Bối cảnh chính trị, kinh tế xã hội

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) nghiên cứu so sánh nguồn lực phát triển của singapore và hàn quốc giai đoạn 1961 1979 62 31 06 (Trang 41 - 43)

Chƣơng 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU

2.2. Cơ sở hoạch định phát triển của hai quốc gia đầu thập niên 1960

2.2.1. Bối cảnh chính trị, kinh tế xã hội

Đầu thập niên 1960, cả Singapore và Hàn Quốc khi bắt tay hoạch định chiến lược phát triển đều đối mặt với những tình trạng bất ổn và kém phát triển của quốc gia.

2.2.1.1. Bối cảnh chính trị

Yêu cầu chuyển mình trong bối cảnh giành được độc lập từ thực dân Anh ở Singapore hay phải chịu cảnh chia cắt đất nước rồi khủng hoảng chính trị ở Hàn Quốc khiến cả hai nước đều phải tính đến các lợi ích an ninh quốc gia trong quá trình xây dựng kế hoạch phát triển đầu thập niên 1960.

Mối quan tâm cấp thiết nhất mà Singapore hướng tới lúc bấy giờ chính là sự công nhận của quốc tế đối với nền độc lập non trẻ của mình. Để đạt được mục tiêu đó, trước hết quốc đảo nhỏ bé này phải song song giải quyết các vấn đề xung đột về sắc tộc, tôn giáo và thiết lập một hệ thống pháp luật để duy trì sự ổn định, trật tự. Nội tình đất nước luôn tiềm tàng mối đe dọa của chủ nghĩa đối lập. Về mặt quân sự, Singapore phải giải quyết nhiều vấn đề nảy sinh khi quân đội Anh rút khỏi Singapore. Do người Anh không sẵn sàng hỗ trợ xây dựng lực lượng quân đội như đã từng làm với Malaysia nên Singapore phải tự xây dựng lực lượng phòng thủ. Singapore cũng phải đối mặt với nguy

cơ an ninh từ những cuộc xung đột sắc tộc ngay trong chính lực lượng quân đội giữa các thành phần dân tộc, đặc biệt là giữa người Malayu và người Hoa.

Trong khi đó, sau lệnh ngừng bắn năm 1953, Hàn Quốc và Bắc Triều Tiên luôn trong tình trạng báo động ở vùng biên giới. Người dân Hàn Quốc luôn canh cánh một thực tế rằng, chiến tranh có thể ập đến bất cứ lúc nào bởi hiệp định hòa bình chưa được ký kết. Do đó, chính phủ và nhân dân Hàn Quốc đã buộc phải ở trong tư thế sẵn sàng ứng phó. Việc họ luôn phải dành sự đầu tư lớn vào lĩnh vực quân sự cũng là điều dễ hiểu. Thêm vào đó, cuộc đảo chính quân sự của Park Chung-hee vào ngày 16 tháng 5 năm 1961 làm gia tăng thêm sự bất ổn chính trị trong nước.

2.2.1.2. Bối cảnh kinh tế - xã hội

Thời điểm giành được độc lập từ thực dân Anh năm 1959, Singapore phải đối mặt với tình trạng theo lời của Lee Kuan Yew là “khoảng cách chênh lệch khủng khiếp [với các quốc gia khác] với tương lai sống còn mờ mịt”7. [Lee Kuan Yew, 2000, tr.19]. Sau khi giành được quyền "Quốc gia tự trị" từ tay thực dân Anh, Singapore đứng trước những thách thức lớn đối với sự tồn tại và phát triển. Thứ nhất, các nước láng giềng của Singapore, đặc biệt là Malaysia thi hành chiến lược kinh tế hướng nội, thực hiện chính sách bảo hộ nội địa và hạn chế xuất khẩu nguyên liệu thô sang Singapore.8 Thứ hai, các nước phương Tây, đặc biệt là Anh giảm xuất khẩu hàng công nghiệp sang Singapore và do dự trong việc sử dụng Singapore như trung tâm thương mại, buôn bán chuyển khẩu ở Đông Nam Á. Thứ ba, do sự nhập cư ồ ạt của người Hoa trong thời kỳ thuộc địa sang Singapore và tỷ lệ sinh đẻ cao nên tạo ra đội quân thất nghiệp khổng lồ (năm 1960 tỷ lệ thất nghiệp 13.5% dân số cả nước) [Nguyễn Thu Mỹ và cộng sự, 2005, tr.168]. Đó là một đất nước không ổn định về chính trị xã hội và không phát triển về kinh tế. Những vấn đề trên đã làm cho các hoạt động buôn bán chuyển khẩu của Singapore giảm nhanh chóng, nhiều xí nghiệp chế biến nguyên liệu thô để tái xuất khẩu phải đóng cửa, nạn thất nghiệp càng gia tăng.

Hàn Quốc cũng đối mặt với những khó khăn tương tự khi Park Chung-hee bắt tay vào kiến thiết đất nước. Chiến lược phát triển tự lực của Hàn Quốc ở giai đoạn trước 1961 đã không thành công bởi những tư tưởng chỉ đạo, định hướng cho phát triển chưa phù hợp với xu hướng liên kết và phân công lao động của nền kinh tế tư bản hiện đại.

7 “…We faced tremendous odds with an improbable chance of survival" [Lee Kuan Yew, 2000, tr.19].

8 Hai nước Malaysia và Indonesia đã tìm mọi cách xuất khẩu trực tiếp từ hải cảng trong nước họ các mặt hàng như dừa khô, thiếc và các nguồn nguyên liệu khác mà không qua Singapore - khi mà đất nước này áp dụng chủ nghĩa dân tộc trong các vấn đề kinh tế với mô hình „trục trọng tâm - nan hoa‟ (hub and spoke) - một mô hình thương mại trung chuyển truyền thống.

33

Thêm vào đó, cũng có nguyên nhân xuất phát từ hạn chế về chức năng kinh tế, chậm trễ trong việc xây dựng và thực hiện kế hoạch của nhà nước. Hàn Quốc thời điểm đó được đánh giá là kém hơn Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên cả về thu nhập bình quân đầu người lẫn năng lực sản xuất công nghiệp. Thời điểm tướng Park Chung-hee lên nắm quyền thông qua cuộc đảo chính quân sự ngày 16/5/1961, nền kinh tế Hàn Quốc đang ở trong tình trạng hết sức khó khăn. Park Chung-hee từng nói rằng “...Tôi gần như được giao một ngôi nhà bị mất trộm hay một công ty bị phá sản...9 (Park Chung-hee, 1997, tr.91). Hầu hết người dân Hàn Quốc đều lâm vào cảnh nghèo khổ, 80% hộ gia đình nông thôn ở nhà lợp mái rạ. Thu nhập GDP bình quân đầu người năm 1961 chưa đến 100 đô la Mỹ, trong khi tỷ lệ thất nghiệp năm 1960 lên tới 24.2% [KRIHS, 2013, tr.21].

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) nghiên cứu so sánh nguồn lực phát triển của singapore và hàn quốc giai đoạn 1961 1979 62 31 06 (Trang 41 - 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(180 trang)