên cạnh những nỗ lực cải thiện nền kinh tế, chính phủ Singapore và Hàn Quốc đã từng bước tích cực cải thiện điều

kiện sống của dân chúng và coi đó là một biện pháp hạn chế tốc độ tăng dân số, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực.

89

Tiểu kết

Những nội dung đề cập ở trên cho thấy giai đoạn 1961 - 1979 Singapore và Hàn Quốc đã hết sức coi trọng nguồn nhân lực, xác định con người là nguồn lực quý giá và có tác dụng quyết định cho kết quả của quá trình "đuổi kịp" kinh tế thế giới được khởi động từ đầu thập niên 1960. Nhằm phát huy và khai thác triệt để nguồn lực này, cả hai quốc gia đã có những chính sách và biện pháp toàn diện, có những điểm tương đồng và cả những khác biệt.

Singapore và Hàn Quốc đều đề cao quan điểm “nhân tài lập nước”, tập trung phát triển giáo dục, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, đóng góp lớn cho sự phát triển của đất nước. Về phương diện chính sách, cả hai quốc gia đều kết hợp hài hòa từ chính sách vi mô (quản lý lao động tại xí nghiệp, công ty…) cho đến chính sách vĩ mô (chiến lược kinh tế, chính sách giáo dục quốc gia, chính sách việc làm, quản lý và đãi ngộ nhân tài, kế hoạch giảm dân số…). Chính phủ hai quốc gia đều quan tâm chú ý tới công tác sửa đổi, ban hành các điều lệ liên quan tới lao động nhằm thích ứng với tình hình kinh tế từng giai đoạn. Giáo dục nghề nghiệp, phân luồng lao động là những điểm hợp lý có tính hiệu quả cao trong chính sách phát triển nguồn nhân lực của Singapore và Hàn Quốc. Ngoài ra, hai nước này cũng luôn có chính sách tiền lương hợp lí, chú trọng công tác tái đầu tư để đảm bảo tính chất cạnh tranh. Bên cạnh đó, xã hội hóa giáo dục ở hai quốc gia là chính sách đúng đắn và hợp lý. Việc mở rộng mạng lưới đào tạo, gia tăng nhiều loại hình đào tạo góp phần làm giảm gánh nặng cho ngân sách quốc gia và xây dựng môi trường rèn luyện nâng cao kiến thức và kĩ năng chuyên môn cho người học.

Điểm khác biệt liên quan tới nguồn lực con người ở Singapore và Hàn Quốc giai đoạn 1961-1979 chính là về vấn đề định hướng đào tạo nhân lực và thực thi các chính sách xã hội nhằm nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân. Sự khác biệt trong vấn đề định hướng đào tạo nhân lực xuất phát từ mô hình phát triển khác nhau của hai quốc gia. Singapore là một quốc gia định hướng phát triển thành một trung tâm tài chính, thương mại, dịch vụ trong khi Hàn Quốc phát triển theo mô hình công nghiệp hóa tuần tự từ trình độ thấp tới trình độ cao. Chính sách nâng cao chất lượng cuộc sống người dân ở Hàn Quốc được ban hành và thực thi muộn hơn với một hệ thống đảm bảo xã hội không đồng bộ và ít hiệu quả hơn so với Singapore, nhất là ở thời kỳ đầu cải cách kinh tế. Mặc dù Singapore có nhiều nỗ lực trong việc tiếp thu công nghệ mới, đào tạo các nhà công nghệ giỏi và lực lượng công nhân lành nghề,

nhưng trình độ công nghệ, học vấn của lực lượng lao động nơi đây còn thấp so với Hàn Quốc và các nước NICs khác ở châu Á. Phần lớn đội ngũ kỹ sư, công nhân lành nghề của nước này lại tập trung ở thành phần kinh tế nhà nước và làm việc trong lĩnh vực quốc phòng.

Tóm lại, mục tiêu của các chính sách, biện pháp thực hiện không chỉ nâng cao chất lượng nguồn nhân lực mà quan trọng hơn là tạo dựng ý thức dân tộc, khát vọng vươn lên học hỏi, cống hiến hết mình cho sự phát triển chung của hai quốc gia.

91

Chƣơng 4

NGUỒN VỐN TÀI CHÍNH CỦA SINGAPORE VÀ HÀN QUỐC GIAI ĐOẠN 1961-1979: TỪ GÓC ĐỘ SO SÁNH

Đầu thập niên 1960, hoạch định phát triển trong điều kiện nguồn lực lao động giản đơn và thiếu tài nguyên thiên nhiên, chính phủ Singapore và Hàn Quốc chắc chắn không thể xem nhẹ vai trò của nguồn vốn tài chính.

Mục tiêu chương 4 là tìm hiểu, phân tích một cách hệ thống về (1) nhu cầu nguồn lực tài chính đối với chiến lược phát triển kinh tế, (2) cách thức huy động cũng như (3) cách thức quản lý và phân bổ nguồn lực tài chính của Singapore và Hàn Quốc giai đoạn 1961-1979.

4.1. Nhu cầu cấp thiết về nguồn vốn tài chính đối với phát triển kinh tế của Singapore và Hàn Quốc Singapore và Hàn Quốc

Như đã đề cập ở chương 2, một điểm nổi bật khi xem xét lại quá trình phát triển của Singapore và Hàn Quốc đầu thập niên 1960, đó là cả hai quốc gia đều tiến hành chuyển đổi phát triển kinh tế từ xuất phát điểm thấp, thiếu trầm trọng nguồn vốn phục vụ cho phát triển.

So với Hàn Quốc, Singapore có lợi thế hơn khi GDP bình quân đầu người năm 1960 cao gấp 5,4 lần, cụ thể là 428 USD so với 79 USD. Tuy nhiên, năm 1960, tỷ lệ tiết kiệm của Singapore duy trì ở con số -3% so với 6% của Hàn Quốc.

Tính đến năm 1960, Singapore và Hàn Quốc đều là những quốc gia nhập siêu. Giá trị xuất khẩu của Singapore năm 1960 là 1135,8 triệu USD còn nhập khẩu là 1332 triệu USD [Chung Ming Wong, 1987, tr.385&396]. Thời điểm đó, khoảng 60% sản phẩm xuất khẩu của Singapore là những sản phẩm nông nghiệp như là cao su, gỗ, thực phẩm, dầu thực vật… Trong khi đó, thời gian này, Hàn Quốc có quan hệ thương mại trao đổi với hơn 50 quốc gia, cụ thể xuất khẩu tới 59 quốc gia và nhập khẩu từ 50 quốc gia. Sản phẩm xuất khẩu chỉ có 712 mặt hàng (hơn 90% là sản phẩm tinh chế và công nghiệp nhẹ) trong khi sản phẩm nhập khẩu nhiều gấp đôi với 1439 mặt hàng. Giá trị xuất khẩu là 22 triệu USD so giá trị nhập khẩu là 208 triệu USD. Năm 1960, tài khoản vốn (cán cân vốn) của Hàn Quốc là 13,4 triệu USD trong khi cán cân vãng lai là -1,6 triệu USD48. [Tổng cục thống kê (통계청 , 2008, tr.19-22].

48 Năm 1950, tài khoản vốn (cán cân vốn) của Hàn Quốc là 18,5 triệu USD trong khi cán cân vãng lai là 23,1 triệu USD

Theo thống kê của Ngân hàng Thế giới, tổng dự trữ năm 1960 của Singapore và Hàn Quốc không lớn, chỉ lần lượt là 157 triệu USD và 115 triệu USD [The World Bank, 2015].

Những con số trên phản ánh, nguồn lực tài chính đầu thập niên 1960 ở Singapore và Hàn Quốc không đủ để chính phủ hai nước có thể dễ dàng thực hiện các chiến lược phát triển.

Hoạch định phát triển đất nước trong tình trạng thiếu nguồn lực tài chính như vậy, Chính phủ hai quốc gia đều nhận thấy tầm quan trọng của việc thu hút nguồn lực nước ngoài bên cạnh huy động nguồn lực trong nước. Bấy giờ, cả Singapore và Hàn Quốc đều nhận ra lối thoát duy nhất với họ là công nghiệp hoá, chuyển nền kinh tế chuyển khẩu hàng hóa49 sang phát triển dịch vụ và sản xuất hàng hoá công nghiệp. Điều này thể hiện qua đường lối phát triển được chính phủ hai nước thể chế hoá bằng các kế hoạch phát triển.

Kế hoạch phát triển (1961-1964) được chính phủ Singapore thực hiện với mục tiêu khuyến khích các nhà đầu tư trong và ngoài nước đầu tư vào những ngành công nghiệp "non trẻ", sử dụng nhiều lao động, tạo ra nhiều sản phẩm cho thị trường liên bang… Lee Kwan-yew từng nhận định:

…Chúng tôi có một nguyên lý chỉ đạo đơn giản cho sự sinh tồn, đó là đất nước Singapore phải cần lao hơn, được tổ chức tốt hơn và làm việc có hiệu quả hơn so với các quốc gia khác trong khu vực. Nếu chúng tôi chỉ ngang hàng với các nước láng giềng, không có lý do nào các doanh nghiệp phải xây dựng cơ sở tại đây. Chúng tôi phải tạo điều kiện cho các nhà đầu tư hoạt động thành công và thu về lợi nhuận trên đất nước này cho dù chúng tôi thiếu nguồn tài nguyên thiên nhiên và một thị trường nội địa50…

[Lee Kuan Yew, 2000, tr.76].

49Chuyển khẩu hàng hóa là việc mua hàng từ một nước, vùng lãnh thổ để bán sang một nước, vùng lãnh thổ ngoài lãnh thổ Việt Nam mà không làm thủ tục nhập khẩu vào Việt Nam và không làm thủ tục xuất khẩu ra khỏi Việt Nam.

http://tuvandautu.info/vietnamese/articles/368/Chuyen_khau_hang_hoa.888.html [truy cập 23/5/2013]

50 Nguyên văn: “We had one simple guiding principle for survival, that Singapore had to be more rugged, better organised and more efficient than others in the region. If we were only as good as our neighbours there was no reason for businesses to be based here. We had to make it possible for investors to operate successfully and profitably in Singapore despite our lack of a domestic market and natural resources.” [Lee Kuan Yew, 2000, tr.76].

93

Trong khi đó, chính phủ Hàn Quốc bắt đầu triển khai Kế hoạch 5 năm lần thứ nhất (1962 - 1966)51. Park Chung-hee từng khẳng định một cách thực dụng rằng: “Tôi không quan tâm nguồn gốc của vốn đầu tư (đến từ đâu). Tôi chào đón vốn đầu tư từ Hoa Kỳ, Tây Đức, Ý và các quốc gia Châu Âu khác. Kể cả nếu đó là vốn của Nhật Bản, tôi cũng không quan tâm miễn là nó được sử dụng vào mục đích phát triển kinh tế cho đất nước chúng tôi”52.

Tóm lại, những lời nhận định trên của lãnh đạo hai quốc gia cho thấy, cả Singapore và Hàn Quốc đều quyết tâm để chuyển đổi nền kinh tế trong nước, nhận thức được sự cấp thiết của việc huy động nguồn vốn đầu tư. Để đạt được mục tiêu phát triển, Singapore và Hàn Quốc nhất thiết phải tranh thủ tối đa mọi nguồn lực tài chính, mở rộng hoạt động tạo vốn và phân phối chúng theo những mục tiêu kế hoạch phát triển.

4.2. Chính sách huy động nguồn lực tài chính phục vụ phát triển của hai quốc gia quốc gia

Nhằm đầu tư xây dựng các cơ sở kinh tế hạ tầng cũng như phát triển các ngành công nghiệp, chính phủ Singapore và Hàn Quốc đã tranh thủ tối đa mọi nguồn lực, từ các

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) nghiên cứu so sánh nguồn lực phát triển của singapore và hàn quốc giai đoạn 1961 1979 62 31 06 (Trang 95)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(180 trang)