.4 Chi tiêu của Hàn Quốc dành cho quân sự 1960-1980

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) nghiên cứu so sánh nguồn lực phát triển của singapore và hàn quốc giai đoạn 1961 1979 62 31 06 (Trang 109 - 110)

Năm Phí quân sự (tỷ won) % của GDP % của chi tiêu

công cộng 1960 14.7 7.40 35.0 1965 29.9 3.73 31.9 1970 102.4 3.69 23.2 1974 296.8 3.63 29.1 1976 703.8 4.91 32.4 1980 2.257.7 5.81 34.8

Nguồn: Tham khảo [ Moon & Lee, 2009, tr.69-70]

4.2.2. Huy động nguồn lực tài chính bên ngoài

4.2.2.1. Tranh thủ nguồn viện trợ nước ngoài và khoản vay tín dụng

Như đã đề cập ở chương 2, một trong những lợi thế đối với phát triển của Singapre và Hàn Quốc chính là vị trí địa chính trị, địa kinh tế và mối quan hệ hữu hảo với nhiều quốc gia phát triển. Nhờ đó, cả hai quốc gia đều nhận được sự hỗ trợ và chi viện về phương diện vật chất lẫn chuyển giao kỹ thuật.

* Tranh thủ các khoản viện trợ nước ngoài

Xuất phát từ hạn chế thị trường trong nước nhỏ hẹp, hướng đầu tiên trong chiến lược của Singapore là thực hiện chiến thuật "nhảy khu vực" (Leapfrog the region) [Lee Kuan Yew, 2000, tr.75], tức là liên kết với những nước phát triển như Mỹ, Châu Âu và Nhật Bản nhằm tiến hành hoạt động xuất nhập khẩu và đầu tư giữa các bên. Chủ trương này đã được hiện thực hóa nhờ làn sóng đầu tư của Nhật Bản sang các nước Đông Nam Á.

Kết hợp với chiến lược mở rộng kinh tế xuống khu vực Đông Nam Á, từ những năm 60 - 70, khi thực hiện dịch chuyển các xí nghiệp sử dụng nhiều lao động sang Singapore, Nhật Bản đã không ngần ngại cung cấp viện trợ phát triển với khối lượng rất

lớn cho quốc đảo này. Như là kết quả của chuyến đi đòi “nợ máu” (blood debt)60 từ năm 1962, vào tháng 10/1966, Lee Kuan Yew và phía Nhật đã đạt được thỏa thuận trị giá 50 triệu đôla, trong đó một nửa là tiền trợ cấp và một nửa là tiền cho vay [Lee Kuan Yew, 2000, tr.559]. Thêm vào đó, bù đắp cho quyết định rút quân khỏi Singapore cuối thập niên 1960, chính phủ Anh đã kết thúc cuộc thương lượng bằng một gói viện trợ trị giá 50 triệu bảng Anh dưới hình thức hàng hóa và dịch vụ với 25% là viện trợ không hoàn lại, 75% là cho vay [Lee Kuan Yew, 2000, tr.71].

Trường hợp Hàn Quốc cũng tương tự, thậm chí là nhận được nhiều viện trợ hơn so với Singapore. Với vị trí địa chính trị quan trọng thời kỳ đối đầu Đông - Tây, Mỹ đã xem Hàn Quốc như là một địa điểm chiến lược quan trọng cần thiết phải đầu tư phát triển. Tiếp theo thời kỳ trước đó, giai đoạn 1966-1974, viện trợ nước ngoài chiếm khoảng 4,5% GNP của Hàn Quốc và đóng góp gần 20% cho tất cả các tổng mục đầu tư. Cho đến năm 1961, viện trợ của Mỹ với Hàn Quốc chủ yếu là viện trợ kinh tế nhưng giai đoạn tiếp theo lại nghiêng hơn về viện trợ quân sự (Bảng 4.5). Trước năm 1965, Hoa Kỳ đã đóng góp nguồn viện trợ lớn nhất, nhưng sau đó Nhật Bản và các nhà tài trợ quốc tế khác cũng đóng một vai trò ngày càng quan trọng. Trong khoảng thời gian từ 1946-1976, tổng số tiền viện trợ của Mỹ dành cho Hàn Quốc lên tới 12,6 tỷ đôla so với con số 1 tỷ đôla viện trợ của Nhật và 1,9 tỷ viện trợ từ các tổ chức tài chính thế giới [Mason và cộng sự, 1980, tr.165]. Trong cả giai đoạn 1946 - 1980, Hàn Quốc cũng là một trong những nước nhận được nguồn viện trợ lớn nhất của Mỹ61.

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) nghiên cứu so sánh nguồn lực phát triển của singapore và hàn quốc giai đoạn 1961 1979 62 31 06 (Trang 109 - 110)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(180 trang)