.2 Mục tiêu kế hoạch 5 năm phát triển kỹ thuật

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) nghiên cứu so sánh nguồn lực phát triển của singapore và hàn quốc giai đoạn 1961 1979 62 31 06 (Trang 65)

Kế hoạch Mục tiêu kế hoạch

Kế hoạch 5 năm phát triển kỹ thuật lần 1 (1962 - 1966)

- Đảm bảo 601.763 nhân lực kỹ thuật để hoàn thành kế hoạch 5 năm phát triển kinh tế lần thứ nhất

- Chuẩn bị cơ sở nhằm nâng tiêu chuẩn kỹ thuật kém phát triển lên mức tiêu chuẩn của nước công nghiệp hóa hiện đại

Kế hoạch 5 năm phát triển kỹ thuật lần 2 (1967 -1971)

(1) Phát huy tối đa sự phát triển não bộ của con người - nguồn gốc tạo nên tính sáng tạo và phát triển chức năng - khởi nguồn của năng suất lao động.

(2) Bồi dưỡng năng lực tự chủ của khoa học kỹ thuật thông qua việc thúc đẩy các hoạt động nghiên cứu công nghệ (3) Tăng cường phát triển công nghiệp và năng lực khoa học kỹ thuât và công nghệ tri thức thông qua áp dụng hiệu quả tri thức kỹ thuật khoa học tiên tiến.

(4) Hình thành tập quán khoa học trong đời sống xã hội của phương thức tư duy

triển kỹ thuật lần 3 (1972 - 1976)

(2) Đẩy mạnh xuất khẩu

(3) Cách tân kinh tế nông - ngư nghiệp (4) Đảm bảo an ninh quốc gia

(5) Hình thành tập quán khoa học Kế hoạch 5 năm phát triển kinh tế lần 4: kế hoạch lĩnh vực khoa học kỹ thuật (1977 -1981)

(1) Củng cố nền tảng phát triển khoa học kỹ thuật và mở rộng năng lực phát triển kỹ thuật tự chủ thông qua cải tiến chất lượng nhân lực khoa học kỹ thuật và mở rộng - tăng cường năng lực phát triển nghiên cứu

(2) Tập trung phát triển các ngành công nghiệp tri thức, xúc tiến đổi mới kỹ thuật và phát triển kinh tế thông qua phát triển chiến lược kỹ thuật công nghiệp cao.

(3) Mở rộng khoa học kỹ thuật vào đời sống nhân dân trên toàn quốc

Nguồn: [Moon Hae-Joo(문해주)- Kang Huyn-Kyu (강현규)- Yoo Jee-Yeon (유지연), 2010, tr. 6]

Những thực tế trên cho thấy việc sử dụng và phát huy nguồn lực con người ở hai quốc gia luôn được gắn chặt với chiến lược phát triển kinh tế. Ở giai đoạn đầu, khi tiến hành chiến lược công nghiệp hóa thay thế nhập khẩu, chính phủ đã chú trọng xây dựng những ngành công nghiệp sử dụng nhiều lao động để giải quyết vấn nạn thất nghiệp, đáp ứng nhu cầu việc làm cho người dân. Tiếp đó, khi chuyển sang chiến lược hướng tới xuất khẩu, lợi thế về nguồn nhân lực sẵn có mới thực sự được tận dụng và mang lại hiệu quả cao trong các ngành công nghiệp xuất khẩu sử dụng nhiều nhân công.

ii) Đề cao vai trò của giáo dục đào tạo trong phát triển nguồn lực con người

Sau khi giành độc lập, chính phủ Singapore cho rằng để quốc đảo có thể tiếp tục tồn tại, Singapore không có con đường nào khác là đầu tư vào nguồn vốn con người thông qua giáo dục, đào tạo. Quan điểm trên được thể hiện trong nhiều bài diễn văn và phát ngôn của các nhà lãnh đạo Singapore đương thời. Tại kỳ họp Quốc hội tháng 12 năm 1965, Bộ trưởng Giáo dục Singapore Ong Pang Boon tuyên bố: “... Giáo dục vẫn được cung cấp đầy đủ và sẽ tiếp tục tạo nên sự tiến bộ. Đó là bởi vì

57

Chính phủ đã hiểu rõ rằng, đầu tư vào giáo dục là rất quan trọng đối với tiến bộ kinh tế và xã hội”17.

Mặt khác, giáo dục và đào tạo cũng là động lực chủ yếu mà thông qua đó mỗi cá nhân có cơ hội phát triển ngang nhau, tạo ra sự phát triển công bằng. Trong các bài phát biểu, Thủ tướng Lee Kuan Yew từng nhấn mạnh rằng nếu thắng trong cuộc đua giáo dục sẽ thắng trong cuộc đua kinh tế18. Tức là nếu giáo dục được đầu tư phát triển, đào tạo ra được nguồn nhân lực chất lượng cao sẽ góp phần đưa đất nước tới thành công. Qua đó có thể nhận thấy tư tưởng chỉ đạo nhân tài lập nước, đặt con người vào vị trí trung tâm của chiến lược phát triển.

Về phía Hàn Quốc, trước thời kỳ cầm quyền của Tổng thống Park Chung-hee, chính phủ Lee Seung-man (1948 - 1960) đã tìm cách phát huy truyền thống hiếu học của Đông Á và thực hiện nhiều biện pháp giáo dục - đào tạo, nên ít nhiều tạo được sự phát triển của nguồn nhân lực. Tuy nhiên, mục tiêu mở rộng giáo dục, đào tạo ở giai đoạn này mới chỉ đáp ứng được nguyện vọng học tập của người dân, chưa gắn chặt và bổ trợ cho mục tiêu phát triển kinh tế. Với nhận định văn hoá truyền thống là một động lực tiềm tàng cho quá trình công nghiệp hoá do chính phủ thực hiện, Tổng thống Park Chung-hee coi văn hoá và giáo dục là nền kinh tế thứ hai [Ban biên soạn 40 năm lịch sử giáo dục, 1988, tr.7-8]. Bởi vậy, chính sách văn hóa giáo dục đã trở thành một phần không thể tách rời của chính sách kinh tế.

iii) Đầu tư cao cho phát triển giáo dục

Cùng với việc đề cao vai trò của giáo dục, cả Singapore và Hàn Quốc đều tập trung đầu tư cho phát triển giáo dục. Những năm 1960-70, Singapore có mức đầu tư cho giáo dục vào loại cao nhất ở châu Á. Trong thời gian đó, chi phí cho giáo dục bình quân hàng năm chiếm khoảng 20% tổng ngân sách quốc gia [Oshima, 1990, tr.170]. Nhà nước tăng trợ cấp cho công tác giáo dục - đào tạo với nỗ lực cung cấp một nền giáo dục phổ cập, mở ra nhiều trường dạy nghề, mở ra cơ hội lớn lao cho tất cả người dân hiện thực hóa tiềm năng của mình bất kể tình trạng thu nhập thấp kém của cha mẹ.

17 Nguyên văn: “...education is still amply provided for, and will continue to make progress. This is because the Government fully realizes that investment in education is crucial to economic and social progress…” [Ong Pang Boon, 1965, tr.1].

18 Chủ trương này từng được Lee Kuan Yew khẳng định trong bài phát biểu nhân kỷ niệm Ngày độc lập năm 1967: “...Về lâu dài, nó (giáo dục) làm nên chất lượng của thế hệ trẻ, điều sẽ quyết định tương lai của chúng ta. Và chúng ta phải đầu tư vào nó nhiều hơn bất kỳ ngành nào khác... Trường học sẽ đào tạo học sinh, sân chơi sẽ giúp chúng khỏe mạnh và cường tráng. Nhưng quan trọng hơn, nó sẽ dạy cho học sinh những tiêu chuẩn cao về hành vi cá nhân, những chuẩn mực tốt và xấu, đúng và sai của xã hội. Nếu không có những giá trị này, một thế hệ biết chữ có thể nguy hiểm hơn một thế hệ hoàn toàn thất học....” [Lee Kuan Yew, 1967, tr.3].

59

Bảng 3.3 Ngân sách nhà nƣớc dành cho giáo dục của Singapore giai đoạn 1961-1979

Năm Chi tiêu chính phủ Singapore dành cho giáo dục (S$) 1961 67.649.800 1962 82.307.400 1963 94.643.700 1964 103.357.600 1965 112.805.500 1966 124.075.700 1967 135.040.600 1968 149.800.000 1970 184.586.000 1971 200.725.500 1972 210.935.200 1973 265.353.000 1974 334.470.000 1975 391.429.800 1976 405.914.100 1977 416.228.700 1978 458.952.000 1979 555.355.500

Nguồn: tổng hợp số liệu của [Department of Statistics, 1971, tr.152] và [Department of Statistics, 1981, tr.18&21]

Trong khi đó, ngân sách đầu tư cho giáo dục ở Hàn Quốc cũng đã có sự lũy tiến. Kể từ năm 1977, kinh phí đầu tư cho giáo dục thường duy trì trên mức 15% so với tổng ngân sách chính phủ, nâng tổng chi phí cho giáo dục của nước này lên một vị trí cao đáng kể so với nhiều nước đang phát triển trong cùng giai đoạn [xem bảng 3.4]. Ngoài ra, các gia đình người Hàn với truyền thống hiếu học, coi trọng bằng cấp cũng được đánh giá là đã tham gia tích cực, đầu tư cá nhân cao cho giáo dục con cái.

Bảng 3.4 Ngân sách nhà nƣớc và ngân sách Bộ giáo dục của Hàn Quốc giai đoạn 1961-1979

Đơn vị: triệu đôla

Năm Ngân sách nhà nƣớc (A) Ngân sách Bộ Giáo dục (B) B/A (%)

1961 69.423 7.598 15,2 1962 69.481 10.367 14,9 1965 94.652 15.331 16,2 1970 446.273 78.478 17,6 1973 659.374 118.431 17,9 1975 1.586.931 227.926 14,4 1979 5.213.435 884.924 16,9 Nguồn: tổng hợp từ [Bộ giáo dục (문교부), 1980, bảng 28]

Hình 3.2 Tỷ lệ % chi tiêu giáo dục trong tổng chi tiêu của hai quốc gia

Đơn vị: %

Nguồn: Tác giả tính toán từ số liệu của [Department of Statistics, 1971, tr.152] và [Department of Statistics, 1981, tr.18&21]; [Bộ giáo dục (문교부), 1980: bảng 28].

61

Trên cơ sở mục tiêu và các giải pháp trên, cả Singapore và Hàn Quốc đều nỗ lực phát triển và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực của đất nước họ. Phần tiếp đây sẽ đề cập tới những nỗ lực đó.

a. Phát triển giáo dục phổ thông

Một đặc điểm dễ nhận thấy trong chính sách phát triển giáo dục của Singapore và Hàn Quốc là coi trọng đào tạo phổ thông - đào tạo kiến thức cơ bản.

Trên cơ sở của hệ thống giáo dục chính quy theo kiểu nước Anh được áp dụng từ năm 186819, chính phủ Singapore đã tiếp tục khiển khai nhiều chính sách, biện pháp nhằm nâng cao chất lượng giáo dục. Các ưu tiên tại thời điểm đầu thập niên 60 thế kỷ XX là cung cấp miễn phí giáo dục tiểu học toàn cầu với ba đặc điểm chính. Thứ nhất, đối xử công bằng đối với cả bốn nhóm giáo dục là tiếng Malay, tiếng Hoa, tiếng Tamil và tiếng Anh; thứ hai, thiết lập tiếng Malay là ngôn ngữ quốc gia; thứ ba, nhấn mạnh vào nghiên cứu Toán học, Khoa học và kỹ thuật. Triết lý đằng sau những mục tiêu trên là "duy trì cơ hội bình đẳng cho mọi công dân, thiết lập sự hiệp nhất trong đa dạng và thiết lập một chương trình đào tạo cho thế hệ mới nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển hiện đại, công nghiệp và công nghệ của xã hội tương lai"20 [Ministry of Education,

1966]. Bên cạnh vai trò "giáo dục sự đoàn kết dân tộc và khoan dung trong một đa chủng tộc, đa ngôn ngữ và xã hội đa văn hóa" [Singapore, 1965a], trọng tâm cơ bản của chính sách giáo dục của Singapore là "đáp ứng nhu cầu của công nghiệp hóa của Singapore" [Singapore, 1965b].

Đầu những năm 60, chính phủ Singapore tiến hành sáp nhập các trường của các nhóm cộng đồng dân tộc và tiến hành thống nhất chương trình giảng dạy trong cả nước. Trong khoảng thời gian 1960 - 1965, số trẻ đăng ký vào trung học đã tăng gấp đôi (Xem Bảng 2.3). Đây được xem là lực lượng dự bị lao động trong lĩnh vực toán học và khoa học cơ bản.

19 Những di sản của người Anh trong thời gian dài thuộc địa như cơ cấu chính trị, luật pháp, ngôn ngữ, kinh nghiệm buôn bán thương mại... trở thành một trong những yếu tố tích cực đối với sự phát triển của Singapore. Dưới sự cai trị của thực dân Anh, Singapore đã nhanh chóng phát triển thành đô thị thương điếm, hải cảng, từ đó tạo nên sự cấp thiết phát triển các trường dạy học. Hệ thống giáo dục chính quy theo kiểu nước Anh được áp dụng từ năm 1868, những người tốt nghiệp được gửi sang học tiếp tại các trường đại học nổi tiếng Cambridge và Oxford. Bản thân Lee Kuan Yew và nhiều quan chức chính phủ cũng từng tốt nghiệp đại học ở Anh.

20 Ministry of Education (1966), Progress in Education in Singapore, 1959 to 1965 (dẫn theo [Goh & Gopinathan, 2008], [Fredriksen & Tan, 2008]).

Bảng 3.5 Số học sinh nhập học tiểu học và trung học ở Singapore

Năm Tiểu học Trung học

1959 272.254 48.723 1960 290.576 59.314 1961 307.981 67.857 1962 324.697 72.308 1963 341.620 84.425 1964 353.622 99.592 1965 362.672 114.736 1966 370.899 132.088 1967 373.437 144.448 1970b 364.000 146.000 1972 354.936 161.371 1975b 328.000 176.000 1980b 297.000 170.000

Nguồn: tổng hợp số liệu từ [Goh & Gopinathan, 2006, tr.12]; b: [Department of Statistics, 1960-1982]

So với Singapore, Hàn Quốc thi hành chính sách miễn phí giáo dục tiểu học muộn hơn. Mặc dù, Hiến pháp và Luật giáo dục của nước Cộng hòa Hàn Quốc năm 1949 nêu rõ về cung cấp giáo dục bắt buộc miễn phí song thực tế tới năm 1979 mới được thực thi. Trước đó, học sinh phải đóng "chi phí bồi dưỡng" như là "phí môn học". Bất chấp điều này, tỷ lệ nhập học tiểu học sau chiến tranh vẫn tăng lên nhanh chóng, đạt gần 100% cho đến cuối thập niên 1960. Trong khoảng thời gian từ 1961 - 1979, chính phủ Hàn Quốc tiến hành cải cách giáo dục chú trọng tới phát triển số lượng [Lee Jong-jae, 2006, tr.3], nhằm phát triển nhanh nguồn nhân lực một cách thích hợp để phục vụ trực tiếp cho quá trình công nghiệp hoá. Để đáp ứng sự gia tăng nhanh chóng số lượng học sinh, Hàn Quốc đã tăng cường bổ sung kinh phí, số lượng giáo viên và phương tiện dạy học trong những năm 1960. Hệ thống trường học được mở rộng, bao gồm cả trường công và trường tư. Vào năm 1974, các trường THPT mở được thành lập cung cấp các khóa học buổi tối đặc biệt dành cho những người đã bỏ lỡ giáo dục chính quy. Ngoài ra, chương trình xoá mù chữ và nâng cao tri thức cho người lớn tuổi

63

cũng được thực hiện thông qua các tổ chức giáo dục như Hội Bà mẹ (엄마회), Hội Nữ sinh viên (여성학생회)…

Bảng 3.6 Tỷ lệ tăng của học sinh phân cấp theo trƣờng 1952 - 1975 ở Hàn Quốc

Đơn vị: % Trƣờng 1952-1960 1960-1970 1970-1975 Cấp 1 5,4 4,7 -0,5 Cấp 2 7,7 9,6 9,0 Cấp 3 8,8 8,4 13,7 - Phổ thông 13,6 6,7 15,5 - Chuyên nghiệp 3,6 10,7 11,5 Đại học 14,5 6,7 8,9 Nguồn: [McGinn, 1980, tr.6]

Về phía Singapore, chính sách song ngữ mà nước này thực hiện là một điểm khác biệt so với giáo dục của Hàn Quốc. Chính phủ Lee Kuan Yew xuất phát từ sự đa dạng về tộc người và văn hóa của Singapore (như đã phân tích ở chương 2) đã triển khai chủ trương đào tạo song ngữ. Chủ trương này nhằm biến tiếng Anh thành ngôn ngữ chung, làm cầu nối cho mọi công dân có nguồn gốc tộc người khác nhau. Ông Lee Kuan Yew cho rằng tiếng Anh là phương tiện quan trọng nhất, nhanh nhất để tiếp cận văn hoá, công nghệ của thế giới. Học tập và sử dụng tiếng Anh trong giao tiếp thường ngày sẽ giúp chắt lọc những tinh hoa nhân loại để hoà chung vào công cuộc phát triển của đất nước. Từ năm 1966, chính phủ Singapore qui định tất cả học sinh ở cấp tiểu học buộc phải học song ngữ (Tiếng Anh và tiếng mẹ đẻ). Đây là bước ngoặt vô cùng quan trọng, không những góp phần tạo dựng bản sắc quốc gia - dân tộc Singapore, mà còn là chìa khoá để mở cửa vào thế giới phương Tây, đồng thời tạo ra sự bình đẳng, cơ hội tìm kiếm công ăn việc làm cho mọi người dân Singapore21. Chủ trương của PAP22 và của Lee Kuan Yew là dùng tiếng Anh như một ngôn ngữ cho thương mại và kỹ

21 Việc lựa chọn ngôn ngữ phổ thông là tiếng Anh, chứ không phải tiếng Hoa (dân số Singapore đa số là gốc Hoa chiếm 75%), đã xua đi sự hoài nghi của các nước láng giềng nhìn Singapore như là một nước Trung Hoa thứ ba (ngoài Trung quốc Đại lục và Đài Loan). Theo thống kê từ đầu những năm 80, 90% trong số những người được phỏng vấn trả lời muốn tự gọi mình là người Singapore với một bản sắc dân tộc mới (dẫn theo [Phạm Đức Thành, 2001:148]).

22 PAP (tên viết tắt của People Action Party) - Đảng Nhân Dân Hành Động nắm quyền ở Singapore từ khi nước này được thành lập cho đến nay.

thuật, hay nói cách khác là dùng tiếng Anh như một công cụ kinh tế23. Trước lợi ích thiết thực từ việc học tập tiếng Anh, ngày càng có nhiều phụ huynh gửi con họ tới các trường học đào tạo bằng Anh ngữ. Từ 49% học sinh đăng ký học ở hệ thống trường này năm 1960, đã tăng lên tới 66% năm 1970 và 91% năm 1979 [Goh & Gopinathan, 2006, tr.106]. Nguyên nhân của trào lưu này cũng xuất phát từ vấn đề kinh tế. Kinh tế Singapore đã gắn chặt chẽ với thế giới bên ngoài, đặc biệt là với các quốc gia phát triển, nơi mà ngôn ngữ quốc tế sử dụng trong buôn bán, thương mại là tiếng Anh. Hơn nữa, tất cả tập đoàn đa quốc gia ở Singapore - nơi mà nhân viên luôn được chào đón - đều sử dụng ngôn ngữ tiếng Anh. Có thể nói rằng, sau khi được truyền bá và rồi trở thành ngôn ngữ độc tôn trong tất cả mọi lĩnh vực, tiếng Anh đã góp phần tạo điều kiện thuận lợi cho việc thu hút FDI vào và giúp Singapore thích ứng nhanh với toàn cầu hóa hơn so với Hàn Quốc.

b. Đào tạo nghề nghiệp

- Đào tạo hướng nghiệp

Một trong những đặc điểm của giáo dục ở Singapore là tất cả các học sinh ở cấp

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) nghiên cứu so sánh nguồn lực phát triển của singapore và hàn quốc giai đoạn 1961 1979 62 31 06 (Trang 65)