.10 Tình hình xuất khẩu lao động Hàn Quốc sang Tây Đức

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) nghiên cứu so sánh nguồn lực phát triển của singapore và hàn quốc giai đoạn 1961 1979 62 31 06 (Trang 117 - 126)

Đơn vị: người Nghề nghiệp (Giai đoạn) Thợ mỏ 1963-1977 Y tá 1965-1976 Công nhân ngành nghề khác Thập niên 1970 Tổng số Số người 7.936 10,032 931 18,899

Tiếp đó, khi Hàn Quốc bị ảnh hưởng bởi cú sốc dầu lửa đầu tiên vào năm 1973, nền kinh tế Hàn Quốc đã phải đối mặt với nhiều khó khăn bởi sự thiếu vắng của các nhà tư bản nước ngoài, chính phủ đã đề ra các chính sách khuyến khích các công ty xây dựng và người lao động Hàn Quốc xuất khẩu lao động tại Trung Đông nhằm kiếm ngoại tệ cho đất nước. Sự bùng nổ xây dựng ở Trung Đông đã trở thành nguồn lực lớn tác động tới tăng trưởng kinh tế nhanh của Hàn Quốc vào cuối những năm 70. Cùng với sự hỗ trợ mạnh mẽ từ chính phủ, số tiền theo các đơn đặt hàng xây dựng ở Trung Đông đã tăng lên đáng kể từ 750 triệu đôla đến 8,2 tỷ đôla trong giai đoạn 1975-1980 [Heo Mun-myong, 2013]

Quyết định gửi quân tham chiến vào cuộc chiến tranh tại Việt Nam không chỉ tăng cường mối quan hệ Hàn - Mỹ mà còn thu về ngoại tệ giúp ích cho kinh tế Hàn Quốc. Từ 1965 - 1973, Hàn Quốc đã nhận được khoảng 1 tỷ đôla từ cuộc chiến tại Việt Nam [Kim Se-jin, 1970, tr.519]. Cuộc chiến tranh Việt Nam cũng đem lại nguồn lợi ích cho cả Singapore khi nơi này trở thành trạm hậu cần, cung cấp và trung chuyển tất cả các nhu yếu phẩm, nhiên liệu, vũ khí và phương tiện chiến tranh cho quân đội Mỹ. Về điều này, cựu nhà báo Chin Kah Chong (phóng viên chiến trường Việt Nam trong các thập niên 1950 - 1970) đã từng đề cập: “Chỉ riêng khoản xăng dầu và nhiên liệu, mỗi tháng Singapore cung cấp cho Mỹ lượng hàng trị giá 600 triệu đô la”72.

4.3. Quản lý và phân bổ nguồn lực tài chính phục vụ phát triển của hai quốc gia quốc gia

Song song với hoạt động thu hút nguồn vốn, chính phủ Singapore và Hàn Quốc cũng rất chú trọng tới công tác quản lý và phân bổ nguồn vốn nhằm hỗ trợ cho phát triển công nghiệp và xuất khẩu. Có thể khẳng định rằng, việc huy động các nguồn lực cho đầu tư phát triển có ý nghĩa cực kỳ quan trọng trong tăng trưởng kinh tế, tuy nhiên, việc sử dụng chúng một cách hiệu quả mới đóng vai trò quyết định.

4.3.1. Mở rộng các kênh quản lý và cung cấp vốn

Giai đoạn đầu phát triển, Singapore đã huy động và phân bổ nguồn vốn bằng các hoạt động của EDB. Tuy nhiên, thập niên 1970, nhằm mục tiêu quản lý và sử dụng hiệu quả nguồn vốn huy động, Chính phủ Lee Kuan Yew đã lập nên các định chế tài chính, bao gồm Ủy ban tiền tệ Singapore (MAS-Monetary Authority of Singapore), ngân hàng thương mại, ngân hàng thương mại dịch vụ, ngân hàng tiết kiệm bưu điện, công ty tài chính…

72 Tham khảo http://laodong.com.vn/the-gioi/ong-ly-quang-dieu-singapore-va-viet-nam-307815.bld [truy cập ngày 13/8/2015].

109

Hệ thống ngân hàng của Singapore được xây dựng vào năm 1970, phân chia thành hai loại hình nhằm tách riêng 2 hoạt động tài chính trong nước và hoạt động tài chính quốc tế, đó là ngân hàng thương mại, hay còn gọi là các Ngân hàng quốc nội (DBUs - Domestic Banking Units) và Ngân hàng tiền tệ châu Á (ACUs - Asian Currency Units). Bên cạnh đó, Ủy ban tiền tệ Singapore (MAS - Monetary Authority of Singapore) được thành lập từ năm 1971, trực thuộc Bộ tài chính Singapore thực hiện chức năng giám sát các tổ chức tài chính và thực thi chính sách tiền tệ. Ủy ban tiền tệ Singapore (MAS) chịu trách nhiệm đối với tất cả các chức năng Ngân hàng trung ương. Nếu như Ngân hàng quốc nội (DBUs) được thực hiện các giao dịch bằng đồng đô la Singapore, thì các ngân hàng ngoại lại thực hiện các giao dịch tài chính quốc tế với bất cứ đồng tiền nào, trừ đồng đô la Singapore. Chiến lược này của các nhà hoạch định Singapore tỏ ra hiệu quả khi nhanh chóng thiết lập các quan hệ tài chính quốc tế, phát triển tài chính quốc tế song song với việc phát triển ngân hàng trong nước, đồng thời bảo hộ nó bởi sự cạnh tranh của các tổ chức tài chính nước ngoài. Không chỉ khác biệt về chức năng hoạt động, chính phủ Singapore cũng áp dụng các chính sách với sự khác biệt. DBUs giải quyết các công việc chính liên quan đến các khoản tiền gửi và các khoản cho vay bằng đồng nội tệ, chịu sự quản lí chặt chẽ, đồng thời chịu mức dự trữ bắt buộc và thuế cao hơn các ACUs (3% phí nghĩa vụ của phí dư quỹ với MAS, 18% phí nghĩa vụ trong nguồn vốn lưu động). Trong khi đó thì các ngân hàng ACUs được hưởng nhiều ưu đãi hơn. Chính sách thuận lợi của Singapore cho các ACUs được đánh giá là động lực để ngành tài chính quốc tế tại nước này phát triển với tốc độ vượt bậc. So với các nước trong khối ASEAN, Singapore được đánh giá là có thị trường tài chính phát triển nhất. Năm 1975, ở Singapore lãi suất tiền vay và tiền gửi trong nước đã được tự do hóa. Năm 1978, nhằm tạo điều kiện cho các ngân hàng Singapore huy động tối đa nguồn vốn nhàn rỗi trong và ngoài nước để phân phối và sử dụng hiệu quả các nguồn vốn tiền tệ đã huy động được, đáp ứng nhu cầu vốn cho quá trình công nghiệp hóa và hiện đại hóa, chính phủ bãi bỏ hoàn toàn việc kiểm soát ngoại hối. Người nước ngoài được tự do luân chuyển và không hạn chế số lượng giao dịch ngoại tệ. Mặt trái của chính sách này khiến cho Singapore cũng đã phải chịu ảnh hưởng từ Cuộc khủng hoảng tài chính Châu Á năm 1997-1998.

Ở Hàn Quốc, hoạt động phân phối vốn Nhà nước được chính phủ giao cho Hội đồng Quản lý tiền tệ do Bộ trưởng Tài chính đứng đầu (금융통화위원회, Monetary Policy Committee) và Ngân hàng Trung ương Hàn Quốc (핚국중앙은행, Bank of Korea) phụ trách.

Tuy nhiên, mức độ can thiệp của Chính phủ với các định chế tài chính cao hơn nhiều so với ở Singapore. Khi bắt đầu thực hiện Kế hoạch phát triển 5 năm lần thứ nhất năm 1962, chính phủ Park Chung-hee đã tiến hành cải cách, sửa đổi Đạo luật về Ngân hàng Trung ương (중앙은행법) nhằm tăng cường quyền lực của chính phủ về chính sách tiền tệ. Tùy theo mục tiêu của kế hoạch phát triển, Hội đồng quản lý tiền tệ quyết định các khoản cho vay, định lãi suất, định cung tiền và tín dụng cấp nhà nước. Ngân hàng chịu trách nhiệm chi phối hoạt động này, đồng thời cũng có nhiệm vụ chi phối hoạt động của các tổ chức phi ngân hàng bằng cách định ra lãi suất riêng [Cục lưu trữ quốc gia, 2006b]. Nói cách khác, một đặc điểm tổ chức rất quan trọng của các tổ chức tài chính ở Hàn Quốc là toàn bộ hay một phần các cổ phần của chúng, ngay cả các cổ phần của các ngân hàng lớn do Chính phủ nắm giữ.

Bên cạnh những ngân hàng được thành lập trước đó như Ngân hàng phát triển Hàn Quốc (핚국산업은행-Korea Development Bank)…, nhà nước cho phép thành lập hàng loạt các ngân hàng thương mại, ví như Ngân hàng phục vụ công nghiệp có qui mô vừa và nhỏ (1961), Ngân hàng xây dựng nhà ở (1967)... Các ngân hàng này hoạt động nhờ vào các khoản cho vay từ chính phủ và Ngân hàng Trung ương Hàn Quốc. Một đặc điểm nổi bật của các tổ chức tài chính này là toàn bộ hoặc một phần cổ phần của chúng do chính phủ nắm giữ. Theo đó, các ngân hàng này đều chịu sự chi phối và quản lý của chính phủ về nhân sự, ngân sách, thậm chí là hoạt động kinh doanh. Việc cấp tín dụng có ưu đãi cũng được quyết định dành cho cả các nhà sản xuất trong các ngành công nghiệp nặng lẫn những người sử dụng sản phẩm của chúng. Nhà nước nhanh chóng thành lập hệ thống các quỹ riêng để cho vay với lãi suất thấp nhằm khích lệ việc sử dụng sản phẩm của các ngành công nghiệp nặng trong nước như Quỹ dùng máy móc nội địa (설비자금), Quỹ dùng nhà máy chế tạo nội địa (제조공업자금), Ngân hàng xuất khẩu (수출은행)...

Nếu như Hàn Quốc tham gia Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) và Ngân hàng Thế giới từ năm 1955 thì tới năm 1966, Singapore mới trở thành một thành viên của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) và hai năm sau đó mới gia nhập Tổng công ty Tài chính Quốc tế, một chi nhánh của Ngân hàng Thế giới. Những bước đi này của Singapore và Hàn Quốc cho thấy họ đã nhận thức được vai trò và tầm quan trọng của các định chế tài chính quốc tế đối với sự phát triển kinh tế của các quốc gia nói chung, đất nước họ nói riêng. Hiện thực khách quan của toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế đang diễn ra trên toàn thế giới. Hội nhập quốc tế vừa là cơ hội nhưng cũng là thách thức rất lớn

111

cho hai quốc gia, song không thể phủ nhận rằng chính nhờ đó, Singapore và Hàn Quốc đã tìm được sự giúp đỡ lớn trong việc vay vốn, chuyển giao công nghệ, kĩ thuật…để phát triển kinh tế đất nước.

4.3.2. Phân bổ vốn đầu tư vào các ngành công nghiệp trọng điểm

Phục vụ cho các mục tiêu phát triển, chính phủ Singapore và Hàn Quốc đã tập trung phân bổ vốn vào các ngành công nghiệp trọng điểm được xác định theo các giai đoạn phát triển kinh tế.

Singapore là nước đầu tiên ở Đông Nam Á thực hiện chiến lược công nghiệp hoá hướng về xuất khẩu vào những năm 1965 - 1967. Mục tiêu chủ yếu của chiến lược này là xây dựng một hệ thống công nghiệp hiện đại nhằm tạo ra những sản phẩm có chất lượng cao phục vụ xuất khẩu. Chính sách của chính phủ thu hút đầu tư nước ngoài những năm 1960 chủ yếu tập trung vào các công ty đa quốc gia (Multinational Corporations – MNCs) trong lĩnh vực sản xuất. Điều này nhằm mục đích tạo ra nhiều cơ hội việc làm giải quyết vấn nạn thất nghiệp.

Ngay từ những năm 1960, chính phủ Hàn Quốc đã quy hoạch phát triển những khu đất dành riêng cho công nghiệp xuất khẩu ở Seoul, Masan (gần Busan) và Kumi (quê hương của Tổng thống Park, gần Taegu)… Cụ thể, năm 1962, Chính phủ Hàn Quốc đã công bố Kế hoạch xây dựng các khu công nghiệp từ khu vực Tae baek cho đến Ulsan. Theo đó, từ tháng 2/1962, một loạt các nhà máy được xây dựng tại khu công nghiệp Ulsan như nhà máy thép, nhà máy phân bón.. [Tong A Ilbo, 1962]. Ngày 20/7/1968, chính phủ đã quyết định đầu tư 2.600 triệu USD vốn nội - ngoại tệ để xây dựng một nhà máy sản xuất máy móc tổng hợp bằng ở Masan[Cục lưu trữ quốc gia Hàn Quốc (국가기록원), 2015]. Năm 1969, chính phủ đã thông qua Bộ luật phát triển khu công nghiệp. Bộ luật hướng đến mở rộng khu công nghiệp với định hướng xây dựng ít nhất một khu công nghiệp tại trung tâm mỗi tỉnh thành. Điểm đặc biệt chính là tầm nhìn quy hoạch của Park Chung-hee. Ông chỉ thị khoanh vùng các khu công nghiệp. Những khu công nghiệp không gây ô nhiễm được đặt ở những khu vực nông thôn có đất canh tác tốt, để nông dân cùng nhau thay đổi giờ làm việc luân canh giữa nông nghiệp và lao động giản đơn, góp phần tăng thêm thu nhập cho người nông dân. Đối với khu công nghiệp gây ô nhiễm, Tổng thống Park chỉ cho phép đặt chúng ở những vùng khô cằn không canh tác được, giúp cho dân chúng có công ăn việc làm và cải thiện thu nhập. Chính sách này của Tổng thống Park cho thấy ông có tầm nhìn xa rộng trong hoạch định phát triển đồng bộ đất nước.

Bên cạnh việc áp dụng các biện pháp mở cửa hoàn toàn lĩnh vực chế tạo, chính phủ Singapore cũng đã khuyến khích đầu tư nước ngoài vào ngành chế tạo-ngành trọng điểm phát triển. Singapore đã đưa ngành chế tạo trở thành ngành trọng điểm phát triển kinh tế chiếm tỉ trọng gần 30% GDP năm 1980, từ chỗ chỉ chiếm hơn 16% tỉ trọng GDP đầu thập niên 1960 (bảng 4.1).

Hình 4.1 GDP Singapore tính theo lĩnh vực công nghiệp

(tính theo giá thị trường năm 1985, %)

Nguồn: Tổng hợp số liệu từ [Huff, 1994, tr.303]

Từ năm 1970, lúc này các ngành sản xuất sử dụng nhiều lao động đang đứng trước sự cạnh tranh ngày càng gay gắt trên thị trường quốc tế, Singapore đã thay đổi cơ cấu công nghiệp theo hướng phát triển công nghiệp nặng sử dụng nhiều vốn như đóng tàu biển, lọc dầu. Công nghiệp lọc dầu từng bước trở thành trụ cột của nền công nghiệp Singapore. hai đại gia dầu lửa của thế giới là Shell và Essco đã xây dựng nhà máy lọc dầu ở đây khiến cho đến giữa năm 1970, Singapore trở thành trung tâm lọc dầu lớn thứ ba thế giới.

FDI cũng được phân bổ vào các lĩnh vực khác của nền kinh tế. Chính phủ đã thu hút FDI đáng kể đầu tư vào lĩnh vực vận chuyển bằng cách mở đường vận chuyển quốc tế [Elliot Formal - Agnieszka Wojtera, 2013, tr.37]. Cục vận chuyển hàng hải Singapore (Port of Singapore Authority - PSA) thành lập năm 1964 đã cung cấp các

113

dịch vụ có tính hiệu quả và cạnh tranh cho vận tải biển của Singapore73. Tới năm 1975, Singapore ngày càng được mở rộng và trở thành cảng bận rộn thứ tư thế giới về vận chuyển hàng hóa. Ba đối tác thương mại hàng đầu của Sinagpore thời kỳ này là Mỹ, Malaysia và Nhật Bản74.

Dưới tác động của chính sách kinh tế đúng đắn và sự xác định đúng ngành nghề trọng tâm, nên từ sau khi giành được độc lập đến năm 1973, kinh tế Singapore đã chứng kiến sự tăng trưởng mạnh mẽ chưa từng có trong lịch sử phát triển của quốc gia này. Các ngành phát triển nhất gồm ngành dệt may, các sản phẩm điện tử và đồ điện gia dụng, thương mại chuyển khẩu. Trong giai đoạn này, một số ngành công nghiệp như: hóa dầu, các sản phẩm hóa học, các sản phẩm chế tạo từ kim loại, sản phẩm điện tử và đồ điện, linh kiện, máy móc và máy công cụ chính xác phát triển mạnh mẽ.

Trong khi đó, triển khai mục tiêu của các kế hoạch phát triển kinh tế 5 năm, chính phủ Hàn Quốc cũng đã nỗ lực không ngừng để nâng cấp và hoàn thiện cơ cấu kinh tế theo hướng phát triển các ngành có điều kiện cạnh tranh trên thị trường. Vào thập niên 60, Hàn Quốc chú trọng phát triển các ngành công nghiệp nhẹ dựa trên cơ sở khai thác nguồn lao động giá rẻ, giản đơn. Chiến lược phát triển nền công nghiệp dân tộc ở giai đoạn đầu hướng vào thị trường nội địa nhằm cung cấp nhu cầu cấp thiết của người dân. Chiến lược đó vừa thay thế dần nhập khẩu vừa giảm bớt sự mất cân đối nghiêm trọng giữa cung và cầu, góp phần ổn định xã hội. Tuy nhiên, việc giữ định hướng thay thế nhập khẩu nhằm đảm bảo sự độc lập về kinh tế sẽ dẫn tới tình trạng nội địa bị bão hòa và không có cơ hội mở rộng phát triển. Nhận thức được vấn đề này, với sự tư vấn từ các chuyên gia nước ngoài, Tổng thống Park đã nhanh chóng chuyển hướng phát triển kinh tế sang chiến lược công nghiệp hóa hướng tới xuất khẩu. Đây là bước chuyển quan trọng gắn liền phát triển hướng ngoại trên con đường phát triển Tư bản của Hàn Quốc. Những năm 1960, Mỹ trở thành thị trường quan trọng nhất cho hàng xuất khẩu của Hàn Quốc. Nếu vào năm 1961 chỉ có 16,6% hàng xuất khẩu của Hàn Quốc được đưa vào Mỹ thì đến năm 1971, tỷ lệ này đã tăng lên 49,8% [Lee Junkyu, 2012, tr.24]. Điều đó góp phần tăng giá trị xuất khẩu thời kỳ này từ 41 triệu USD (năm 1961) lên 1133 triệu USD (1971), gấp khoảng 28 lần [Charles Havie, 2006, tr.3].

73 Tham khảo thêm tại Port of Singapore Authority - PSA

http://eresources.nlb.gov.sg/infopedia/articles/SIP_577_2005-01-27.html [truy cập ngày 30/8/2015].

74 Tham khảo thêm tại National Archives of Singapore (NAS), Singapore in 1975 [online] http://www.nas.gov.sg/1stCab/7585/travel_exh_Sec1.html [truy cập ngày 30/8/2015].

Từ giữa thập niên 60, luồng đầu tư từ các nước tư bản vào ngành công nghiệp nặng cũng trở thành nguyên nhân cho chuyển đổi cơ cấu kinh tế ở Hàn Quốc ở giai đoạn tiếp theo. Khi nhiều ngành công nghiệp nhẹ ở Hàn Quốc đã đạt tới giới hạn mở rộng phát triển thì vấp phải sự cạnh trạnh của các sản phẩm cùng loại từ các nước có trình độ công nghệ và chi phí lao động thấp hơn. Bên cạnh đó, Hàn Quốc phụ thuộc vào nhiều mặt hàng trung gian phục vụ các ngành nghề chế tạo sản xuất. Vì thế, để phát huy thành

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) nghiên cứu so sánh nguồn lực phát triển của singapore và hàn quốc giai đoạn 1961 1979 62 31 06 (Trang 117 - 126)