Chƣơng 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU
2.2. Cơ sở hoạch định phát triển của hai quốc gia đầu thập niên 1960
2.2.2. Những tiền đề phát triển của hai quốc gia
2.2.2.1. Tiền đề khách quan
Đầu thập niên 1960, cả Singapore và Hàn Quốc đều tiến hành hoạch định chiến lược phát triển trong bối cảnh quốc tế đầy biến động.
* Sự phát triển thần kỳ về kinh tế của Nhật Bản mở ra khả năng rút ngắn quá trình hiện đại hóa nền kinh tế quốc gia.
Trong quá trình hoạch định phát triển, các quốc gia không ngừng tìm kiếm một mô hình phát triển thích hợp. Lúc đó, những thành tựu phát triển “thần tốc” đáng kinh ngạc của Nhật Bản đã làm cả thế giới hướng sự chú ý tới mô hình tăng trưởng kinh tế gắn liền công bằng xã hội.
Khắc phục thiệt hại sau cuộc chiến tranh thế giới thứ hai10, nền kinh tế Nhật Bản đã nhanh chóng phục hồi và có bước phát triển nhảy vọt. Tăng trưởng kinh tế bình quân hàng năm đạt tới 10% thời kỳ 1952-1973. Chính tăng trưởng kinh tế đã phần làm giảm tỷ lệ nghèo đói, thu hẹp khoảng cách chênh lệch về thu nhập giữa các tầng lớp dân cư, nâng tỉ lệ tầng lớp trung lưu (chiếm tuyệt đại bộ phận dân cư với 90%)11.
Với những thành tựu đạt được, Nhật Bản đã vươn tới thời kì phát triển kinh tế “thần kỳ” (kéo dài từ đầu những năm 50 đến đầu những năm 70) hiếm thấy trong lịch sử.
9(“마치도적이든후폐옥을인수핚듯… 정말빈털터리상태였다.”), 박정희 (1997), p.91
10Thất bại trong chiến tranh, nước Nhật chìm trong khủng hoảng trầm trọng về nhiều mặt do bị tàn phá nặng nề về kinh tế: 34% máy móc, 25% công trình xây dựng, 81% tàu biển bị phá huỷ, sản xuất công nghiệp tháng 8/ 1945 tụt xuống còn vài phần trăm so với một vài năm trước đó, và chỉ bằng khoảng 10% mức trước chiến tranh (1934-1936).
11 Sự thành công của Nhật Bản không phải chỉ ở chỗ điều hoà thu nhập giữa khu vực kinh tế nhà nước và khu vực kinh tế tư nhân, mà còn ở khía cạnh điều hoà phúc lợi xã hội, từ đó kích thích sản xuất và tạo ra tăng trưởng mới. Những thành quả tăng trưởng kinh tế đã được “chia lại” tương đối đều cho các tầng lớp xã hội khiến cho nhiều người dân nước này lại có thêm vốn đầu tư để phát triển giáo dục và đào tạo tay nghề.
Đây cũng chính là thời kì mà Nhật Bản đã có những biến đổi ngoạn mục kinh tế trong nước cũng như trong quan hệ với nền kinh tế thế giới. Những biến đổi này có tính liên tục và tăng nhanh về lượng. Đây là thành quả đạt được từ sự nỗ lực của toàn thể nhân dân Nhật Bản, là kết quả từ những chính sách đặc biệt của chính phủ Nhật Bản. Sự phát triển thần kì của kinh tế Nhật Bản trở thành mẫu hình lí tưởng, làm tăng niềm hi vọng rút ngắn thời gian hiện đại hóa cho các quốc gia phát triển [Anne O. Krueger, 2000, tr.97].
* Cuộc cách mạng khoa học - công nghệ hiện đại thúc đẩy quá trình phân công lao động quốc tế
Từ những năm 1950, cuộc cách mạng khoa học - công nghệ thời đại diễn ra mạnh mẽ tạo ra những bước nhảy vọt của lực lượng sản xuất. Nó không chỉ đem lại sự phát triển của lực lượng sản xuất, mà còn tác động mạnh mẽ đến phân công lao động trên phạm vi quốc gia và quốc tế. Chính phân công lao động quốc tế lại tạo ra sự phụ thuộc lẫn nhau giữa các quốc gia trong toàn bộ quá trình sản xuất, cung cấp dịch vụ và các lĩnh vực khác.
Vào đầu thập niên 70, thế kỷ XX, xu thế toàn cầu hóa, hội nhập kinh tế quốc tế đã diễn ra mạnh mẽ. Trong điều kiện mới, muốn phát triển, mỗi quốc gia không chỉ phải tăng cường tiềm lực kinh tế nội sinh của mình, mà còn phải mở rộng giao thương với các nước khác, tham gia tích cực vào quá trình phân công lao động quốc tế. Điều này đòi hỏi mỗi quốc gia phải tự thay đổi cơ cấu kinh tế trong nước cho phù hợp với sự phân công lao động quốc tế. Yêu cầu dịch chuyển nền kinh tế không chỉ là đòi hỏi của bản thân sự phát triển nội tại của nền kinh tế, mà còn là xu hướng quốc tế hóa đời sống kinh tế đang diễn ra mạnh mẽ. Những thay đổi về cơ cấu kinh tế thế giới cũng dẫn tới những thay đổi về thị trường: thị trường của hàng hoá có hàm lượng kỹ thuật cao và thị trường dịch vụ sẽ ngày càng được mở rộng, trong khi thị trường hàng hoá truyền thống sẽ bị thu hẹp và chịu sự cạnh tranh ngày càng gay gắt.
Từ thực tế phát triển của kinh tế trên thế giới cho thấy một nền kinh tế, nếu thu hút được các nguồn lực bên ngoài sẽ có điều kiện thuận lợi để phát triển nhanh chóng.
Ngược lại, nếu bị cấm vận kinh tế, hoặc tự cô lập mình với thế giới bên ngoài sẽ khó có thể phát triển. Sự hình thành mạng lưới sản xuất xuyên quốc gia được hỗ trợ bởi công nghệ thông tin đã làm giảm dần sự cản trở từ không gian. Tri thức, công nghệ, lao động, quản lý, hàng hóa, tiền tệ... không còn bị bó hẹp trong biên giới một quốc gia. Xu thế chuyển sang mục tiêu sản xuất và khai thác thị trường toàn cầu ngày càng trở nên phổ biến. Xu thế đó vừa là cơ sở, vừa là động lực thúc đẩy các quan hệ kinh tế
35
quốc tế phát triển và ngày càng trở nên đa dạng hơn. Việc trở thành bộ phận của phân công lao động quốc tế và tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu sẽ đem lại những lợi ích to lớn đối với các quốc gia.
Là những quốc gia trong cộng đồng thế giới, Singapore và Hàn Quốc đều chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của quá trình quốc tế hóa kinh tế. Đây là những nhân tố khách quan, tác động tới nền kinh tế mỗi nước ở các chiều cạnh khác nhau. Nếu biết "bắt đúng tần sóng" và biết tận dụng để phát triển thì những yếu tố này sẽ là động lực phát triển đất nước. Tuy nhiên, những nhân tố đó cũng chính là thách thức, đòi hỏi các nước đó phải nỗ lực vận động, thích ứng để phát triển. Chính các mối quan hệ quốc tế này giúp Singapore và Hàn Quốc có thể tranh thủ được sự ủng hộ, nguồn viện trợ hay thiết lập thêm mối quan hệ thương mại, đầu tư… để phát triển đất nước. Không những thế, thông qua quá trình hợp tác, Singapore và Hàn Quốc có thể học hỏi thêm không chỉ những bài học kinh nghiệm phát triển, quản lý nền kinh tế mà còn có cơ hội được chuyển giao các công nghệ sản xuất tiên tiến để đẩy nhanh quá trình hiện đại hóa, công nghiệp hóa đất nước.
* Sự phát triển của công ty đa quốc gia (Multinational Company), công ty xuyên quốc gia (Transnational Company) và khuynh hướng mở rộng hoạt động sang các nước đang phát triển
Cùng với xu hướng quốc tế hóa, nền kinh tế của các nước ngày càng phụ thuộc lẫn nhau. Sự phát triển của khoa học, công nghệ trong những năm 1970 đã làm xuất hiện nhiều ngành nghề mới như công nghệ sinh học, điện tử, tin học... Những ngành này đòi hỏi nhiều vốn, kỹ thuật cao cấp mà công ty một quốc gia không thể đủ đáp ứng. Đó là những lí do khách quan dẫn tới sự ra đời của các công ty đa quốc gia. Các công ty đa quốc gia có vai trò rất lớn trong việc cung cấp vốn cho các nước đang phát triển thông qua các hình thức đầu tư trực tiếp hoặc gián tiếp, giúp thu hẹp khoảng cách về công nghệ giữa các nước thông qua việc chuyển giao công nghệ cho các công ty ở các nước đang phát triển
Bên cạnh đó, từ nửa sau thế kỷ XX, các công ty lớn của các nước Tư bản đã mở đầu làn sóng mở rộng hoạt động vượt ra ngoài biên giới quốc gia, thực hiện kinh doanh xuyên quốc gia, lấy thị trường toàn cầu làm hướng hoạt động chính. Chính điều đó đã làm sâu sắc thêm sự phụ thuộc lẫn nhau và hội nhập nền kinh tế thế giới nói chung, với các nước nói riêng. Phần lớn hệ thống sản xuất, phân phối của công ty được chuyển sang các nước kém phát triển hơn, nơi có chi phí sản xuất thấp hơn và có thị trường tiêu thụ tại chỗ. Nói cách khác, sự hình thành và phát triển mạng lưới sản xuất
quốc tế đã đem lại cho hoạt động sản xuất và dịch vụ trên phạm vi toàn cầu những phương thức liên kết mới. Những xu thế trên có ảnh hưởng rất lớn đến quá trình CNH, HĐH ở các nước đang phát triển. Một mặt, nó cho phép các nước đi sau có thể tham gia vào hệ thống phân công lao động quốc tế ngay từ đầu, đảm nhiệm những khâu riêng biệt của mạng lưới sản xuất toàn cầu dù họ chưa thể có một hệ thống công nghệ hoàn chỉnh và hiện đại. Mặt khác, xu hướng sáp nhập và bành trướng vai trò của TNCs cũng đặt ra những thách thức mới cho các nước đang phát triển.
Các công ty xuyên quốc gia đã tác động đến việc phát triển nguồn nhân lực theo cả hai cách trực tiếp và gián tiếp. Thông qua các dự án đầu tư, các công ty xuyên quốc gia đã đào tạo lực lượng lao động địa phương để phục vụ cho nhu cầu hoạt động của công ty mình. Đồng thời sự hoạt động của chúng cũng đã tạo ra rất nhiều cơ hội, động lực cho sự phát triển của lực lượng lao động theo đuổi mục tiêu có thu nhập cao. Đối với các nước đang phát triển, vai trò của các công ty xuyên quốc gia lại càng trở nên quan trọng hơn, nó giúp các nước này phát triển nguồn lực lao động, nhất là đội ngũ lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật và quản lý, từ đó tạo tiền đề quan trọng để nâng cao năng suất lao động tại các nước này. Ngược lại, sự hoạt động của các công ty xuyên quốc gia cũng giúp các quốc gia gắn kết chính sách khuyến khích đẩy mạnh xuất khẩu với các chính sách khuyến khích đầu tư, phát triển dịch vụ nhằm thu hút các công ty xuyên quốc gia vào hoạt động ở nước mình.
Với lợi thế về vị trí địa - chiến lược, sự ổn định về chính trị và những ưu đãi dành cho các nhà đầu tư nước ngoài, Singapore đã được các trung tâm kinh tế lớn của thế giới Mỹ, Anh, Nhật Bản… lựa chọn như là một trong những cơ sở chính để mở rộng hoạt động thương mại và đầu tư cho cả khu vực. Điều đó tạo nên những tác động tích cực, có tính quyết định tới tốc độ hiện đại hóa đất nước của Singapore, đồng thời cũng tạo điều kiện cho kinh tế nước này tiến nhập nhanh chóng vào hệ thống kinh tế thế giới.
* Xung đột giữa các quốc gia có xu hướng tăng cao khiến các nước phương Tây đầu tư vào các vùng liên cận nhằm phục vụ mục đích quân sự.
Thập niên 1960, thế giới vẫn ở trong thời kỳ Chiến tranh lạnh và chạy đua vũ trang giữa hai cực Xô - Mỹ. Xung đột giữa các quốc gia có xu hướng tăng cao. Nhiều cường quốc phương Tây can thiệp quân sự vào các nước thuộc địa. Để phục vụ cho đội quân chinh chiến, các nước phương Tây đã chú trọng đầu tư vào các quốc gia liên cận. Chính sách cung cấp bảo hộ quân sự, viện trợ và đầu tư phát triển của Mỹ và một số
37
nước phương Tây đã tạo điều kiện giúp cho nhiều quốc gia ở Đông Á duy trì được sự ổn định chính trị trong vùng lãnh thổ của họ để tập trung phát triển kinh tế.
Vào giữa những năm 1960, cuộc chiến tranh do Mỹ tiến hành tại Việt Nam đã phát triển đến đỉnh điểm. Với hơn nửa triệu quân Mỹ và quân từ các đồng minh trong khu vực tham chiến, chiến tranh Việt Nam đã trở thành chiến tranh Đông Dương lần 2. Trước những lợi ích từ cuộc chiến tranh Việt Nam, một số quốc gia ở Đông Á, trong đó có Singapore và Hàn Quốc ở mức độ khác nhau và đã được hưởng lợi nhiều từ cuộc chiến tranh đó. Vấn đề này sẽ được đề cập tiếp ở một số phần nội dung tiếp theo của luận án.
2.2.2.2. Những tiền đề chủ quan
a. Những tiền đề phát triển tương tự nhau giữa Singapore và Hàn Quốc
i) Phát triển trong tình trạng thiếu tài nguyên thiên nhiên
Nếu phân chia các nước trên thế giới làm bốn loại A, B, C, D theo mức độ giàu nghèo về tài nguyên thiên nhiên và trình độ kỹ thuật, có thể xếp một số nước như Mỹ, Liên Xô cũ vào loại A - là những nước giàu tài nguyên thiên nhiên và có trình độ kỹ thuật phát triển. Loại B gồm một số nước như Brazil, Indonesia là những nước có tài nguyên thiên nhiên phong phú nhưng kỹ thuật thấp kém. Những nước này có tiềm lực kinh tế mạnh chính nhờ nguồn tài nguyên thiên nhiên và nguồn nhân lực dồi dào. Một số nước Châu Âu và Nhật Bản thuộc loại C - là những nước thiếu tài nguyên thiên nhiên nhưng trình độ kỹ thuật tốt. Loại D là những nước vừa thiếu tài nguyên thiên nhiên vừa thiếu kỹ thuật như Ấn Độ, Ai Cập. Đầu thập niên 1960, Singapore và Hàn Quốc đều được xếp vào nhóm loại D.
Thực tế cho thấy, Singapore là quốc đảo có địa hình thấp. Vùng phía Tây xen lẫn cao nguyên nhấp nhô với một số thung lũng, vùng phía Đông tương đối bằng phẳng song đất canh tác chỉ chiếm 1,9% lãnh thổ, diện tích rừng là 4,5%. Singapore hầu như không có tài nguyên thiên nhiên, ngoài một ít than, chì và đất sét với trữ lượng không đáng kể. Mặc dù Singapore cũng có một vài con sông, suối tự nhiên như Sungei Selebar (15 km), sông Singapore (3.2 km) [National Library Board, 2005]... song vẫn chưa đủ điều kiện để phát triển thủy điện. Do đó, mọi nguyên liệu cần thiết cho sản xuất đều phải nhập khẩu từ bên ngoài, thậm chí là nước ngọt phục vụ nhu cầu thiết yếu. Cố Thủ tướng Lee Kuan Yew từng ví đất nước ông như “một hòn đảo nhỏ không có vùng nội địa, một trái tim không có cơ thể”. Không có nước ngọt và đất canh tác hạn hẹp, người dân Singapore chủ yếu trồng rau và cây ăn quả. Đây chính là nguyên nhân giải thích vì
sao nông nghiệp Singapore không phát triển, phải nhập khẩu phần lớn lương thực và thực phẩm để đáp ứng nhu cầu trong nước.
Về phía Hàn Quốc, trong quá trình phát triển, nước này chỉ có trong tay khoảng gần 10 vạn cây số vuông đất đai, đất rừng núi chiếm 67,2 %, sông suối, hồ chiếm 10,1%, ruộng đất canh tác chừng 22,7% và đất đai lại không bằng phẳng (Nguyễn Vĩnh Sơn, 1999, tr.385). Hơn nữa, khí hậu ở Hàn Quốc, tuy có mùa hè nắng ấm, mưa nhiều thuận lợi cho việc canh nông, ít bão lũ vào mùa thu hoạch, nhưng mùa đông không phát triển trồng trọt được vì thời tiết quá lạnh và khô. Khu vực miền Nam mỗi năm trồng được hai vụ, vùng Bắc Bộ hai năm chỉ trồng được ba vụ hoặc mỗi năm một vụ. Đây là những điều kiện cơ bản hạn chế sự phát triển nông nghiệp Hàn Quốc.
So với Singapore, Hàn Quốc có tài nguyên thiên nhiên phong phú hơn, song vẫn thiếu nguồn nguyên liệu quan trọng cho nền công nghiệp. Nguồn tài nguyên khoáng sản Hàn Quốc có nhiều loại nhưng quá nghèo so với tỷ lệ thế giới bởi trữ lượng ít và không có tính kinh tế. Hàn Quốc có khoảng 300 chủng loại khoáng sản, trong đó chỉ có 140 loại hữu ích và chỉ có thể khai thác để sử dụng không quá 30 loại, trong đó than chiếm 0,02%, quặng chiếm 0,05%, đồng chiếm 0,26%, thiếc 3,4%... Về phân bố, hầu hết than antraxit, quặng sắt tập trung ở Bắc Triều Tiên. Ví dụ, cả nước có trữ lượng 1 tỷ 300 triệu tấn quặng sắt thì 90% phân bố ở Bắc Triều Tiên… Trong 10% quặng sắt còn lại không quá 40% số mỏ quặng có chất lượng tốt… Vì thế, nguyên liệu công nghiệp chủ yếu dựa phần lớn vào nhập khẩu: dầu lửa, than đá, bauxit, lưu huỳnh... Nguyên liệu gỗ, hoá chất đều nhập từ ngoài từ 90 đến 100% [Nguyễn Vĩnh Sơn, 1999, tr. 385].
Về năng lượng, không kể nguồn năng lượng mặt trời, sức gió, Hàn Quốc không có dầu lửa. Nguồn nhiên liệu dựa vào than đá, than gỗ và thuỷ điện chỉ cung cấp chỉ