.6 Sự biến chuyển trong cơ cấu lao động theo ngành nghề tại Hàn Quốc

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) nghiên cứu so sánh nguồn lực phát triển của singapore và hàn quốc giai đoạn 1961 1979 62 31 06 (Trang 140 - 180)

Đơn vị: %

131

Chính phủ Singapore và Hàn Quốc cũng nhận thức rất rõ về những bất cập cũng như thách thức trong hoạt động phát triển nguồn nhân lực. Trong Báo cáo về Bộ giáo dục năm 1979, Phó Thủ tướng Goh Keng Swee đã chỉ ra 3 thiếu sót chính của nền giáo dục Singaproe thời điểm đó là (1) lãng phí trong đào tạo bậc cao, (2) tỷ lệ biết chữ vẫn còn thấp và (3) giáo dục song ngữ chưa hiệu quả. [Goh Keng Swee, 1979]). Ngoài ra, sau khi đạt được sự toàn dụng nhân công năm 197085, Singapore cũng đứng trước thách thức về thiếu hụt lao động. Thực tế cho thấy, ngay từ đầu thập niên 1970, Singapore đã phải nhập khẩu số lượng lớn lao động nước ngoài tham gia hoạt động kinh tế trong nước. Còn Hàn Quốc, với quyết định chuyển hướng chiến lược phát triển sang các ngành công nghiệp nặng và hóa chất nửa đầu thập niên 1970, cũng đứng trước thách thức về thiếu hụt lao động chất lượng cao, đòi hỏi kỹ năng. Tuy vậy, Hàn Quốc đã tận dụng tốt và biến thách thức này thành cơ hội phát triển nguồn nhân lực cao, duy trì mức tăng trưởng cao trong thập niên 1980.

Cùng với đầu tư cao cho giáo dục, nâng cao trí lực, Singapore và Hàn Quốc đã chú trọng thực thi các biện pháp nâng cao thể lực cũng như chất lượng cuộc sống nhân dân. Chính sách hạn chế phát triển dân số những năm 60-70 đã làm Singapore và Hàn Quốc thời kỳ sau này trở thành một quốc gia có dân số già. Tuy vậy, ở một khía cạnh khác, chính sách đó đã góp phần ổn định dân số, nâng cao chất lượng dân số và giải quyết công ăn việc làm, hỗ trợ lớn cho sự phát triển đất nước ở giai đoạn đầu phát triển. Không những vậy, khi dân số giảm, nhà nước và gia đình có điều kiện chăm lo cho trẻ em về thể chất và học tập hơn. Kết quả là một tầng lớp thanh niên khỏe mạnh được đào tạo tốt tham gia vào lực lượng lao động. Không những vậy, những người phụ nữ cũng nâng cao được thể lực, có thời gian để tham gia vào các hoạt động sản xuất.

Ngoài ra, chính sách lương bổng cao với viên chức và trọng dụng nhân tài đã góp phần giảm thiểu tham nhũng, tạo động lực cho người dân tích cực tham gia vào nhiệm vụ phụng sự đất nước ở hai quốc gia. Tại Singapore, quỹ dưỡng liêm cho quan chức (tham khảo chương 3) cũng là điểm mới, tạo nên sự ràng buộc để các quan chức làm việc công tâm, góp phần giảm thiểu vấn nạn tham nhũng. Đây có thể được coi là điểm cộng khi đánh giá về chính sách phát triển của Singapore.

Tóm lại, mặc dù ở Singapore và Hàn Quốc vẫn tồn tại một số hạn chế trong phát triển nguồn nhân lực nhưng xét trên phương diện khách quan, nền giáo dục của hai quốc gia cũng đã đạt được những thành tựu đáng ghi nhận trong việc nâng cao chất

lượng nguồn nhân lực cũng như tái cấu trúc lực lượng lao động theo mục tiêu công nghiệp hóa. Đồng thời, cả hai quốc gia cũng đã nhận thức được những thách thức, cơ hội và điều chỉnh chiến lược để có thể đáp ứng được các yêu cầu về nguồn nhân lực có hàm lượng chất xám cao ở giai đoạn sau.

5.1.2.2. Sự phát triển của nguồn lực tài chính

Kết hợp thực thi các biện pháp thu hút nguồn lực tài chính một cách đa dạng, sau gần hai thập kỷ, Singapore và Hàn Quốc đã bước đầu tạo nên nguồn dự trữ tài chính quốc gia lớn hơn, tạo động lực để thực hiện các dự án phát triển ở giai đoạn kế tiếp.

Cho đến đầu những năm 1980, so với Hàn Quốc thì chính phủ Singapore đã nâng mức tổng dự trữ lên nhiều hơn với khoảng 60 lần, từ 115 triệu USD năm 1960 lên mức 6,6 tỷ USD năm 1980. Trong khi đó, tổng dự trữ ở Hàn Quốc năm 1960 vốn chỉ ở mức 157 triệu USD đã tăng gấp 30 lần lên đến 3,1 tỷ đôla Mỹ năm 1980 [The World Bank, 2015].

Bảng 5.5 Cán cân thanh toán, tiết kiệm, dự trữ, đầu tƣ và nợ nƣớc ngoài của Singapore và Hàn Quốc 1961-1980

Singapore Hàn Quốc

1961-70 1971-80 1961-70 1971-80

Cán cân/ tài khoản vãng lai (tỷ $) -1,2 - 7,5 - 3,5 - 16,9

Tổng dự trữ (tỷ $) 1 6,6 0,6 3,1

Tiết kiệm/ tổng sản phẩm nội địa (%) 0,10 0,26 0,10 0,22

Đầu tư/ tổng sản phẩm nội địa (%) 0,22 0,35 0,20 0,29

Nợ nước ngoài (tỷ $) 0,3 1,5 2,7 20,0

Nguồn: Tổng hợp số liệu của [The World Bank, 2015]; [Kunio Saito, 1990, tr.35&47] .

Bảng 5.5 phản ánh, cán cân/ tài khoản vãng lai86 của Singapore và Hàn Quốc đều tồn tại ở con số âm. Nguyên nhân thâm hụt cán cân vãng lai87 ở hai quốc gia giai

86 Cán cân/Tài khoản vãng lai là bộ phận chính yếu trong cán cân thanh toán quốc tế, nó ghi nhận các giao dịch thương mại quốc tế về hàng hóa và dịch vụ; thu nhập và chuyển giao ròng từ nước ngoài; và là một trong những chỉ số quan trọng để đánh giá hành vi trong tương lai của nền kinh tế. Cán cân vãng lai phản ánh mức đô ̣ chênh lê ̣ch giữa tiết kiê ̣m và đầu tư trong nước.

87 Thâm hu ̣t cán cân vãng lai có nghĩa là viê ̣c tiết kiê ̣m trong nước không đủ mức đầu tư lớn hơn trong nước , đòi hỏi phải thu hút các nguồn vốn từ bên ngoài như FDI , kiều hối hay là các khoản vay nợ nư ớc ngoài.Về điều này hiện tồn tại nhiều quan điểm đối ngược. Có quan điểm cho rằng , thâm hu ̣t cán cân vãng lai phản ánh những thành công trong quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế , góp phần thu hút vốn đầu tư nước ngo ài và mở ra triển vọng tăng trưởng kinh tế nhanh . Ở một góc độ khác , thâm hu ̣t vãng lai l ại phản ánh mô ̣t sự quản lý tồi trong quá trình chuyển đổi , thể hiê ̣n những mất cân đối quá mức và là nguy cơ của mô ̣t cuô ̣c khủng hoả ng cán cân thanh toán (Roubini và Wachel, 1998).

133

đoạn này là: cả hai quốc gia đều nhập khẩu nguyên liệu, máy móc và công nghệ phục vụ sản xuất. Singapore đã nhập khẩu một lượng lớn hàng hóa bởi sự bùng nổ nhà ở và thực thi chiến lược công nghiệp hóa, chuyển đổi dịch vụ trung chuyển sang các ngành sản xuất thâm dụng lao động trong thập niên 1960, và chuyển hướng sang các ngành sản xuất thâm dụng vốn hơn như lọc dầu… trong thập niên tiếp theo. Tăng đầu tư nhanh chóng, FDI lớn hay nợ nước ngoài cao cũng là một trong những nguyên nhân tạo nên sự thâm hụt tài khoản vãng lai ở hai quốc gia. Thêm vào đó, ảnh hưởng của hai cuộc khủng hoảng dầu mỏ 1973-1974 và 1979-1980 đã tác động sâu sắc tới tình hình kinh tế của Singapore và Hàn Quốc . Với mô ̣t nền kinh tế có tốc đô ̣ tăng trưởng cao ở giai đoạn 1961-1979 như Singapore và Hàn Quốc thì thâm hu ̣t cán cân vãng lai là điều dễ hiểu. Thâ ̣m chí, xét ở một góc độ nào đấy , điều này còn là cần thiết để hai quốc gia có thể tận dụng được nguồn vốn từ bên ngoài nhằm mục tiêu phát triển kinh tế .

Việc nợ nước ngoài tăng lên ở hai quốc gia nói chung phù hợp với việc mở rộng các hoạt động kinh tế khác. Nợ nước ngoài của Singapore tương đối nhỏ. Điều này dễ hiểu bởi hầu hết các nguồn tư bản đổ vào đều thông qua đầu tư trực tiếp. Ngược lại với Singapore, việc tăng các khoản vay nước ngoài của chính phủ Hàn Quốc đã làm tăng khoản nợ nước ngoài. Chính phủ Hàn Quốc cũng đã can thiệp quá sâu vào chính sách tín dụng, coi đó là một công cụ đắc lực để thực hiện các chính sách công nghiệp. Chính phủ đã sử dụng hệ thống ngân hàng như là nguồn ngân quỹ để cấp vốn cho các dự án phát triển cũng như để chia sẻ rủi ro trong nền kinh tế. Theo đó, các ngân hàng không còn được xem như là những tổ chức kinh doanh trên thị trường tài chính, mà chỉ như là bộ phận hỗ trợ cho các doanh nghiệp. Hoạt động của tổ chức này được đánh giá dựa trên sự tuân thủ đối với chỉ thị và mệnh lệnh của chính phủ hơn là hiệu quả quản lý tài sản và lưu thông tiền tệ. Mối quan hệ tam giác chính phủ - ngân hàng – chaebol ở Hàn Quốc đã hình thành nên cái gọi là chủ nghĩa tư bản thân quen. Chính phủ giữ vai trò như là người bảo lãnh cho các khoản đầu tư của chaebol và là người điều tiết các chaebol. Với sự hàm ơn với quan chức chính phủ, giới doanh nhân luôn tìm mọi cách để tiếp cận và thiết lập mối quan hệ thân thiết với chính phủ và giới ngân hàng, hối lộ nhằm tránh nguy cơ phá sản hoặc mất ưu đãi khi nguồn tín dụng chính sách bị cắt bỏ. Trong giai đoạn này, những khoản vay nợ nước ngoài và sự can thiệp vào chính sách tín dụng của chính phủ Hàn Quốc đã góp phần tạo nên kỳ tích sông Hàn nhưng ở một vài thập kỷ sau đó, nó đã trở thành một trong những nguyên nhân khiến Hàn Quốc chìm sâu vào Cuộc khủng hoảng tài chính Châu Á năm 1997.

Việc tạo lập hệ thống thuế của Singapore và Hàn Quốc cũng đã đạt được những thành tựu quan trọng, góp phần phát triển đất nước, tự cường. Nhiều ý kiến cho rằng, điều này đạt được nhờ Chính phủ hai quốc gia kiểm soát sự luân chuyển các nguồn lực từ ngân sách lẫn khu vực tư nhân. Tận thu các nguồn thuế đã đóng góp thêm cho tăng trưởng GDP của hai quốc gia, cho dù thuế suất lũy tiến không cao so với nhiều quốc gia ở cùng thời điểm phát triển. Thập niên 1970, tổng thu thuế tính theo % GDP của Sinapore và Hàn Quốc lần lượt là 16,2% và 14,2%, thấp hơn nhiều so với New Zealand (27,5%), Thụy Điển (30,9%) hay một số nước Châu Phi như Zambia (22,7%), Jamaica (23,8%) [Ved Parkash Gandhi và cộng sự, 1987, tr.245]. Việc này là do hai quốc gia đã thực thi các loại trợ cấp thuế khác nhau nhằm khuyến khích đầu tư trực tiếp của nước ngoài và doanh nghiệp trong nước cạnh tranh trên thị trường quốc tế.

Song song với thu hút nguồn lực tài chính đa dạng, tùy theo từng thời kỳ phát triển, Singapore và Hàn Quốc đã phân bổ sử dụng nguồn lực tài chính vào các ngành thích hợp. Với cơ sở kinh tế ở điểm xuất phát thấp lúc ban đầu, Singapore hướng tới sử dụng FDI vào các ngành tạo ra sản phẩm xuất khẩu, như dệt may, lắp ráp các thiết bị điện và phương tiện giao thông…trong khi Hàn Quốc tập trung vào các ngành công nghiệp trắng. Bên cạnh đó, nhằm khai thác lợi thế về vị trí địa lý, cũng như khắc phục sự thiếu hụt về tài nguyên thiên nhiên, phù hợp với trình độ phát triển cao của nền kinh tế, thu hút FDI còn hướng vào việc tạo ra một hệ thống các ngành dịch vụ thúc đẩy đầu tư quốc tế. Tiếp đó, cùng với sự phát triển nhanh chóng của công nghiệp điện tử và một số công nghệ tiên tiến khác, chính phủ Singapore đã chuyển hướng sử dụng nguồn vốn đầu tư tập trung vào những ngành có hàm lượng chất xám cao như sản xuất máy vi tính, điện tử, hàng bán dân dụng, công nghiệp lọc dầu và kỹ thuật khai thác mỏ…Trong khi đó, Hàn Quốc cũng đã tạo nên được những lợi thế phát triển khi đầu tư vào các ngành công nghiệp nặng và hóa chất ở giai đoạn cuối thập niên 1970. Thành tựu xuất khẩu ra thị trường nước ngoài làm tăng nhiều nguồn thu nhập ngoại tệ, làm tăng khả năng thanh toán và đồng thời cũng làm tăng vốn đầu tư phát triển cơ sở vật chất, công nghệ làm tăng khả năng cạnh tranh của Singapore và Hàn Quốc trên trường thế giới. Tuy nhiên, sự can thiệp mạnh mẽ của chính phủ Hàn Quốc đối với việc xúc tiến phát triển các ngành công nghiệp trọng điểm cũng đã gây ra những bất hợp lý trong phân bổ nguồn lực. Việc khuyến khích xuất khẩu và HCI đã dẫn đến tình trạng phát triển bất cân đổi của nền kinh tế. Một số những ngành nghề truyền thống như

135

nông nghiệp chưa được chú ý phát triển do chưa được đầu tư đúng mức. Sự coi trọng và tập trung tiềm lực kinh tế vào các chaebol tạo nên những bất bình trong xã hội, đặc biệt đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Giữa các công ty trực thuộc chaebol và các công ty bên ngoài tồn tại sự cạnh tranh bất bình đẳng.

Ngoài ra, chú trọng đầu tư cơ sở hạ tầng, liên kết các vùng miền trong nước của hai quốc gia không chỉ góp phần mang lại các nguồn ngoại tệ lớn từ các nhà đầu tư nước ngoài mà còn tích cực phục vụ cho hoạt động sản xuất. Đặc biệt, điều này đã mang lại sự phát triển cho ngành kinh doanh bất động sản tại Singapore và ngành xây dựng tại Hàn Quốc.

Tóm lại, cho đến đầu thập niên 1980, về cơ bản cả Singapore và Hàn Quốc vẫn duy trì và phân phối tốt các nguồn lực tài chính, làm cơ sở vững chắc cho công cuộc công nghiệp hóa đất nước. Thời điểm này, Hàn Quốc không chỉ trở thành “một Hàn Quốc đủ mạnh”88 như kỳ vọng của Mỹ, mà đã đặt dấu chấm hết cho kiểu quan hệ “chi phối - phụ thuộc” giữa hai quốc gia, mở ra trang sử mới cho mối quan hệ bình đẳng với nhau.

5.2. Bài học tham khảo cho Việt Nam về phát triển và sử dụng hiệu quả nguồn lực nguồn lực

Thực tế phát triển trên thế giới chứng minh rằng, không có một chính sách chung cho tất cả các quốc gia cũng như không có một câu trả lời cho mọi câu hỏi. Chiến lược phát triển và sử dụng nguồn lực của Singapore và Hàn Quốc không chỉ đạt được những thành tựu mà cũng bộc lộ một số những hạn chế nhất định. Từ việc nghiên cứu so sánh thực tiễn phát triển và sử dụng nguồn lực của Singapore và Hàn Quốc, chúng tôi rút ra một số gợi ý tham khảo cho cơ quan liên quan của Việt Nam.

5.2.1. Bài học chung

Vai trò của nhà nước trong quá trình phát triển của một quốc gia là rất quan trọng. Nhà nước là người khởi xướng, vạch kế hoạch và tổ chức trong việc phát huy và sử dụng hiệu quả các nguồn lực. Trong nền kinh tế thị trường hiện đại, dù lựa chọn theo học thuyết kinh tế nào thì chúng ta đều phải thừa nhận một nguyên lý chung, đó là: Nhà nước tất yếu phải đóng vai trò điều tiết, thậm chí can thiệp vào nền kinh tế trong những thời điểm cần thiết. Tuy vậy, cách thức, mức độ điều tiết can thiệp như thế nào thì tùy thuộc vào điều kiện cụ thể của mỗi quốc gia.

88 Mỹ đầu tư cho Hàn Quốc với ý đồ tạo ra “một Hàn Quốc đủ mạnh” và không trở thành gánh nặng cho ngân sách của Mỹ, hướng tới xây dựng hình mẫu của chủ nghĩa tư bản ngoại vi.

Từ kinh nghiệm phát triển của Singapore và Hàn Quốc, có thể nhận thấy vai trò của nhà nước như sau: Trước hết, nhà nước là người hoạch định những định hướng, mục tiêu kinh tế lớn trong từng thời kỳ dựa trên những nguồn lực mang tính cạnh tranh. Nhờ đó, sẽ huy động và khai thác được hết mọi nguồn lực để phát triển kinh tế; Hai là, chính phủ hai nước đã thấy rõ được tầm quan trọng của nguồn lực con người, nhu cầu cấp thiết của nguồn vốn đối với sự phát triển kinh tế - xã hội; biết tập trung nguồn lực để đầu tư thích đáng và có hiệu quả.

Đối với nguồn lực con người, cả Singapore và Hàn Quốc đều tập trung đầu tư chủ yếu cho hệ thống giáo dục bắt buộc nhằm phổ cập giáo dục và nâng cao mặt bằng dân trí. Ở cấp giáo dục bậc cao, chính phủ thu hút sự tham gia của khu vực tư nhân, nhưng chỉ tập trung vào một số trường đại học hàng đầu và cho nghiên cứu cơ bản. Chính phủ hỗ trợ cho khu vực kinh doanh trong việc đào tạo, giáo dục cũng như sử dụng lao động. Chính phủ đầu tư vào các trường dạy nghề, trợ cấp đào tạo cho những

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) nghiên cứu so sánh nguồn lực phát triển của singapore và hàn quốc giai đoạn 1961 1979 62 31 06 (Trang 140 - 180)