Vai trò của nguồn lực phát triển đối với tăng trưởng kinh tế

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) nghiên cứu so sánh nguồn lực phát triển của singapore và hàn quốc giai đoạn 1961 1979 62 31 06 (Trang 40 - 41)

Chƣơng 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU

2.1. Tổng quan về nguồn lực phát triển

2.1.2. Vai trò của nguồn lực phát triển đối với tăng trưởng kinh tế

Theo giới thuyết trên, quá trình tăng trưởng và phát triển kinh tế chính là quá trình huy động và sử dụng một cách hiệu quả các nguồn lực phát triển. Nói cách khác, một trong những yếu tố quan trọng quyết định cho sự thành bại của quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước chính là phát huy hiệu quả nhất sức mạnh tổng hợp của tất cả các nguồn lực cho đầu tư phát triển, nâng cao sự đóng góp cũng như hiệu quả sử dụng mỗi một nguồn lực.

Vấn đề là, mỗi nguồn lực sẽ chỉ thật sự phát huy hiệu quả nếu có sự kết hợp hài hoà, hỗ trợ tương tác với các nguồn lực khác trong xã hội. Nguồn lực con người sẽ không thể phát huy tốt, thậm chí khó trở thành nguồn lực chính, khi không tồn tại trong môi trường thuận lợi. Nguồn nhân lực là nguồn lực chính quyết định quá trình tăng trưởng và phát triển kinh tế- xã hội bởi đó là nhân tố quyết định việc khai thác, sử dụng, bảo vệ và tái tạo các nguồn lực khác. Tuy nhiên, nguồn lao động nằm trong chuỗi yếu tố sản xuất sẽ không thể thực hiện được quá trình tái sản xuất giản đơn, chưa kể đến việc tạo ra được giá trị thặng dư khi đứng riêng rẽ với các nguồn lực khác.

Cũng như vậy, nguồn lực tài nguyên thiên nhiên chính là nguồn tư liệu sản xuất quan trọng, đóng góp lớn cho tăng trưởng. Tuy nhiên, nó sẽ vẫn chỉ là điều kiện, tiềm năng nếu như không có nguồn lực tài chính và nguồn lực con người tương ứng để hấp thụ và phát huy.

31

Tương tự, nguồn lực tài chính và khoa học công nghệ cũng chính là những yếu tố quyết định, thúc đẩy năng suất lao động, mang lại giá trị thặng dư - chỉ số quan trọng thể hiện mức độ tăng trưởng của một nền kinh tế. Hai nguồn lực này sẽ không còn ý nghĩa mong đợi, không đạt được hiệu quả nếu như không được sử dụng bởi những con người trí tuệ trong môi trường thuận lợi.

Tóm lại, sức mạnh của sự kết hợp các nguồn lực chính là nguồn gốc sản sinh giá trị tăng thêm và là nguyên nhân quyết định mọi thành công trong tăng trưởng và phát triển kinh tế - xã hội của một đất nước. Nếu một quốc gia thiếu đi một trong các thành tố của nguồn lực nêu trên thì khó có thể mong đợi những thành tựu rực rỡ, hoặc có thể chỉ đạt được những sự phát triển “què quặt”, có tính nhất thời và không bền vững. Sử dụng linh hoạt sức mạnh tổng hợp của các nguồn lực là sức mạnh của mỗi dân tộc, mỗi quốc gia trong mỗi thời kỳ phát triển kinh tế - xã hội nhất định. Điều quan trọng là mỗi quốc gia phải định vị được nguồn lực phát triển trong bối cảnh riêng để đưa ra và thực hiện được những quyết sách phù hợp.

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) nghiên cứu so sánh nguồn lực phát triển của singapore và hàn quốc giai đoạn 1961 1979 62 31 06 (Trang 40 - 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(180 trang)