.5 Số học sinh nhập học tiểu học và trung học ở Singapore

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) nghiên cứu so sánh nguồn lực phát triển của singapore và hàn quốc giai đoạn 1961 1979 62 31 06 (Trang 72)

Năm Tiểu học Trung học

1959 272.254 48.723 1960 290.576 59.314 1961 307.981 67.857 1962 324.697 72.308 1963 341.620 84.425 1964 353.622 99.592 1965 362.672 114.736 1966 370.899 132.088 1967 373.437 144.448 1970b 364.000 146.000 1972 354.936 161.371 1975b 328.000 176.000 1980b 297.000 170.000

Nguồn: tổng hợp số liệu từ [Goh & Gopinathan, 2006, tr.12]; b: [Department of Statistics, 1960-1982]

So với Singapore, Hàn Quốc thi hành chính sách miễn phí giáo dục tiểu học muộn hơn. Mặc dù, Hiến pháp và Luật giáo dục của nước Cộng hòa Hàn Quốc năm 1949 nêu rõ về cung cấp giáo dục bắt buộc miễn phí song thực tế tới năm 1979 mới được thực thi. Trước đó, học sinh phải đóng "chi phí bồi dưỡng" như là "phí môn học". Bất chấp điều này, tỷ lệ nhập học tiểu học sau chiến tranh vẫn tăng lên nhanh chóng, đạt gần 100% cho đến cuối thập niên 1960. Trong khoảng thời gian từ 1961 - 1979, chính phủ Hàn Quốc tiến hành cải cách giáo dục chú trọng tới phát triển số lượng [Lee Jong-jae, 2006, tr.3], nhằm phát triển nhanh nguồn nhân lực một cách thích hợp để phục vụ trực tiếp cho quá trình công nghiệp hoá. Để đáp ứng sự gia tăng nhanh chóng số lượng học sinh, Hàn Quốc đã tăng cường bổ sung kinh phí, số lượng giáo viên và phương tiện dạy học trong những năm 1960. Hệ thống trường học được mở rộng, bao gồm cả trường công và trường tư. Vào năm 1974, các trường THPT mở được thành lập cung cấp các khóa học buổi tối đặc biệt dành cho những người đã bỏ lỡ giáo dục chính quy. Ngoài ra, chương trình xoá mù chữ và nâng cao tri thức cho người lớn tuổi

63

cũng được thực hiện thông qua các tổ chức giáo dục như Hội Bà mẹ (엄마회), Hội Nữ sinh viên (여성학생회)…

Bảng 3.6 Tỷ lệ tăng của học sinh phân cấp theo trƣờng 1952 - 1975 ở Hàn Quốc

Đơn vị: % Trƣờng 1952-1960 1960-1970 1970-1975 Cấp 1 5,4 4,7 -0,5 Cấp 2 7,7 9,6 9,0 Cấp 3 8,8 8,4 13,7 - Phổ thông 13,6 6,7 15,5 - Chuyên nghiệp 3,6 10,7 11,5 Đại học 14,5 6,7 8,9 Nguồn: [McGinn, 1980, tr.6]

Về phía Singapore, chính sách song ngữ mà nước này thực hiện là một điểm khác biệt so với giáo dục của Hàn Quốc. Chính phủ Lee Kuan Yew xuất phát từ sự đa dạng về tộc người và văn hóa của Singapore (như đã phân tích ở chương 2) đã triển khai chủ trương đào tạo song ngữ. Chủ trương này nhằm biến tiếng Anh thành ngôn ngữ chung, làm cầu nối cho mọi công dân có nguồn gốc tộc người khác nhau. Ông Lee Kuan Yew cho rằng tiếng Anh là phương tiện quan trọng nhất, nhanh nhất để tiếp cận văn hoá, công nghệ của thế giới. Học tập và sử dụng tiếng Anh trong giao tiếp thường ngày sẽ giúp chắt lọc những tinh hoa nhân loại để hoà chung vào công cuộc phát triển của đất nước. Từ năm 1966, chính phủ Singapore qui định tất cả học sinh ở cấp tiểu học buộc phải học song ngữ (Tiếng Anh và tiếng mẹ đẻ). Đây là bước ngoặt vô cùng quan trọng, không những góp phần tạo dựng bản sắc quốc gia - dân tộc Singapore, mà còn là chìa khoá để mở cửa vào thế giới phương Tây, đồng thời tạo ra sự bình đẳng, cơ hội tìm kiếm công ăn việc làm cho mọi người dân Singapore21. Chủ trương của PAP22 và của Lee Kuan Yew là dùng tiếng Anh như một ngôn ngữ cho thương mại và kỹ

21 Việc lựa chọn ngôn ngữ phổ thông là tiếng Anh, chứ không phải tiếng Hoa (dân số Singapore đa số là gốc Hoa chiếm 75%), đã xua đi sự hoài nghi của các nước láng giềng nhìn Singapore như là một nước Trung Hoa thứ ba (ngoài Trung quốc Đại lục và Đài Loan). Theo thống kê từ đầu những năm 80, 90% trong số những người được phỏng vấn trả lời muốn tự gọi mình là người Singapore với một bản sắc dân tộc mới (dẫn theo [Phạm Đức Thành, 2001:148]).

22 PAP (tên viết tắt của People Action Party) - Đảng Nhân Dân Hành Động nắm quyền ở Singapore từ khi nước này được thành lập cho đến nay.

thuật, hay nói cách khác là dùng tiếng Anh như một công cụ kinh tế23. Trước lợi ích thiết thực từ việc học tập tiếng Anh, ngày càng có nhiều phụ huynh gửi con họ tới các trường học đào tạo bằng Anh ngữ. Từ 49% học sinh đăng ký học ở hệ thống trường này năm 1960, đã tăng lên tới 66% năm 1970 và 91% năm 1979 [Goh & Gopinathan, 2006, tr.106]. Nguyên nhân của trào lưu này cũng xuất phát từ vấn đề kinh tế. Kinh tế Singapore đã gắn chặt chẽ với thế giới bên ngoài, đặc biệt là với các quốc gia phát triển, nơi mà ngôn ngữ quốc tế sử dụng trong buôn bán, thương mại là tiếng Anh. Hơn nữa, tất cả tập đoàn đa quốc gia ở Singapore - nơi mà nhân viên luôn được chào đón - đều sử dụng ngôn ngữ tiếng Anh. Có thể nói rằng, sau khi được truyền bá và rồi trở thành ngôn ngữ độc tôn trong tất cả mọi lĩnh vực, tiếng Anh đã góp phần tạo điều kiện thuận lợi cho việc thu hút FDI vào và giúp Singapore thích ứng nhanh với toàn cầu hóa hơn so với Hàn Quốc.

b. Đào tạo nghề nghiệp

- Đào tạo hướng nghiệp

Một trong những đặc điểm của giáo dục ở Singapore là tất cả các học sinh ở cấp trung học cơ sở đều bắt đầu được đào tạo hướng nghiệp. Trong giáo dục và đào tạo, chính phủ Singapore nhấn mạnh giáo dục pháp luật, chú trọng đến các môn khoa học tự nhiên nhằm phục vụ mục tiêu phát triển quốc gia và nhiệm vụ tái cấu trúc kinh tế - xã hội [Ong Pang Boon, 1968]. Từ năm 1968 trở đi, các học sinh phải học thêm các môn khoa học và kỹ thuật thường thức được thiết kế trong hai năm đầu tiên. Trong một tuần, tất cả học sinh nam và một nửa số học sinh nữ trung học bắt buộc phải tham gia các buổi thực hành ở xưởng một buổi ngoài giờ học bình thường. Số nữ sinh còn lại phải tham gia khóa học kinh tế gia đình. Những thay đổi này đã được thiết kế để cho phép học sinh không chỉ biết được con chữ, khả năng làm toán và làm quen với các khái niệm mà còn được hướng dẫn các kỹ năng thông qua thực hành ở xưởng. Với chính sách giáo dục đề cao tính thực tiễn, các học sinh sẽ được tạo điều kiện để tôi luyện kiến thức, biến lý thuyết thành thực tiễn hành động và được tiếp cận với thế giới ngay từ những năm tiểu học và trung học. Singapore cũng từng bước thực thi chính sách hướng đến phân luồng các học sinh trung học năm cuối với một phần ba số học sinh theo hướng kỹ thuật và phần còn lại tiếp tục theo học tại các lớp học phổ thông. Theo đó, số học sinh trung học theo dòng kỹ thuật tăng từ 1.600 học sinh năm 1968

23 Điều này cũng xuất phát từ thực tế là những học sinh tốt nghiệp trường Anh ngữ dễ kiếm công ăn việc làm hơn và có mức lương cao hơn so với các học sinh tốt nghiệp trường Hoa hay trường Malai hoặc trường Tamin.

65

lên hơn 7.000 học sinh vào năm 1972 [Tan, 1997, tr.5]. Việc phân loại bậc trung học cơ sở thành nhiều chương trình, trong đó các chương trình bình thường có mục đích là chuẩn bị kiến thức cho học sinh, trước khi theo học các trường dạy nghề hay cao đẳng kỹ thuật sau khi tốt nghiệp trung học cơ sở.

Trong khi đó, ở Hàn Quốc, giáo dục hướng nghiệp chủ yếu tập trung vào các năm cấp 3. Học sinh khi vào cấp 3 có thể lựa chọn một trong hai hệ là phổ thông và học nghề. Mục tiêu của chương trình đào tạo là nhằm cung cấp kĩ năng đáp ứng quá trình công nghiệp hóa. Với chương trình này, chất lượng của đào tạo đã tăng cao rõ rệt so với các giai đoạn trước đó.

Qua đây, có thể thấy, Singapore thực hiện chính sách giáo dục linh hoạt hơn và luôn chú ý đến khả năng, sở thích cũng như năng khiếu của từng học sinh nhằm giúp họ phát huy cao nhất tiềm năng của bản thân. Đào tạo kỹ thuật và đào tạo nghề đóng vai trò quan trọng trong quá trình cải cách giáo dục của Singapore và Hàn Quốc.

- Đẩy mạnh đào tạo nghề

Cùng với tốc độ phát triển ngày càng tăng của công nghiệp hóa, năm 1964, các trung tâm dạy nghề đầu tiên ở Singapore được thành lập trong hệ thống trường học. Với xu hướng này, vào cuối thập niên 1960, chính quyền Singapore bắt đầu điều hành hệ thống giáo dục trên cơ sở quản lý kinh tế nhằm tối ưu hóa sự tăng trưởng kinh tế trung hạn với hai mục tiêu song song là đào tạo những công nhân lành nghề và kỹ thuật viên - lực lượng thiết yếu cho quá trình phát triển công nghiệp. Đây không phải là quyết sách mới. Ngay sau khi giành được độc lập từ thực dân Anh, trong Tuyên ngôn hành động công bố vào năm 1959, đảng PAP đã nhấn mạnh đào tạo kỹ thuật và khoa học nhằm đáp ứng các nhu cầu nhân lực của chương trình công nghiệp hóa đất nước" [Singapore, 1968]. Điều này cho thấy, chính phủ Singapore đã sớm có chủ trương gắn liền giáo dục - đào tạo với chính sách công nghiệp.

Các nhu cầu đào tạo được xác định thông qua một quá trình phối hợp giữa Chính phủ và các cơ quan thuộc khu vực công quan trọng (chẳng hạn như EDB24) tham gia vào quá trình lập kế hoạch và hoạch định chính sách. Tháng 4 năm 1968, Hội đồng đào tạo công nghiệp quốc gia được thành lập dưới sự chủ trì của Bộ trưởng Bộ Tài chính, phối hợp với Bộ trưởng Bộ Lao động và Thư ký Quốc hội phụ trách giáo dục. Hội đồng này được giao trách nhiệm giáo dục kỹ thuật và đào tạo. Chương trình

24 Tên viết tắt của The Economic Development Board - Uỷ ban Phát triển Kinh tế (trực thuộc Bộ Thương mại và Đầu tư Singapore) được thành lập năm 1961.

đào tạo nghề đã được chuyển giao từ Bộ Lao động cho Sở Giáo dục kỹ thuật (TED- TechnicalEducation Department) thành lập tháng 6/1968 thuộc Bộ Giáo dục [Ministry of Education, 1971, tr.2]. Tới năm 1972, đã có 9 viện dạy nghề và số sinh viên tốt nghiệp hàng năm tăng hơn mười lần từ 324 người (năm 1968) lên tới hơn 4.000 người [Law, 1996, tr.10]. Đến năm 1973, TED đã phát triển một cơ sở hạ tầng đào tạo sẵn sàng cho giai đoạn tiếp theo của sự phát triển. Đây được coi là bước cần thiết để thiết lập một cơ quan riêng biệt có thể đáp ứng tốt hơn nhu cầu của các ngành công nghiệp phát triển nhanh chóng. Kết quả là Ban Đào tạo công nghiệp (ITB) được thành lập vào năm 1973 để tập trung, điều phối và tăng cường đào tạo công nghiệp. Sự phát triển này đánh dấu sự ra đời của một hệ thống đào tạo nghề, bên ngoài hệ thống trường học tại Singapore. Quỹ phát triển kỹ năng nghề cũng được hình thành từ năm 1979 [Singapore Government, 2013] với mục đích ban đầu hỗ trợ cho những lao động có thu nhập thấp học nghề để kiếm việc có thu nhập cao hơn.

Cùng thời gian trên, ở Hàn Quốc, hệ thống giáo dục chuyên nghiệp, đào tạo lực lượng công nhân kỹ thuật, cán bộ quản lý được chú trọng phát triển nhanh. Thập niên 60, nhà nước đặt mục tiêu phân bổ chi phí đào tạo 1:5:25 tương ứng với chi phí đào tạo kĩ sư, thợ kĩ thuật, thợ thủ công [Kim Yoon-Te (김윤테), 2002, tr.55]. Chính phủ cũng ban hành một số điều luật và chính sách phát triển nhân lực để đáp ứng nhu cầu của nền kinh tế. Cùng với việc ban hành Luật đào tạo nghề (직업훈련법) vào năm 1967, hệ thống dạy nghề ở Hàn Quốc đã trở thành hệ thống bổ trợ cho hệ thống giáo dục chính thống trong việc đào tạo người có kĩ năng. Điều luật này quy định các cơ sở đào tạo nghề gồm 3 loại: (1) Tổ chức nghề cộng đồng được điều hành bởi nhà nước và chính quyền trung ương; (2) Tổ chức nghề phi lợi nhuận được điều hành bởi Bộ Lao động; (3) Các trường dạy nghề thông thường được điều hành bởi chính các doanh nghiệp tư nhân [Viện lưu trữ quốc gia (국가기록원), 2006].

Bảng 3.7 Thống kê đào tạo nhân lực giai đoạn 1962-1966

Đơn vị: người

Năm Tổng Kỹ sư Thợ kĩ thuật Thợ thủ công

1962 349.436 (Tăng 117%) 10.994 (128%) 55.509 (499%) 282.933 (101%) 1963 418.164 (Tăng 140%) 12.814 (149%) 66.219 (595%) 339.131 (121%) 1964 495.632 15.032 78.266 402.334

67 (Tăng 166%) (174%) (703%) (144%) 1965 549.768 (Tăng 184%) 17.055 (198) 87.739 (788%) 444.974 (159%) 1966 601.763 (Tăng 201%) 19.411 (225%) 97.059 (159%) 485.293 (174%)

Nguồn: Dựa trên số liệu của [Đại Hàn Dân Quốc (대한민국), 1962, tr.26], [Ban kế hoạch kinh tế (경제기획원), 1964, tr.48]

Kết quả là số học sinh học nghề đã tăng nhiều hơn. Nếu như giai đoạn 1952- 1960, số học sinh học nghề chỉ tăng 3,6% còn số học sinh phổ thông tăng 13,6% thì giai đoạn 1960-1970, số học sinh phổ thông tăng chỉ 6,7% trong khi số học sinh học nghề tăng tới 10,7% (tham khảo bảng 3.5). Theo báo cáo của Văn phòng Lao động Hàn Quốc vào năm 1971, đã có hơn 15.000 nhân công được đào tạo, đóng góp nhiều cho sự phát triển nhanh của các doanh nghiệp trong thời gian đó [Ministry of Employment and Labour, 2012, tr.30].

Năm 1973, chính phủ Hàn Quốc tuyên bố phát triển công nghiệp nặng và hóa chất25. Về vấn đề này, giáo sư Kim Seung-wook (Trường Đại học kinh tế, Đại học tổng hợp Chungang Hàn Quốc) từng đề cập:

“…Tháng 8 năm 1971, Tổng thống Mỹ Richard Nixon đơn phương tuyên bố phá giá đồng đô-la Mỹ và ngừng hoán đổi đồng đô-la Mỹ sang vàng, dẫn đến thương mại thế giới bị trì trệ. Điều này đã khiến cho quy mô giao dịch toàn cầu bị co cụm lại. Vụ việc này đã đánh một đòn lớn đối với nền kinh tế Hàn Quốc vốn khi đó dựa vào công nghiệp nhẹ, sử dụng nguồn lao động giá rẻ. Không chỉ vậy, vào thời điểm đó, Tổng thống Nixon tuyên bố sẽ rút quân đội Mỹ khỏi Hàn Quốc. Tình hình thế giới như vậy đã tác động không nhỏ tới ngành công nghiệp nhẹ của Hàn Quốc…”26.

Thêm vào đó, vào thời điểm này GDP bình quân đầu người ở Hàn Quốc đã tăng hơn trước lúc tiến hành công nghiệp hóa khoảng hơn 5 lần. Trong điều kiện này, nếu tiếp tục phát triển ngành công nghiệp nhẹ thì lợi thế nhân công giá rẻ không còn nữa, hàng hoá của Hàn Quốc sẽ kém sức cạnh tranh trên thị trường quốc tế. Mặt khác, Chính phủ Hàn Quốc cũng kỳ vọng làm chủ kỹ thuật công nghệ sản xuất thiết bị và nguyên liệu cung cấp cho các cơ sở công nghiệp nhẹ trong nước. Ngành công nghiệp nặng và hóa chất tập trung vào các ngành như hóa chất, thép, máy móc, đóng tàu và điện tử. Sản phẩm của các ngành công

25 Ngành công nghiệp nặng và hóa chất tập trung vào hóa chất, thép, máy móc, đóng tàu và điện tử.

26 Tham khảo thêm nội dung tại trang web của Đài truyền hình KBS World

http://world.kbs.co.kr/vietnamese/archive/program/program_kpanorama.htm?no=10039683&current_page=4 truy cập ngày 26/7/2015.

nghiệp này vừa để đáp ứng nhu cầu trong nước và để xuất khẩu. Sâu xa hơn, với trường hợp Hàn Quốc, ngành công nghiệp nặng sẽ góp phần phát triển công nghiệp quốc phòng (sắt thép, ôtô, đóng tàu....), đảm bảo an ninh quốc gia.

Do vậy, yêu cầu về nguồn nhân lực kỹ thuật cao cũng gia tăng nhanh chóng. Chính phủ Hàn Quốc càng nhận thấy rõ việc thiếu trầm trọng đội ngũ chuyên gia, trang thiết bị, nguồn vốn cho công tác đào tạo nghề. Lợi thế cạnh tranh trong những năm 1970 sẽ xuất hiện từ những ngành công nghiệp liên quan nhiều đến nguồn vốn con người. Với nhận thức như vậy, chính phủ đã đẩy mạnh hơn nữa việc phát triển nguồn lực nhân lực chất lượng cao.

Đặc biệt, sau khi Đạo luật cơ bản về Đào tạo nghề được thực thi vào năm 1977, tỉ trọng xuất khẩu tăng từ 0,8% (1960) lên tới 26,5% (1979) [Charles Harvie và H. H. Lee, 2003, tr.3]. Từ con số này, có thể kết luận rằng công nghiệp nặng và hóa chất ở Hàn Quốc phát triển nhanh và có tác động đến nguồn nhân lực. Theo cả hai hướng, ngành công nghiệp này đã tạo ra cơ hội cho nhân công có kĩ năng nghề nghiệp cao, và ngược lại, chất lượng nhân lực gia tăng cũng góp phần phát triển ngành công nghiệp hóa chất và công nghiệp nặng.

- Mở rộng cơ hội đào tạo nghề nghiệp

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) nghiên cứu so sánh nguồn lực phát triển của singapore và hàn quốc giai đoạn 1961 1979 62 31 06 (Trang 72)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(180 trang)