.8 Thống kê tình hình đào tạo nghề nghiệp của Hàn Quốc 1967-1971

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) nghiên cứu so sánh nguồn lực phát triển của singapore và hàn quốc giai đoạn 1961 1979 62 31 06 (Trang 79 - 88)

1967 1968 1969 1970 1971 1967-1971

Cơ sở đào tạo 36 95 133 158 160

Ngành nghề đào tạo 32 53 68 75 84

Số người được đào tạo 10.738 20.180 25.212 30.558 31.953 118.640

Đầu tư (triệu won) 129 129.4 386 422 522.6 1589

Nguồn: [Phòng Khoa học công nghệ (과학기술처), 1971, tr.911]

- Đề cao vai trò đào tạo nghề nghiệp của các công ty

Trước nhu cầu cần tuyển dụng các công nhân lành nghề trong việc điều hành các hoạt động dây chuyền phức tạp và trong ngành công nghệ chính xác tại các nhà máy, chính phủ Singapore đã chú trọng tới công tác đào tạo tại chức. Các công ty đa quốc gia

www.moe.gov.sg/education/education-statistics-digest/files/esd-2013.pdf [truy cập ngày 21/4/2014].

28 Website of Korean Educational Development Institute

(MNCs) phối hợp chặt chẽ với chính quyền, công đoàn để tổ chức các chương trình huấn luyện đáp ứng những nhu cầu công việc cho công nhân, đặc biệt quy định yêu cầu những công nhân có năng lực kỹ thuật phải tham dự khóa học trên cơ sở tự do lựa chọn của chính công nhân đó. Chính quyền đã cung cấp tài chính cho các công ty đa quốc gia để họ tham dự vào các trung tâm đào tạo kỹ thuật, tạo cơ hội cho các nhân viên thụ hưởng những khóa học đào tạo kỹ thuật từ những tập đoàn hàng đầu thế giới. Hội đồng phát triển kinh tế (EDB) cũng giới thiệu Đề án học bổng phát triển công nghiệp, cung cấp hỗ trợ tài chính để khuyến khích các công ty đa quốc gia đầu tư vào Singapore thông qua việc gửi cán bộ chủ chốt ra nước ngoài đào tạo. Đến năm 1972 đã có 1204 học viên được gửi đi theo chương trình này [Tan Peng Boo, 1997, tr.7].

Tương tự như Singapore, chính phủ Hàn Quốc cũng rất chú ý tới phát triển nhân lực tại các công ty, nhà máy sản xuất. Với Luật Dạy nghề ban hành năm 1967, một quy định quan trọng trong điều luật đó là yêu cầu tất cả các doanh nghiệp sử dụng trên 500 nhân công phải cung cấp chương trình đào tạo thường xuyên. Luật này đòi hỏi mỗi doanh nghiệp bắt buộc phải mở các khóa học đào tạo cho nhân công của họ và phải cung cấp thường xuyên các khóa đào tạo. Việc đào tạo tổ chức tại các doanh nghiệp, nhưng được giám sát bởi các nghiệp đoàn nghề nghiệp địa phương. Tiếp đó, với đạo luật đào tạo nghề cơ bản thực thi năm 1977, chương trình đào tạo trong các doanh nghiệp công nghiệp với 300 nhân công đã trở thành bắt buộc. Quy định này đã tạo ra cơ sở pháp lý giúp các doanh nghiệp cung cấp đào tạo một cách tự động. Mục đích của đạo luật này là nhằm tăng cường vai trò của giới chủ trong đào tạo công nhân, để họ có thể cung cấp công nhân lành nghề cần thiết cho công ty mình. Chỉ tính riêng trong năm 1979, hơn 90.000 công nhân lành nghề được đào tạo và cung cấp thông qua đào tạo nghề trong nhà máy [Ministry of Employment and Labor, 2012, tr.33]. Thực tế này cho thấy, đào tạo nghề trong nhà máy đóng một vai trò nổi bật hơn so với đào tạo công lập trong thời kỳ Kế hoạch phát triển kinh tế 5 năm lần thứ ba (1972-1976) và thứ tư (1977-1981).

Bên cạnh đó, chính phủ Park Chung-hee đã tạo điều kiện thuận lợi cho các Chaebol đưa một số lượng lớn các kỹ sư, cán bộ ra nước ngoài tu nghiệp nhằm tiếp thu và làm chủ bí quyết công việc (know-how) theo phương thức đào tạo tại vị trí làm việc, đúng người đúng việc (OTJ - on the job training). Phương pháp này không chỉ giúp cho nhà nước đào tạo được nguồn nhân lực chất lượng cao, xây dựng các chính sách công nghệ, nhập khẩu, khai thác và nâng cao khả năng sử dụng công nghệ mà còn giúp

71

các chaebol có thể củng cố, mở rộng hoạt động kinh doanh tại nước ngoài. Ngoài ra, chính phủ cũng khuyến khích và cho thành lập nhiều trung tâm nghiên cứu trực thuộc các công ty, tạo môi trường nghiên cứu phát triển mang tính ứng dụng cao.

c. Đào tạo bậc cao, chú trọng đầu tư trọng điểm

Do số lượng học sinh các cấp tăng nhanh, chính phủ Singapore và Hàn Quốc đã chú ý hơn tới sự phát triển của giáo dục bậc cao.

Phù hợp với sự phát triển kinh tế, các trường đại học ở Singapore hướng tới đào tạo nhiều ngành nghề liên quan. Đầu thập niên 1960, ở Singapore đã có hai trường đại học và một vài trường như Cao đẳng Ngee Ann (1963)... Những chuyên ngành được các nhà hoạch định chính phủ nhấn mạnh đào tạo là kỹ thuật, khoa học máy tính, công nghệ sinh học [Altbach, 1997, tr.207].... Trong bài phát biểu năm 1965, Bộ trưởng Bộ Giáo dục Ong Pang Boon đã có một đánh giá rất thú vị về vai trò của các trường đại học. Theo ông, "các trường đại học vừa có tính chất bảo thủ, vừa có tính chất tiến bộ. Bảo thủ được hiểu theo nghĩa các trường đại học là nơi gìn giữ những điều tốt đẹp nhất trong nền văn hóa của một xã hội. Tiến bộ được hiểu theo nghĩa các trường đại học luôn luôn giới thiệu những ý tưởng, khám phá và phát minh mới để xã hội trở nên tốt đẹp hơn. Với tư cách là những đơn vị đào tạo bậc cao, các trường đại học trên khắp thế giới có chung một số chức năng nhất định, nhưng mặt khác, mỗi trường đại học lại có sự khác biệt riêng bởi nó phải chú trọng đáp ứng những nhu cầu khác nhau của xã hội mà nó phục vụ"29 [Ong Pang Boon, 1965b, tr.13].

Từ cuối năm 1968, Chính phủ Singapore đã quyết định phân chia rạch ròi lĩnh vực đào tạo. Theo đó, các trường Bách khoa tập trung đào tạo kỹ thuật viên, và các khóa học chuyên môn được chuyển giao cho Trường Đại học Singapore (University of Singapore). Ghi nhận ý kiến chuyên gia về việc cần đào tạo thêm kỹ thuật để lấp đầy khoảng cách giữa các kỹ sư và thợ thủ công30, năm 1970, Cao đẳng kỹ thuật Ngee Ann đã mở rộng đào tạo với 3 khoa là Cơ khí, Điện tử công nghiệp và thương mại. Năm 1971, trường sử dụng tiếng Anh như là phương tiện chính trong giảng dạy [Chiang,

29 Nguyên văn: “Universities are simultaneously conserrative and progressive institutions – conservative in the sense that they preserve the best in the culture of a society, and progressive in the sense that theu introduce new ideas, new discoveries, and new inventions, usually, for the betterment of society. As institutions of higher learning, universities througtout the world share certain common functions, but they differ also because they have to cater for the different needs of the societies for which they support to serve” [Ong Pang Boon, 1965b, tr.13].

30 Chính phủ Lee Kuan Yew đã mời ông Sung Sing - zak - Hiệu trưởng Trường Cao đẳng kỹ thuật Hồng Kông - làm một cố vấn cho Trường Cao đẳng kĩ thuật Ngee Ann từ 1/9~ 31/10/1968 (Dẫn theo [Tan, 1997, tr.7]).

2003, tr.12]. Số sinh viên nhập học đã tăng lên gấp khoảng 3 lần, từ 754 người vào tháng 10 năm 1972 thành 2.103 người năm 1979 [Toh, 2012, tr.4].

Cuối thập niên 1950, chính phủ Lee Kuan Yew đã đối diện với một số vấn đề liên quan tới đào tạo đại học ở Singapore. Tình hình đào tạo của Đại học Nanyang31 cuối thập niên 1950 gây tranh cãi bởi chất lượng đào tạo [Ong Pang Boon, 1965]. Các sinh viên tốt nghiệp Đại học Nanyang rất khó xin việc làm. Bước vào thập niên 1970, do nhu cầu phát triển, Singapore cần thiết tăng cường lực lượng lao động có trình độ, Lee Kuan Yew đã đốc thúc tiến hành một loạt khảo sát và tham khảo ý kiến của nhiều chuyên gia giáo dục nước ngoài (ví dụ như là các chuyên gia Anh năm 1979…) [Lee Kuan Yew, 1980]. Từ những quan tâm và kết quả nghiên cứu thực tiễn này, Singapore đã tiến hành sáp nhập Đại học Nanyang (dạy bằng tiếng Hoa) và Đại học Singapore (dạy bằng tiếng Anh) thành Đại học Quốc gia Singapore (NUS) vào năm 1980. Giảng dạy bằng tiếng Anh khiến cho sinh viên dễ tiếp cận với tri thức mới và cơ hội liên kết học tập hay du học. Về điều này, PGS.TS. Vũ Minh Khương (Đại học Quốc gia Singapore) cho rằng, giáo dục bậc cao ở Singapore chỉ thực sự đạt được nhiều thành tựu từ sau thập niên 80. PGS nhấn mạnh, “Về cải cách và phát triển đại học thì tiến trình sau 1980 mới có nhiều bài học hay” 32. Trong giới hạn phạm nghiên cứu đề tài này, chúng tôi nhận định: những thành tựu đó được tiến hành dựa trên nền tảng của cả quá trình phát triển từ cuối thập niên 60.

Tương tự như Singapore, Hàn Quốc cũng rất chú trọng tới phát triển giáo dục trình độ cao. Hệ thống trường đại học ở Hàn Quốc cũng được mở rộng chỉ tiêu, xoá bỏ khoảng cách về chất lượng, đào tạo thêm hình thức ngắn hạn, tổng hợp hàm thụ… Các trường Cao đẳng Sư phạm được nâng cấp thành các trường Đại học Sư phạm, mở trường đào tạo cán bộ giáo dục nâng cao… Đặc biệt, chính phủ rất chú trọng đầu tư phát triển Đại học Quốc gia Seoul. Trên thực tế, đầu tư phát triển Đại học Seoul đã được tiến hành từ những năm 1950. Một trong những mục tiêu viện trợ của Mỹ cho Hàn Quốc trước những năm 60, là hỗ trợ phát triển vật chất, nhân lực cho Đại học Seoul [SNU, 2006, tr.581-583]. Kế hoạch phát triển tổng hợp Đại học Seoul được công bố từ những năm 1960. Kế hoạch này được cụ thể hóa trong “Kế hoạch tổng hợp 10 năm của Đại học Seoul 1968-1977” được xây dựng vào năm 1968. Theo kế hoạch này, Đại học Seoul

31 Được thành lập từ một người Hoa năm 1953, Trường Đại học Nanyang (dạy bằng tiếng Hoa) được xem là trường đại học dành cho người Hoa.

73

sẽ phát triển thành một trường đại học tổng hợp danh tiếng hàng đầu. Tổng thống Park Chung-hee cũng đã ban hành Nghị định số 4201 ngày 05/11/1969 về tài khoản đặc biệt để mở rộng cơ sở Đại học Quốc gia Seoul [SNU, 2006, tr.242].

Ngoài ra, theo một đạo luật đặc biệt với sự tài trợ của chính phủ, Viện Khoa học và Công nghệ Hàn Quốc (Korea Advanced Institute of Science and Technology - KAIST) được thành lập vào năm 197133. Nhân viên ban đầu của Viện chủ yếu là một số kỹ thuật viên và các nhà khoa học Hàn Quốc được đào tạo tại Mỹ. Sự ra đời của KAIST được mong đợi như là một chất xúc tác cho Hàn Quốc, hướng tới sự gia tăng nhanh chóng từ sản xuất hàng công nghiệp nhẹ sang ngành công nghiệp sử dụng công nghệ cao. Nói cách khác, KAIST được xem như là trường đại học đầu tiên của quốc gia chuyên về giáo dục và nghiên cứu khoa học công nghệ, nhằm b ồi dưỡng nguồn nhân lực ưu tú cho ngành khoa học và công nghệ của Hàn Quốc.

Từ những thực tế trên có thể nhận định rằng, những quyết sách phát triển các trường đại học ở Singapore và Hàn Quốc thập niên 1960-70 đã góp phần phát triển mạnh mẽ nền giáo dục bậc cao của hai nước này ở thập niên sau đó.

d. Coi trọng giáo dục văn hóa truyền thống, chủ nghĩa đoàn kết quốc gia dân tộc

Ngoài việc giáo dục kiến thức khoa học và kỹ thuật, chính phủ Singapore và Hàn Quốc luôn chủ trương giáo dục văn hoá truyền thống và tinh thần đoàn kết dân tộc quốc gia. Chỉ với cơ sở của tinh thần yêu nước và tinh thần đoàn kết dân tộc, chính phủ và người dân mới có thể đồng lòng hướng tới mục tiêu phát triển chung của quốc gia. Nói cách khác, hòa hợp dân tộc và ổn định xã hội cũng chính là điều kiện cần thiết để tăng trưởng kinh tế.

Trong bối cảnh đa sắc tộc, chính phủ Singapore luôn ý thức rằng, sự đoàn kết quốc gia dân tộc là một trong những mắt xích cơ bản của chiến lược phát triển nguồn nhân lực [Jon S.T.Quah, 1987, tr.54-56]. Đảng PAP đặt lợi ích của dân tộc lên trên hết, lãnh đạo với 2 mục tiêu chính là duy trì sự ổn định chính trị và tối đa hóa tăng trưởng kinh tế để người Singapore có thể đạt được "một cuộc sống tốt" [Quah, 2010, tr.201]. Điều này được đúc kết trong Sách Trắng (White Paper) năm 1991 với 5 quan niệm giá trị là “1) Quốc gia tối thượng, xã hội trước hết; 2) gia đình là nền tảng, xã hội là gốc rễ; 3) quan tâm xã hội; tôn trọng cá nhân; 4) bàn bạc đồng thuận; tránh va chạm; 5) khoan

33 KAIST 설립이념

dung sắc tộc; tôn giáo hòa hợp nhau”34. Thông qua các hoạt động giáo dục cộng đồng và hoạt động văn hóa nghệ thuật, Singapore đã nỗ lực giữ gìn tính nhất trí xã hội (tính tập thể) với giữ gìn mức độ tự do nhất định của cá tính (tính cá nhân). Đường lối này có tính bao dung và tính linh hoạt rất lớn, do đó được đông đảo người dân ủng hộ và có hiệu quả rõ rệt. Chính phủ luôn chủ động nhìn nhận và linh hoạt trong triển khai đồng bộ nhiều biện pháp nhằm xóa bỏ hàng rào ngăn cách và sự xung đột giữa các dân tộc, tôn giáo nơi đây. Nói cách khác, chính sách đoàn kết dân tộc đa nguyên nhất thể hóa đúng đắn được Chính phủ Singapore theo đuổi trong suốt chiều dài lịch sử đã góp phần tạo nên tính đa dạng trong thống nhất trong cộng đồng người dân Singapore. Với mục tiêu, tất cả mọi người không quên nguồn gốc của mình, tôn thờ những giá trị văn hoá lâu đời của dân tộc, nhưng đồng thời cũng ý thức rằng họ có một Tổ quốc chung là Singapore hài hoà và phát triển. Về điều này, Lee Kuan Yew từng khẳng định trong bài phát biểu năm 1967: “...Tiếng Anh là một ngôn ngữ chúng ta học và sử dụng. Nhưng chúng ta phải giữ lại được phần văn hóa của chính mình - phần mà dẫn chúng ta trở lại với lịch sử, với nền văn hóa, với nền văn minh của chúng ta...” [Lee Kuan Yew, 2012, tr.32]. Và trong Lễ kỷ niệm 300 ngày sinh của Suru Goovind Singh, Lee Kuan Yew đã khẳng định rằng: “...những người bạn của tôi có thể tổ chức lễ mừng sinh nhật Khổng Tử. Các bạn có thể kỷ niệm 300 năm ngày sinh Suru Goovind Singh. Nhưng tôi muốn nói với bạn một điều chung giữa chúng ta, đó là chúng ta đều đang sống và làm việc ở Singapore... Môi trường cộng tồn này mang lại cho chúng khả năng tồn tại với suy nghĩ muốn tiếp tục sống và trở thành một dân tộc....” [Lee Kuan Yew, 2012, tr.8].

Trong khi đó, vào tháng 12/1968, Chính phủ Park Chung-hee đã công bố đạo luật giáo dục mới (có tính kế thừa và phát triển đạo luật năm 1949) với giá trị cơ bản là “nhấn mạnh đến việc xây dựng một nền tảng tinh thần cho sự kế tục dân tộc, cũng như các giá trị nhân văn, đạo đức của xã hội. Sáng tạo thần tượng mới về dân tộc Hàn Quốc trên tinh thần thống nhất và hòa hợp dân tộc” [Hoàng Văn Hiển, 2008, tr.91]. Trong một thời gian, Park Chung-hee từng xem các nghi thức Khổng giáo là căn nguyên của chủ nghĩa bè phái, chủ nghĩa hình thức… làm hạn chế sự phát triển của xã hội35. Tuy nhiên, suy nghĩ của ông đã thay đổi với khẳng định vào năm 1977: “…truyền thống trung thành và hiếu thảo bắt nguồn từ tình yêu thương và sự tận tâm

34 1) Nation before community and society above self, 2) Family as the basic unit of society, 3) Community support and respect for the individual, 4) Consensus, not conflict, and 5) Racial and religious harmony. [Singapore, 2014]

35 Năm 1969, nhằm xóa bỏ truyền thống Khổng giáo, Park Chung-hee thậm chí đã ban hành các quy định nghi thức gia đình mới nhằm tác dụng hạn chế nặng nề các nghi thức Khổng giáo [Kim & Vogel, 2011, tr.124]

75

của cộng đồng dành cho cá nhân. Nhà nước là một cộng đồng lớn, và gia đình là một cộng đồng nhỏ trong đời sống con người. Tình yêu thương đối với hai cộng đồng này là giống nhau về bản chất” [Park Chung-hee, 1978, tr.22]. Để xác lập nền tảng cho giáp dục truyền thống, Tổng thống Park cũng đã tuyên bố rằng: “các tư tưởng và thái độ truyền thống bị hiểu nhầm thành những rào cản đối với công cuộc hiện đại hóa. Nó không chỉ là chất xúc tác cho sự hiện đại hóa mà còn là nguồn lực quốc gia, thúc đẩy quá trình hiện đại hóa theo hướng chúng ta mong muốn”36. Về vai trò của cá nhân đối với các vấn đề của đất nước, Park Chung-hee cũng từng đề cập trong buổi họp báo

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) nghiên cứu so sánh nguồn lực phát triển của singapore và hàn quốc giai đoạn 1961 1979 62 31 06 (Trang 79 - 88)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(180 trang)