.5 Tình hình viện trợ cho Hàn Quốc của Mỹ

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) nghiên cứu so sánh nguồn lực phát triển của singapore và hàn quốc giai đoạn 1961 1979 62 31 06 (Trang 110)

Đơn vị: triệu USD

1946-52 1953-61 1962-69 1970-76 Tổng Viện trợ kinh tế 666.8 (98%) 2579.2 (62%) 1658.2 (40%) 936.6 (25%) 5745.4 (46%) Viện trợ quân sự 12.3 (2%) 1560.7 (38%) 2501.3 (60%) 2797.4 (75%) 6847.3 (54%) Tổng số 679.1 (100%) 4139.9 (100%) 4159.5 (100%) 3761.0 (100%) 12592.7 (100%) Nguồn: [Mason và cộng sự, 1980, tr.182]

60 Trong Chiến tranh thế giới thứ hai, Singapore bị Đế quốc Nhật xâm chiếm và chiếm đóng từ năm 1942 đến năm 1945. Bấy giờ, thủ tướng Anh Winston Churchill coi đây là "thảm họa tệ nhất và sự đầu hàng lớn nhất trong lịch sử Anh Quốc”. Cuộc chiến tranh này mang lại nhiều mất mát về người và của cải, thiết bị." [BBC news, 1942].

61 Tham khảo thêm trang web của Cơ quan hợp tác phát triển quốc gia Hàn Quốc [online]. http://www.odakorea.go.kr/ODAPage_2012/T01/L03_S02_01.jsp [ truy cập ngày 8/6/2014].

101

Với mục tiêu tất cả cho phát triển, từ việc bài xích Nhật Bản - vốn là kẻ thù dân tộc trước đây - năm 1965, Hàn Quốc đã nối lại quan hệ với Nhật Bản và nhanh chóng phát triển thành quan hệ hợp tác sau đó. Nhờ đó, Hàn Quốc đã nhận được sự viện trợ và hợp tác đầu tư của Nhật Bản để đẩy nhanh quá trình công nghiệp hóa đất nước với khoản viện trợ không hoàn lại là 30 triệu đô la, khoản vay chính phủ là 20 triệu đô la và khoản vay thương mại là 30 triệu đô la62 [David C. Cole và Princeton N.Lyman, 1971, tr.90-101]. Giáo sư Park Tae-Gyun cho rằng, vấn đề thân Nhật là hệ quả tất nhiên khi xét từ quá trình đào tạo và công tác của Park Chung-hee bởi Tổng thống Park vốn tốt nghiệp loại ưu khóa 57 - Trường sĩ quan lục quân Nhật Bản. Sau đó, ông gia nhập Sư đoàn Bộ binh thứ 8 của quân đội Mãn Châu (만주국굮 보병제8)63. Điều này vẫn cho thấy tính thực tế và linh hoạt của Tổng thống Park Chung-hee.

Nỗ lực giảm dần viện trợ kinh tế từ chính phủ Hoa Kỳ và nỗ lực thoát khỏi viện trợ Mỹ vào năm 1970 [Cục lưu trữ quốc gia Hàn Quốc, 2007] có thể được xem là điểm chung trong kế hoạch phát triển kinh tế 5 năm lần thứ nhất và lần thứ hai của chính quyền Park Chung-hee. Qua đó ta có thể thấy rõ chủ trương phát triển tự lực của chính phủ Hàn Quốc. Trong khi đó, Lee Kuan Yew cũng nhấn mạnh: “những gì Singapore cần là sự trợ giúp công ăn việc làm thông qua các ngành công nghiệp chứ không phải sự phụ thuộc vào những chuyến viện trợ liên tục…. Thế giới không nợ chúng ta sinh kế. Chúng ta không thể sống bằng cái bát đi xin.”64 [Lee Kuan Yew, 2000, tr.70].

* Tìm kiếm các khoản vay tín dụng

Như nội dung trình bày ở trên, cùng với những khoản viện trợ chiến tranh, cả Singapore và Hàn Quốc đều đạt được thỏa thuận về khoản vay tín dụng. So với Park Chung-hee, một điểm đặc biệt trong suy nghĩ của Thủ tướng Lee Kuan Yew, đó là có sự phân biệt rạch ròi giữa nợ nước ngoài và đầu tư nước ngoài. Vốn đầu tư sẽ không giống như khoản nợ ngân hàng, không nhất thiết phải trả tiền lãi ngay và cũng không phải hoàn lại gốc. Trong thời gian đợi dự án đầu tư kết thúc, món tiền lãi đáng lý phải trả sẽ được tận dụng vào sản xuất và xuất khẩu, tạo ra nguồn thu nhập cho người làm công và tăng nguồn thuế cho nhà nước.

62 David C. Cole - Princeton N.Lyman (1971), Korean Development: the Interplay of Politics and Economics, Harvard University Press, Cambridge, pp.90-101

63 Lược dịch từ ý kiến của GS. Park Tae-Gyun - Đại học Quốc gia Seoul khi trả lời câu hỏi của tác giả tại phòng họp khách sạn Somerset Palace Seoul, Hàn Quốc ngày 23/7/2015.

64 Nguyên văn: “assistance should provide Singapore with jobs through industries and not make us dependent on perpetual injections of aid… The world does not owe us a living. We cannot live by the begging bowl” [Lee Kuan Yew, 2000, p.70].

Trong khi đó, Hàn Quốc lại có cái nhìn khác với các khoản vay tín dụng. Park Chung-hee ưu tiên các khoản vay nước ngoài hơn là đầu tư trực tiếp nước ngoài vì ông chú trọng vào khả năng tự chủ và độc lập trong công tác quản lý nền kinh tế quốc gia [Park Myeong-rim, 1996, tr.548]. Trong bối cảnh thiếu vốn trầm trọng đầu thập niên 1960, khó nhận được sự tin tưởng đầu tư nước ngoài do bất ổn chính trị thì các khoản vay tín dụng từ Mỹ, Nhật hay Tây Đức có ý nghĩa rất quan trọng. Hàn Quốc thời điểm đó nhìn sang Tây Đức với mong muốn học hỏi kinh nghiệm cũng như nhận được hỗ trợ kinh tế từ nước này. Nói cách khác, thời điểm đó, với Hàn Quốc, Tây Đức là mẫu hình quốc gia phát triển tiên tiến với “kỳ tích sông Rhine” cùng với điểm tương đồng bị chia cắt đất nước [Kwon Huyk-Cheol, 2015]. Khoản vay 150 triệu Mác từ Tây Đức ngày 18/12/1961 bao gồm các khoản như hỗ trợ kỹ thuật, khoản vay chính phủ và khoản vay tư nhân [Lee Young-jo và Lee Ok-nam, 2013, tr.1]. Trên thực tế, khoản vay tín dụng Tây Đức đã được sử dụng vào việc thực thi Kế hoạch phát triển 5 năm lần thứ nhất như xây dựng nhà máy xi măng, khai khoáng… Đó là lí do mà khoản vay tín dụng của Tây Đức được đánh giá như là “đồng vốn khởi nghiệp” (종잣돆 - seed money) của chính phủ Park Chung-hee.

Tiếp đó, đầu những năm 70, các khoản vay tín dụng càng có ý nghĩa với Hàn Quốc khi Mỹ quyết định dừng viện trợ. Để tiếp tục huy động vốn phát triển, Hàn Quốc sử dụng hình thức chủ yếu là vay nợ nước ngoài từ Mỹ, Nhật Bản, Tây Âu, Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF).... Theo đó, nợ nước ngoài của Hàn Quốc tăng nhanh do hệ quả từ các chính sách ưu tiên phát triển các ngành công nghiệp cần dùng lượng vốn lớn để nhập thiết bị, nguyên liệu. Nếu vào năm 1973, số tín dụng nợ nước ngoài là 4,3 tỷ đôla thì tới năm 1979, con số này đã lên tới 20,3 tỷ, tức là đã tăng tới 372%.

Bảng 4.6 Nợ nƣớc ngoài của Hàn Quốc giai đoạn 1973-1979

Đơn vị: tỷ đôla Mỹ

1973 1975 1977 1979

Tổng nợ 4,3 8,5 12,6 20,3

Nguồn: [Vũ Đăng Hinh, 1996, tr.64]

4.2.2.2. Thu hút vốn đầu tư nước ngoài

Chiến lược phát triển đầu thập niên 1960 cho thấy, Singapore và Hàn Quốc đặt mục tiêu phát triển dựa trên khả năng tích lũy vốn và nguồn lực ở mức cao. Một trong biện pháp quan trọng huy động nguồn vốn chính là thu hút vốn đầu tư nước ngoài.

103

Như đã phân tích ở trên, cùng với chủ trương coi trọng nguồn vốn đầu tư nước ngoài, chính phủ Singapore đã áp dụng các biện pháp mở cửa toàn diện lĩnh vực chế tạo, đồng thời cũng có những bước đầu tư nước ngoài vào ngành chế tạo-ngành trọng điểm phát triển. Chính phủ chủ trương tiến hành điều chỉnh chiến lược phát triển kinh tế của mình bằng việc định hướng ưu tiên sản xuất hàng phục vụ xuất khẩu, tham gia chặt chẽ vào phân công lao động quốc tế nhằm thu hút vốn đầu tư trực tiếp của ngoại quốc vào những ngành công nghiệp chế biến sử dụng nhiều lao động như ngành dệt vải, may mặc, lắp ráp các thiết bị điện dân dụng, điện tử.

Năm 1961, Bộ Thương mại và Đầu tư đã thành lập Uỷ Ban Phát Triển Kinh Tế (Economic Development Board - EDB). EDB hoạt động theo cơ chế một cửa cho các nhà đầu tư nước ngoài, tạo vốn và phân bổ tài chính cho các ngành công nghiệp, bảo lãnh cho vay tín dụng ngân hàng. Kết nối trực tiếp với những khách hàng tiềm năng ở chính quốc gia của các nhà đầu tư, các nhân viên của EDB cố gắng thu hút các nhà đầu tư và định hướng đầu tư vào các lĩnh vực hoá dầu, sửa chữa tàu thuyền, chế tạo kim loại và điện tử. Lee Kuan Yew từng đề cập, ngay cả những thành công nhỏ nhất trong những năm tháng đầu đời cũng đòi hỏi sự bền bỉ tuyệt vời từ những nhân viên EDB cho dù lúc đó triển vọng của Singapore còn rất mờ mịt. Những nhân viên này luôn hăng hái phụng sự cho một chế độ cộng hòa non trẻ, háo hức học hỏi và được lựa chọn trong số những người ưu tú nhất [Lee Kuan Yew, 2000, tr.77].

Một trong những chính sách quan trọng giúp Singapore đạt được mục tiêu này là đưa ra những chính sách ưu đãi thuế cạnh tranh cho các nhà đầu tư nước ngoài. Singapore vì vậy đã trở thành thiên đường thuế cho các nhà đầu tư nước ngoài trên thế giới. Khác với Hàn Quốc và các quốc gia khác, Singapore không ban hành “Luật đầu tư nước ngoài”, không quy định tỉ lệ đầu tư, không hạn chế dự án và phương thức đầu tư. Chính phủ Singapore ủng hộ mọi dự án đầu tư, dù kim ngạch đầu tư lớn hay nhỏ, nhà đầu tư trong nước hay nước ngoài đều được đối xử như nhau, để họ có cơ hội tự do cạnh tranh. Chính phủ Singapore cũng ban hành một số luật ưu tiên kêu gọi đầu tư vào các ngành công nghiệp mũi nhọn phục vụ xuất khẩu như Luật mở rộng kinh tế (1967), Luật khuyến khích mở rộng kinh tế (1971)... Từ năm 1967, Singapore đã tiến hành miễn giảm thuế có điều kiện dựa theo hiệu quả lao động. Singapore đã giảm một cách đáng kể thuế lợi tức của doanh nghiệp dựa theo lợi nhuận thực tế từ 40% xuống còn 4% trong vòng 15 năm miễn là các sản phẩm tạo ra phải đáp ứng

được yêu cầu xuất khẩu [Augustine H H Tan, 1999, tr.5]. Lee Kuan Yew và quan chức của EDB luôn chủ động và tích cực trong việc quảng bá hình ảnh quốc gia, tìm kiếm nhà đầu tư nước ngoài. Từ sau cuộc gặp gỡ với 500 doanh nhân lớn của Mỹ tại thành phố Chicago tháng 10/1967, Thủ tướng Lee đã tiến hành nhiều buổi đối thoại với các doanh nhân Mỹ. Khác với tư thế của nhiều lãnh đạo ở những quốc gia non trẻ, Lee Kuan Yew không sử dụng cách tiếp cận mang tính “xin xỏ”, mà cố gắng thuyết phục bằng cách tạo cho họ niềm tin vào sự hỗ trợ của chính phủ. Như là kết quả cho sự nỗ lực đó, từ tháng 10.1968, các tập đoàn lớn của Mỹ như Texas Instrument (TI)65, National Semiconductor66, Hewlett-Packard (HP)67 lần lượt mở văn phòng đại diện, nhà máy lắp ráp thiết bị bán dẫn - ngành công nghệ tiên tiến khi đó - tại Singapore. General Electric (GE) năm 1970 xây dựng 6 nhà máy sản xuất thiết bị điện, động cơ điện tại quốc đảo và đã trở thành nhà tuyển dụng lao động lớn nhất ở Singapore vào cuối thập niên 197068. Chính sách thu hút đầu tư nước ngoài của Singapore giai đoạn này đã thành công bởi đã tạo được niềm tin cho các nhà đầu tư. Cuộc khủng hoảng dầu mỏ thế giới xảy ra năm 1973 khiến cho giá dầu thế giới lên cao. Lúc này, Singapore có thể buộc các công ty lọc dầu nước ngoài như Shell, Esso... cung ứng ưu đãi cho Singapore nhưng Lee Kuan Yew đã cam kết sẽ “chia sẻ việc bị cắt giảm cung cấp dầu như những khách hàng khác theo nguyên tắc chia sẻ khó khăn”69.

Bên cạnh đó, chính sách tiền lương là một trong những giải pháp quan tro ̣ng để Singapore thu hút FDI. Chính sách tiền lương thấp ta ̣o môi trường đầu tư thuận lợi cho các nhà đầu tư nước ngoài và đảm bảo chế đ ộ lao động tiền lương có lợi cho nước nhận đầu tư . Năm 1968, Chính phủ Singapore đã ban bố "Luật về lao đ ộng" và "Luật bổ sung về quan h ệ trong công nghiệp". Theo luật này , công nhân không có quyền thương lượng tập thể đòi tăng lương , cấm các hoa ̣t đ ộng đình công bãi công , giảm số lượng nhân công của chủ doanh nghi ệp. Chính phủ Singapore chủ trương trong m ột thời gian dài duy trì mức tiền lương tối thiểu (năm 1975 mức lương của Singapore chỉ bằng 1/3 mức lương của Nh ật) để tạo thế cạnh tranh với các nước khác trong việc thu

65 TI là một trong những tập đoàn lớn nhất Hoa Kỳ, được thành lập vào năm 1941. Tập đoàn chuyên sản xuất chất bán dẫn, phụ tùng máy điện toán và bàn tính.

66 Là công ty được thành lập năm 1959, chuyên sản xuất mạch tích hợp quản lý điện năng, điều khiển màn hình, âm thanh và các bộ khuếch đại, sản phẩm truyền thông…

67 HP mở văn phòng đại diện tại Singapore vào tháng 1/1969 sau cuộc tiền trạm thương lượng địa điểm đặt văn phòng và được EDB hỗ trợ tối đa cho hoạt động tại Singapore.

Tham khảo thêm tại http://www.hp.com/hpinfo/abouthp/histnfacts/publications/measure/ [truy cập ngày 3/7/2015].

68 Tham khảo thêm tại https://www.ge.com/sg/ [truy cập ngày 22/7/2015].

69 Nguyên văn: “…Singapore would share in any cuts they imposed on the rest of their customers, on the principle of equal misery”.

105

hút FDI70. Về vấn đề này, Bộ trưởng Goh Keng Swee đã t ừng khẳng định tại Hội thảo về vấn đề lao động xã hội năm 1973: “Chúng ta phu ̣ thuộc quá nhiều vào đầu tư nước ngoài để phát triển kinh tế , công nhân Singapore đang ở thế cạnh tranh gián tiếp với công nhân các nước ASEAN khác . Trong một thời gian dài, sự phát triển công nghi ệp ở Singapore đã rất ch ậm cha ̣p vì tiền lương ở Singapore cao hơn tiền lương ở Hàn Quốc, Đài Loan và Hồng Kông...” [Goh Keng Swee, 2013, tr.210].

Có thể nói rằng, việc theo đuổi chính sách thương mại tự do, không đánh thuế hoặc giảm thuế, chính sách tiền lương thấp đã mang lại nhiều thuận lợi cho Singapore trong việc thu hút nguồn đầu tư nước ngoài. Nhiều công ty tài chính, thương mại quốc tế, các nhà đầu tư nước ngoài tới lập cơ sở kinh doanh, đầu tư vào lĩnh vực công nghiệp chế tạo hành xuất khẩu. Nếu như trước năm 1967, tư bản Anh đóng vai trò chính trong đầu tư vốn và chuyển giao kỹ thuật công nghệ cho công nghiệp chế tạo tại Singapore thì sau đó người Mỹ và người Nhật Bản lại trở thành những nhà đầu tư trực tiếp chủ chốt trong khi Hà Lan vẫn là bạn hàng buôn bán và đầu tư quen thuộc của Singapore71. Chính sách của Mỹ với Đông Nam Á sau chiến tranh thế giới thứ hai đã tác động sâu sắc tới sự phát triển của Singapore. Với lợi thế về vị trí địa lý chiến lược cùng với môi trường an ninh và ưu đãi đầu tư, thông thương, Mỹ đã chọn Singapore làm đầu mối chính cho thị trường đồng đôla của Mỹ ở Châu Á từ năm 1968. Giai đoạn cuối thập niên 70, khi Singapore bắt đầu "cuộc cách mạng công nghiệp thứ hai" vào năm 1979, đầu tư nước ngoài đổ vào quốc đảo này tăng gấp khoảng 9 lần so đầu thập niên.

Bảng 4.7 Đóng góp của đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài vào tích lũy vốn ở Singapore giai đoạn 1967 - 1979

(tính theo giá thị trường năm 1985, trung bình hàng năm)

Hình thành vốn cố định

Đầu tư nước ngoài trong lĩnh vực sản xuất trên tổng

tài sản cố định

Số liệu của IMF về đầu tư trực tiếp nước ngoài tại

Singapore

Triệu $ Triệu $ % Triệu $ %

1967~69 2382,2 261,4 11 219 9,2

1970~79 6648,6 896,7 13,5 1471,3 22,1

Nguồn: [ Huff, 1994, tr.338]

70

Ministry of Finance, Wages in the Leading Asian Economies

http://www.singaporebudget.gov.sg/data/budget_2015/download/annexa1.pdf [truy cập ngày 5/7/2014]

71

Trong số các nhà đầu tư chính của Singapore thì nguồn vốn từ Mỹ và Nhật Bản chiếm tới 70% tổng số vốn đầu tư trực tiếp trong đó tư bản Mỹ chuyên đầu tư trong lĩnh vực sản xuất hàng máy cơ điện, thiết bị hàng hải và hàng không, lọc dầu và sản xuất máy vi tính; còn tư bản Nhật Bản lại chuyên đầu tư trong ngành điện tử bán dẫn, công nghiệp hóa dầu và đóng tàu biển…

Tương tự như trường hợp Singapore, Chính phủ Park Chung-hee cũng cho rằng, thành công của chiến lược phát triển đất nước phụ thuộc rất nhiều vào sự thu hút vốn đầu tư nước ngoài. Hàn Quốc thu hút nguồn đầu tư trực tiếp của nước ngoài thông qua việc kêu gọi các nhà đầu tư vào liên doanh, kể cả lập xí nghiệp 100% vốn với rất nhiều ưu đãi. Bộ luật đầu tư ra đời từ 1960 nhưng mãi tới 2 năm sau - khi chính phủ quân sự lên cầm quyền mới được được triển khai. Tháng 8/1962, công ty Chemtex Inc (Mỹ) là trường hợp đầu tư trực tiếp đầu tiên vào Hàn Quốc. Công ty này đã liên kết với Công ty nylon Hàn Quốc (Korea Nylon Com., ltd) để sản xuất sợi nylon với mức vốn đầu tư liên doanh là 575 nghìn USD. Sau năm 1962, các hợp đồng đầu tư lớn hơn vào nhà máy lọc dầu và các dự án sản xuất phân bón cũng đã

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) nghiên cứu so sánh nguồn lực phát triển của singapore và hàn quốc giai đoạn 1961 1979 62 31 06 (Trang 110)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(180 trang)