.7 Thống kê đào tạo nhân lực giai đoạn 1962-1966

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) nghiên cứu so sánh nguồn lực phát triển của singapore và hàn quốc giai đoạn 1961 1979 62 31 06 (Trang 76 - 79)

Đơn vị: người

Năm Tổng Kỹ sư Thợ kĩ thuật Thợ thủ công

1962 349.436 (Tăng 117%) 10.994 (128%) 55.509 (499%) 282.933 (101%) 1963 418.164 (Tăng 140%) 12.814 (149%) 66.219 (595%) 339.131 (121%) 1964 495.632 15.032 78.266 402.334

67 (Tăng 166%) (174%) (703%) (144%) 1965 549.768 (Tăng 184%) 17.055 (198) 87.739 (788%) 444.974 (159%) 1966 601.763 (Tăng 201%) 19.411 (225%) 97.059 (159%) 485.293 (174%)

Nguồn: Dựa trên số liệu của [Đại Hàn Dân Quốc (대한민국), 1962, tr.26], [Ban kế hoạch kinh tế (경제기획원), 1964, tr.48]

Kết quả là số học sinh học nghề đã tăng nhiều hơn. Nếu như giai đoạn 1952- 1960, số học sinh học nghề chỉ tăng 3,6% còn số học sinh phổ thông tăng 13,6% thì giai đoạn 1960-1970, số học sinh phổ thông tăng chỉ 6,7% trong khi số học sinh học nghề tăng tới 10,7% (tham khảo bảng 3.5). Theo báo cáo của Văn phòng Lao động Hàn Quốc vào năm 1971, đã có hơn 15.000 nhân công được đào tạo, đóng góp nhiều cho sự phát triển nhanh của các doanh nghiệp trong thời gian đó [Ministry of Employment and Labour, 2012, tr.30].

Năm 1973, chính phủ Hàn Quốc tuyên bố phát triển công nghiệp nặng và hóa chất25. Về vấn đề này, giáo sư Kim Seung-wook (Trường Đại học kinh tế, Đại học tổng hợp Chungang Hàn Quốc) từng đề cập:

“…Tháng 8 năm 1971, Tổng thống Mỹ Richard Nixon đơn phương tuyên bố phá giá đồng đô-la Mỹ và ngừng hoán đổi đồng đô-la Mỹ sang vàng, dẫn đến thương mại thế giới bị trì trệ. Điều này đã khiến cho quy mô giao dịch toàn cầu bị co cụm lại. Vụ việc này đã đánh một đòn lớn đối với nền kinh tế Hàn Quốc vốn khi đó dựa vào công nghiệp nhẹ, sử dụng nguồn lao động giá rẻ. Không chỉ vậy, vào thời điểm đó, Tổng thống Nixon tuyên bố sẽ rút quân đội Mỹ khỏi Hàn Quốc. Tình hình thế giới như vậy đã tác động không nhỏ tới ngành công nghiệp nhẹ của Hàn Quốc…”26.

Thêm vào đó, vào thời điểm này GDP bình quân đầu người ở Hàn Quốc đã tăng hơn trước lúc tiến hành công nghiệp hóa khoảng hơn 5 lần. Trong điều kiện này, nếu tiếp tục phát triển ngành công nghiệp nhẹ thì lợi thế nhân công giá rẻ không còn nữa, hàng hoá của Hàn Quốc sẽ kém sức cạnh tranh trên thị trường quốc tế. Mặt khác, Chính phủ Hàn Quốc cũng kỳ vọng làm chủ kỹ thuật công nghệ sản xuất thiết bị và nguyên liệu cung cấp cho các cơ sở công nghiệp nhẹ trong nước. Ngành công nghiệp nặng và hóa chất tập trung vào các ngành như hóa chất, thép, máy móc, đóng tàu và điện tử. Sản phẩm của các ngành công

25 Ngành công nghiệp nặng và hóa chất tập trung vào hóa chất, thép, máy móc, đóng tàu và điện tử.

26 Tham khảo thêm nội dung tại trang web của Đài truyền hình KBS World

http://world.kbs.co.kr/vietnamese/archive/program/program_kpanorama.htm?no=10039683&current_page=4 truy cập ngày 26/7/2015.

nghiệp này vừa để đáp ứng nhu cầu trong nước và để xuất khẩu. Sâu xa hơn, với trường hợp Hàn Quốc, ngành công nghiệp nặng sẽ góp phần phát triển công nghiệp quốc phòng (sắt thép, ôtô, đóng tàu....), đảm bảo an ninh quốc gia.

Do vậy, yêu cầu về nguồn nhân lực kỹ thuật cao cũng gia tăng nhanh chóng. Chính phủ Hàn Quốc càng nhận thấy rõ việc thiếu trầm trọng đội ngũ chuyên gia, trang thiết bị, nguồn vốn cho công tác đào tạo nghề. Lợi thế cạnh tranh trong những năm 1970 sẽ xuất hiện từ những ngành công nghiệp liên quan nhiều đến nguồn vốn con người. Với nhận thức như vậy, chính phủ đã đẩy mạnh hơn nữa việc phát triển nguồn lực nhân lực chất lượng cao.

Đặc biệt, sau khi Đạo luật cơ bản về Đào tạo nghề được thực thi vào năm 1977, tỉ trọng xuất khẩu tăng từ 0,8% (1960) lên tới 26,5% (1979) [Charles Harvie và H. H. Lee, 2003, tr.3]. Từ con số này, có thể kết luận rằng công nghiệp nặng và hóa chất ở Hàn Quốc phát triển nhanh và có tác động đến nguồn nhân lực. Theo cả hai hướng, ngành công nghiệp này đã tạo ra cơ hội cho nhân công có kĩ năng nghề nghiệp cao, và ngược lại, chất lượng nhân lực gia tăng cũng góp phần phát triển ngành công nghiệp hóa chất và công nghiệp nặng.

- Mở rộng cơ hội đào tạo nghề nghiệp

Song song với chương trình đào tạo chính quy tại nhà trường, chính sách giáo dục của Singapore cũng hướng tới việc đào tạo bổ túc cho các đối tượng lao động. Các chương trình đào tạo được thực thi với nhiều đối tượng người dân. Hội đồng giáo dục dành cho người lớn (Adult Education Board - AEB) được thành lập từ năm 1958 nhằm đáp ứng nhu cầu giáo dục của công nhân [The Straits Times, 1968, tr.9]. Sau một thời gian hoạt động, AEB cũng đã tiến hành cải cách chương trình hoạt động. Bởi vì, khi cơ hội giáo dục dành cho độ tuổi đi học tăng lên, nhu cầu đào tạo ngôn ngữ và các chương trình giáo dục của AEB bị giảm sút. Bên cạnh đó, sự phát triển của các trung tâm cộng đồng cũng góp phần làm giảm nhu cầu đối với các chương trình văn hóa giải trí trong dân chúng. Các AEB bắt đầu tập trung hơn vào các chương trình định hướng nghề nghiệp để bổ sung cho đào tạo nghề và công nghiệp. Năm 1979, nhằm hợp lý hóa các chức năng và các nguồn lực một cách hiệu quả hơn, hai hội đồng được sáp nhập thành Ban đào tạo công nghiệp và nghề nghiệp (VITB - Vocational and Industrial Training Board)27. VITB tập trung vào việc tiếp tục mở rộng hệ thống đào tạo, phát

69

triển chương trình mới dành cho những cựu học sinh sau khi rời trường học và người lao động, nâng cao chất lượng môi trường đào tạo.

Ở Singapore, các trung tâm, cơ sở đào tạo chủ yếu là các cơ quan nhà nước, còn ở Hàn Quốc mức độ khuyến khích xã hội hóa giáo dục cao hơn. Ngoài cấp Bộ, chính phủ Hàn Quốc cũng thành lập các tổ chức chuyên trách khác nhằm tìm ra phương pháp và tư vấn chính sách để đáp ứng quá trình phát triển trong từng lĩnh vực, bao gồm cả lĩnh vực phát triển nguồn nhân lực. Ví dụ, Viện Phát triển giáo dục Hàn Quốc (KEDI)28 được thành lập năm 1972 dưới sự tài trợ của chính phủ. Nhưng hoạt động nghiên cứu và triển khai một cách độc lập, tập trung vào giáo dục Hàn Quốc. Nhiệm vụ chủ yếu của KEDI là điều hành các dự án nghiên cứu và thực hiện các dự án được giao. Ví dụ như phân tích hệ thống giáo dục trường học; đánh giá giáo dục trường học, giáo dục quốc tế và nghiên cứu so sánh; đề xuất ý tưởng về chính sách giáo dục và chuẩn mực giáo dục; các vấn đề giáo dục hiện tại... Nói cách khác, các tổ chức này đóng vai trò quan trọng trong việc tư vấn chính sách cho các nhà quản trị về chương trình giáo dục, đào tạo và dạy nghề. Bên cạnh những chương trình đào tạo chính thức được triển khai theo kênh nhà nước, Chính phủ Hàn Quốc cũng cho phép các tổ chức tư nhân hình thành và phát triển các cơ sở đào tạo theo nhiều loại trường, nhiều cấp, cho phép triển khai những chương trình phi chính thức do cả nhà nước và tư nhân tài trợ.

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) nghiên cứu so sánh nguồn lực phát triển của singapore và hàn quốc giai đoạn 1961 1979 62 31 06 (Trang 76 - 79)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(180 trang)