.3 Hình ảnh Lễ thỗng xe đường cao tốc 1968-1969 tại Hàn Quốc

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) nghiên cứu so sánh nguồn lực phát triển của singapore và hàn quốc giai đoạn 1961 1979 62 31 06 (Trang 128 - 132)

Hình ảnh người tham dự Lễ thông xe đường cao tốc nối Seoul - Incheon, Seoul -Suwon (1968)

Dân chúng tham gia Lễ thông xe đường cao tốc Kuyngbu nối Busan -

Daegu (1969)

Toàn cảnh Lễ thông xe đường cao tốc Seoul - Daejeon (1969)

Nguồn: [Cục lưu trữ quốc gia Hàn Quốc (국가기록원), 2014].

Hình 4.4 Hình ảnh Phong trào Làng mới (Saemaul Undong)

Dự án Làng mới ở tỉnh Gyeonggi (1972) Dự án Làng mới (1972)

Nguồn: [Cục lưu trữ quốc gia, 2015a]

Ngoài ra, sự phát triển các ngành xuất khẩu hướng ra thị trường nước ngoài làm tăng nhiều nguồn thu nhập ngoại tệ, làm tăng khả năng thanh toán cho Singapore và Hàn Quốc. Đồng thời, nó cũng làm tăng vốn đầu tư phát triển máy móc, kĩ thuật, góp phần phát triển các ngành công nghiệp xuất khẩu và làm tăng khả năng cạnh tranh của hai quốc gia trên trường thế giới. Chính phủ Singapore đã tận dụng thành quả phát triển kinh tế để đầu tư trở lại vào phát triển hệ thống cơ sở hạ tầng, chuyển giao công

119

nghệ, máy móc, kĩ thuật. Cơ sở hạ tầng được nâng cao, sẽ thu hút được thêm nhiều nguồn đầu tư phát triển mới. Nói cách khác, đầu tư - phát triển - đầu tư là vòng tuần hoàn hữu ích, làm nên sự phát triển cho nền kinh tế Singapore và Hàn Quốc. Điều này được thể hiện qua hệ số sử dụng vốn (The incremental capital-output ratio - ICOR) và sự tăng trưởng GDP của hai quốc gia. Mức độ đầu tư cao ở Singapore thể hiện rõ qua việc tăng hệ số sử dụng vốn (ICOR). Hệ số ICOR đã tăng gần gấp đôi, từ con số 2,8 trong giai đoạn 1965-73 lên con số 4,6 ở giai đoạn 1974-83 [Hopf Gregor, 2009, tr.260-261], có nghĩa cứ 4,6 đồng vốn đầu tư làm tăng thêm 1 đồng GDP. Với trường hợp của Hàn Quốc, ICOR cũng tăng gấp 2,5 lần khi ICOR tăng từ 2,0 giai đoạn 1965- 1970 lên 4,8 vào giai đoạn 1975-1980 [Nick Eberstadt, 1995, tr.35]. Hệ số ICOR tăng cao do những điều chỉnh về chiến lược phát triển của hai quốc gia. Tuy vậy, chỉ số này vẫn nằm trong khoảng đầu tư có hiệu quả. Điều này thể hiện qua thực tiễn công tác huy động, phân bổ và sử dụng vốn đầu tư phát triển của hai quốc đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng, đóng góp lớn vào thành công của chiến lược công nghiệp hóa đất nước.

Tiểu kết

Nhìn lại thành quả phát triển của Singapore và Hàn Quốc giai đoạn 1961 -1979, chúng ta có thể khẳng định chính phủ Singapore và Hàn Quốc đã thực thi các chính sách huy động và sử dụng vốn một cách hiệu quả. Các biện pháp thực thi cho thấy những điểm tương đồng cũng như khác biệt.

Hai quốc gia đều biết kết hợp chặt chẽ giữa tư bản nhà nước và tư bản tư nhân trong công nghiệp hóa đất nước. Đồng thời, nhà nước không chỉ chú trọng huy động nguồn vốn mà còn triển khai nhiều biện pháp, phương tiện kết hợp nhằm phân bổ và sử dụng hiệu quả vốn đầu tư. Giai đoạn đầu phát triển, cả Singapore và Hàn Quốc đều tiến hành chiến lược thay thế nhập khẩu, tiếp đó chuyển hướng sang công nghiệp hướng ngoại, đầu tư vào những ngành công nghiệp sử dụng nhiều lao động và sớm tạo ra sản phẩm phục vụ xuất khẩu như ngành dệt vải, may mặc xuất khẩu, lắp ráp.... Đồng thời, cả hai chính phủ cũng chú ý đẩy mạnh phát triển các dự án xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ phát triển công nghiệp, phục vụ xuất khẩu. Vai trò của Chính phủ trong việc ổn định nền kinh tế, tạo môi trường thuận lợi cho tư bản nước ngoài đầu tư, tạo được lòng tin của người dân vào chính quyền. Chính phủ hai nước luôn đánh giá khá

chính xác vị thế, khó khăn, thuận lợi trong tiến trình phát triển kinh tế, từ đó đưa ra những chính sách, những biện pháp kinh tế phù hợp thể hiện sự sáng tạo và nhạy bén. Một trong những cơ sở quan trọng nhất cho sự thành công trong quá trình phát triển kinh tế đó là chính quyền các nước luôn đầu tư ở mức cao để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế (khoảng 30 - 40% GDP), nguồn vốn được tạo ra từ các khoản vay của nước ngoài (chủ yếu là vốn dài hạn) và kêu gọi sự đầu tư trực tiếp từ bên ngoài vào. Nguồn vốn tiết kiệm trong nước là rất lớn, Chính phủ khuyến khích nhân dân gửi tiết kiệm. Ngoài ra, chính phủ hai nước này luôn có chính sách tiền lương hợp lí, chú trọng công tác tái đầu tư để đảm bảo hiệu quả cạnh tranh.

Nếu như Singapore có sự phân biệt rạch ròi giữa nợ nước ngoài và đầu tư nước ngoài và đã tiến hành phát triển dựa vào vốn đầu tư nước ngoài thì Hàn Quốc lại thực thi chiến lược phát triển chủ yếu nhờ vào những khoản vay nước ngoài. Trong khi chính phủ Singapore chủ trương theo đuổi chính sách phát triển tự do hóa thương mại, thì chính phủ Hàn Quốc có sự kiểm soát chặt chẽ hơn về các hoạt động kinh doanh cũng như vấn đề tài chính, thực thi nhiều chính sách, biện pháp khuyến khích xuất khẩu. Và một điểm khác biệt, đó là Hàn Quốc đẩy mạnh phát triển các tập đoàn kinh tế trong nước còn Singapore lại ra sức thu hút sự đầu tư của các công ty đa quốc gia (MNCs).

Tóm lại, vấn đề huy động, quản lý và sử dụng hiệu quả nguồn vốn đã được nhiều quốc gia quan tâm áp dụng, nhưng mức độ thành công không nhiều, thậm chí có nhiều nước thất bại. Singapore và Hàn Quốc đã biến nguồn lực tài chính thành động lực tăng trưởng xuyên suốt các giai đoạn phát triển kinh tế đất nước trong suốt mấy thập kỷ qua.

121

Chƣơng 5

NHẬN XÉT CHUNG VỀ NGUỒN LỰC PHÁT TRIỂN CỦA SINGAPORE - HÀN QUỐC VÀ BÀI HỌC THAM KHẢO

CHO VIỆT NAM

Dựa trên những so sánh về nguồn lực con người cũng như nguồn vốn tài chính của Singapore và Hàn Quốc ở hai chương trước, nội dung chương 5 hướng tới mục đích (1) đánh giá một cách hệ thống về vai trò của nguồn lực con người và nguồn vốn đầu tư đối với sự phát triển của hai quốc gia, (2) liên hệ và đưa ra một vài gợi ý chính sách về định hướng thúc đẩy công nghiệp hóa của Việt Nam trong thời gian tới.

5.1. Nhận xét chung về nguồn lực phát triển của Singapore và Hàn Quốc

5.1.1. Đóng góp của nguồn lực đối với sự tăng trưởng của hai quốc gia giai đoạn 1961-1979 giai đoạn 1961-1979

5.1.1.1. Thành tựu phát triển của Singapore và Hàn Quốc giai đoạn 1961-1979

Trong giai đoạn 1961-1979, quốc gia thành phố Singapore dưới sự lãnh đạo của Thủ tướng Lee Kuan Yew đã chứng tỏ năng lực thích ứng với môi trường kinh tế quốc tế đang thay đổi một cách căn bản. Kinh tế Singapore không ngừng phát triển với sự tham gia mạnh mẽ của các tập đoàn đa quốc gia. Trong khi đó, thông qua các kế hoạch phát triển, Tổng thống Park Chung-hee đã đưa Hàn Quốc chuyển động như một tổ hợp công ty cổ phần toàn quốc xoay quanh ba trục chính, trong đó ngân hàng là trục đảm trách tài chính, công nghiệp và các doanh nghiệp trong nước là trục sản xuất và tiếp thị, còn Nhà nước đảm nhận quản lý và lập kế hoạch. Sự kết hợp hài hòa và đồng bộ đó chính là một trong những bí quyết thành công của hai quốc gia trong giai đoạn này. Đây cũng là cơ sở để hình thành sự tương tác giữa nguồn vốn và nguồn nhân lực huy động được trong quá trình thực hiện mục tiêu đưa Singapore và Hàn Quốc nhanh chóng trở thành nước công nghiệp hóa mới (NICs)81 ở Đông Á. Sau gần hai thập kỷ phấn đấu không mệt mỏi, cả Singapore và Hàn Quốc đã đạt được mục tiêu tham vọng trên.

* Tốc độ phát triển kinh tế

- Tăng tưởng GDP

Như là kết quả của quá trình đẩy mạnh công nghiệp hóa, GDP ở cả hai quốc gia

81 Năm 1979, trong báo cáo "Tác động của các nước Công nghiệp mới trong vấn đề Sản xuất và Mậu dịch trong ngành chế tạo" (The Impact of the Newly Industrialising Countries - on Production and Trade in Manufactures), tổ chức OECD đã đưa ra định nghĩa về các nước Công nghiệp mới (NICs). Theo đó, các nước Công nghiệp mới được định nghĩa là "nhóm các nước - một số nằm trong khu vực OECD - có thị phần sản lượng công nghiệp và xuất khẩu hàng chế tạo tăng lên nhanh chóng từ đầu thập niên 1960 và đặc biệt trong giai đoạn 1970". Vào thời điểm năm 1979, khi đưa ra định nghĩa này, OECD cũng xác định đó là bốn nước ở khu vực Nam Âu (Hy Lạp, Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha, và Nam Tư), hai nước ở khu vực Mỹ Latinh (Brazil và Mexico), bốn nước và vùng lãnh thổ ở khu vực Đông Bắc - Đông Nam Á (Hongkong, Hàn Quốc, Singapore và Đài Loan) [OECD 1979, tr.18].

giai đoạn 1961-1979 cho thấy sự tăng trưởng mạnh mẽ. Mức tăng trưởng GDP bình quân của Singapore giai đoạn 1961 - 1979 xấp xỉ 9,2% (hình 5.1). Sự tăng trưởng giảm thiểu chỉ trong thời gian xảy ra cú sốc dầu mỏ thế giới vào năm 1973 và 1974. Tuy chịu tác động của khủng hoảng dầu mỏ nhưng so với các quốc gia khác, tăng trưởng GDP của Singapore vẫn đạt mức cao. Giai đoạn 1973-1979, tỉ lệ tăng trưởng GDP bình quân đạt 7,2 %/năm. Số cơ sở kinh doanh tăng khoảng 5,5 lần, từ 548 cơ sở (năm 1960) lên tới 3355 cơ sở (năm 1980). Theo đó, số công nhân cũng tăng hơn 10 lần, từ 27.416 người năm 1960 tăng lên tới 285.250 người năm 1980 [Huff, 1994, tr.317].

Trong khi đó, GDP bình quân của Hàn Quốc giai đoạn 1961-1979 đạt khoảng khoảng 9,4 lần. Nếu như thập niên 1950, quy mô GDP của Hàn Quốc được mở rộng chưa tới 2 lần thì thập niên 1960 đã tăng gấp 4 lần và tới thập niên 1970 thì quy mô kinh tế được mở rộng mạnh mẽ tới khoảng 8 lần [Korea Foundation, 2013, tr.24].

Bảng 5.1 Tỉ lệ tăng trƣởng GDP của Hàn Quốc theo các kế hoạch 5 năm137

Đơn vị: % Lần 1 (1962~66) Lần 2 (1967~71) Lần 3 (1972~76) Lần 4 (1977~81) Kế

hoạch Thực tế hoạch Kế Thực tế hoạch Kế Thực tế hoạch Kế Thực tế Tỉ lệ tăng

trưởng GDP 7.1 8.5 7.0 9.7 8.6 10.1 9.2 5.6

Tỉ lệ thất nghiệp 14.8 7.1 5.0 4.5 4.0 3.9 3.8 4.5

Nguồn: [경제기획원, 1982, tr.223]

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) nghiên cứu so sánh nguồn lực phát triển của singapore và hàn quốc giai đoạn 1961 1979 62 31 06 (Trang 128 - 132)