Một số lý thuyết phát triển và khái niệm liên quan

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) nghiên cứu so sánh nguồn lực phát triển của singapore và hàn quốc giai đoạn 1961 1979 62 31 06 (Trang 34 - 40)

Chƣơng 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU

2.1. Tổng quan về nguồn lực phát triển

2.1.1. Một số lý thuyết phát triển và khái niệm liên quan

2.1.1.1. Lý thuyết phát triển

Trong các lý thuyết phát triển kinh tế trước đây, khi đề cập tới các yếu tố tác động tới tăng trưởng kinh tế, các nhà nghiên cứu thường nhắc tới 4 yếu tố nguồn lực chủ yếu là vốn, lao động, tài nguyên đất đai và công nghệ nghèo sẽ phát triển nhanh khiến cho dòng vốn chảy ra khỏi nước giàu. Vì lý do đó mà sẽ có sự hội tụ quốc tế về tốc độ tăng trưởng và thu nhập, nghĩa là khoảng cách giữa nước giàu và nghèo ngày càng thu hẹp dần. Tuy nhiên, do thiếu bằng chứng thuyết phục cũng như thực tế cho thấy khoảng cách giữa các quốc gia giàu và nghèo ngày càng tăng nên mô hình Solow sau đó bị từ bỏ.

* Lý thuyết tăng trưởng Nội sinh (Endogenous Growth Theory) được Mankiw, Romer và Weil phát triển từ lý thuyết phát triển ngoại sinh và công bố năm 1992. Đây là mô hình được coi trọng hiện nay, ngoài biến số lao động thông thường và công nghệ, các nhà nghiên cứu đã thêm vào biến số về vốn nhân lực. Mô hình giải thích sự chênh lệch thu nhập giữa nước nghèo và nước giàu và cho rằng quá trình hội tụ về thu nhập giữa các nước chỉ xảy ra có điều kiện. Kết quả của mô hình là tại trạng thái dừng

25

(steady state) của hai quốc gia dù có cùng tỉ lệ tiết kiệm, tỉ lệ tăng dân số nhưng thu nhập của hai quốc gia vẫn có thể khác nhau nếu có tích lũy vốn nhân lực khác nhau.

Qua đây chúng ta có thể nhận thấy, trong các lý thuyết về phát triển các nhà nghiên cứu thường sử dụng biến số con người (lao động) và nguồn vốn tài chính. Đầu thập niên 60, Singapore và Hàn Quốc có điểm chung là nghèo tài nguyên thiên nhiên, đất canh tác hẹp và kĩ thuật công nghệ chưa cao. Khi hoạch định chiến lược phát triển, chắc chắn chính phủ hai quốc gia đều phải tính toán tới khả năng vận dụng hai yếu tố còn lại. Do đó, luận án sẽ sử dụng Lý thuyết nghiên cứu Tân cổ điển trên cơ sở mở rộng các biến ngoa ̣i sinh . Mô hình nghiên cứu gồm các biến như tăng trưởng kinh tế ; nguồn vốn đầu tư phát triển; nguồn lực con ngư ời và độ mở thương ma ̣i . Trong mô hình này, các biến n ội sinh được coi là yếu tố đầu vào bao gồm vốn tài chính, nguồn lực lao động; còn biến ngoa ̣i sinh là độ mở thương ma ̣i. Ở đây, luận án sẽ sử dụng biến độ mở thương ma ̣i vì từ th ập niên 1960 là thời kỳ nền kinh tế Singapore và Hàn Qu ốc tiến hành hội nhập kinh tế, chuyển đổi cơ c ấu và độ mở thương mại trở thành yếu tố trung tâm của chính sách kinh tế. (World Bank, 2000).

2.1.1.2. Các khái niệm liên quan

Để làm rõ đối tượng nghiên cứu của đề tài, ở mục này chúng tôi đề cập tới một số khái niệm chính yếu.

Mặc dù thuật ngữ “nguồn lực phát triển” được rất nhiều nghiên cứu đề cập tới, tuy nhiên, những quan điểm ban đầu về nguồn lực phát triển thường không được trình bày rõ ràng, có sự khác biệt hoặc thiếu sự gắn kết với quá trình phát triển kinh tế. Điều này phụ thuộc vào quan điểm, cách nhìn nhận của mỗi nhà nghiên cứu. Thêm vào đó, nhóm xã hội với đặc trưng về cộng đồng văn hóa và tôn giáo có thể đặt ra những giá trị khác nhau đối với nguồn lực, dẫn tới sự khác biệt trong quan niệm về nguồn lực. Để cắt nghĩa cho cụm từ này, cần thiết phải tiến hành khảo sát ý nghĩa của các thuật ngữ liên quan.

i. Nguồn lực (resource):

Từ “nguồn lực” không được giải nghĩa trong Từ điển tiếng Việt (2005), song nếu ghép những từ đơn là “nguồn” (tr.692) và “lực” (tr.597) thì nguồn lực có thể hiểu là nơi bắt đầu, nơi phát sinh hoặc là nơi cũng cấp sức mạnh. Cụm từ “nguồn lực” xuất hiện trong Từ điển tiếng Anh Oxford Advanced Learrner‟s Dictionary là resource(s) - những thứ cung cấp cho một quốc gia, một tổ chức hoặc một cá nhân có thể sử dụng, đặc biệt nhằm mục đích làm tăng sự giàu có (thịnh vượng). [Oxford Advanced Learrner‟s Dictionary, 1995, tr. 999].

ii. Phát triển (development):

Trong từ điển bách khoa Việt Nam, khái niệm “Phát triển” được định nghĩa như sau: “Phát triển là phạm trù triết học chỉ ra tính chất của những biến đổi đang diễn ra trong thế giới… Mọi sự vật và hiện tượng của hiện thực không tồn tại trong trạng thái bất biến, mà trải qua một loạt các trạng thái từ khi xuất hiện đến lúc tiêu vong”. [Hội đồng quốc gia chỉ đạo biên soạn Từ điển bách khoa Việt Nam, 2003, tr.424] )

Về điều này, V.I. Lê-nin cũng từng nhận định “Sự phát triển là một cuộc đấu tranh giữa các mặt đối lập” [Cowen, 2003, tr.78] trong khi UNESCO nhấn mạnh rằng, khái niệm phát triển phải bao gồm các nhân tố kinh tế và xã hội, cũng như các giá trị đạo đức và văn hóa, quy định sự nảy nở của phẩm giá con người trong xã hội. Nếu như con người là nguồn lực của phát triển, nếu như con người vừa là tác nhân lại vừa là người được hưởng, thì con người phải được coi chủ yếu như là sự biện minh và là mục đích của phát triển… [Don Adams & Janet Adam, 1968, tr.243).

Qua đây có thể nhận thấy, định nghĩa của UNESCO không chỉ bao hàm nội dung kinh tế, xã hội mà còn chú trọng tới nội dung đạo đức và văn hóa, nhấn mạnh tới chủ thể con người.

Gerard Crellet trong cuốn sách “Cơ cấu và chiến lược phát triển kinh tế” (1989) đã định nghĩa: “Phát triển là quá trình một xã hội đạt đến thỏa mãn các nhu cầu mà xã hội đó coi là cơ bản” (tr.7). Với định nghĩa này Gerard Crellet cho rằng phát triển là một quá trình và xã hội chỉ được coi là phát triển khi nó biết sử dụng nguồn của cải để thỏa mãn những nhu cầu cơ bản. Qua đó, ta có thể nhận thấy định nghĩa này không chỉ bao hàm nội dung kinh tế mà còn hàm ý cả nội dung xã hội. Đây là định nghĩa phù hợp và sẽ được chúng tôi sử dụng phân tích về sự phát triển của Singapore và Hàn Quốc.

iii. Nguồn lực phát triển (development resources):

Từ khái niệm “nguồn lực” và “phát triển” ở trên, khi nói đến “nguồn lực phát triển” thì người ta thường nghĩ ngay tới nguồn lực phát triển kinh tế, tức là những yếu tố được sử dụng trong sản xuất hàng hóa hoặc cung cấp dịch vụ. Nói cách khác, người ta đồng tình với quan điểm của các học giả phương Tây. Họ cho rằng nguồn lực phát triển là những yếu tố đầu vào được sử dụng để tạo ra của cải hay giúp cung cấp dịch vụ nhằm đạt tới mục tiêu phát triển. Việc khai thác các nguồn lực này từ góc độ lợi thế so sánh tuyệt đối đã là “nguồn gốc của cải của các dân tộc” (Adam Smith) hay góc độ lợi thế so sánh là cơ sở của sự thịnh vượng dựa trên ngoại thương (David Ricardo).

27

Bàn về giá trị sức lao động, về địa tô, vốn tư bản và khoa học kĩ thuật, C. Mác cũng đã đề cập tới trong phương thức sản xuất Tư bản chủ nghĩa.

Nguồn lực kinh tế có thể được chia thành các nguồn lực con người như lao động, quản lý và các nguồn lực không phải con người như đất đai, tư liệu sản xuất, vốn và công nghệ. Nhiều nhà nghiên cứu phân chia nguồn lực gồm hai loại là nội lực và ngoại lực, trong đó nội lực quyết định đối với sự phát triển, trong khi ngoại lực có vai trò quan trọng, bổ sung cho nội lực. Nội lực được phát huy mới thu hút và sử dụng hiệu quả được ngoại lưc. Nội lực được tăng cường mới đảm bảo cho sự độc lập tự chủ về kinh tế và thực hiện thành công hội nhập kinh tế quốc tế. Hoặc có những ý kiến cho rằng, trong số các nguồn lực, nguồn tài nguyên thiên nhiên được xếp vào dạng nguồn lực bất biến, trong khi nguồn lao động, nguồn vốn đầu tư, khoa học - công nghệ được coi là nguồn lực khả biến.

Trong tác phẩm Tìm hiểu bản chất và nguồn gốc của cải của các dân tộc xuất bản năm 1776, Adam Smith đã nhận định nguồn lực chủ yếu gồm ba loại là: yếu tố sản xuất, bao gồm vốn, sức lao động và đất đai. Nhiều trường phái và học thuyết kinh tế - chính trị sau này đều đồng thuận với quan điểm của Smith và bổ sung thêm các nguồn lực mới cũng như đánh giá mức độ của từng nguồn lực đối với quá trình phát triển kinh tế. C. Mác với tác phẩm Tư bản đã phân tích kinh tế với chính trị, triết học và đưa ra những kết luận về phương thức sản xuất Tư bản chủ nghĩa, trong đó nhấn mạnh đến giá trị thặng dư (gắn với lao động), năng suất lao động (gắn với tiến bộ kỹ thuật), những lợi thế so sánh (địa tô)… Theo đó, các nguồn lực có thể là của cải vật chất, là tài nguyên thiên nhiên, là sức lao động hoặc là các tài sản vật chất khác. Ngoài ra, thực tế cũng tồn tại ý kiến phân chia nguồn lực phát triển thành 4 yếu tố chủ yếu là vốn, lao động, tài nguyên đất đai và công nghệ kĩ thuật. Tác giả luận án sẽ đề cập đến những ý kiến này khi phân tích các lý thuyết phát triển ở trên.

iv. Nguồn lực con người và nguồn vốn đầu tư

Đầu thập niên 1960, trong bối cảnh cả Singapore và Hàn Quốc hoạch định phát triển trong điều kiện khó khăn về tài nguyên thiên nhiên với sự yếu kém về công nghệ kỹ thuật. Ở luận án này, chúng tôi tập trung nghiên cứu nguồn lực con người (vốn nhân lực) và nguồn vốn đầu tư.

- Nguồn lực con người hay Vốn nhân lực (Human Capital):

Liên Hợp Quốc nhận định, nguồn nhân lực là tất cả những kiến thức, kỹ năng, kinh nghiệm, năng lực và tính sáng tạo của con người có quan hệ tới sự phát triển của

mỗi cá nhân và của đất nước. Trong khi đó, Ngân hàng thế giới cho rằng: nguồn nhân lực là toàn bộ vốn con người bao gồm thể lực, trí lực, kỹ năng nghề nghiệp… của mỗi cá nhân. Như vậy, ở đây nguồn lực con người được coi như một nguồn vốn bên cạnh các loại vốn vật chất khác: vốn tiền tệ, công nghệ, tài nguyên thiên nhiên. Quan điểm của chúng tôi là không nên coi toàn bộ lao động là vốn bởi sức lao động chỉ trở thành vốn khi nó được sử dụng để sản xuất ra các yếu tố đầu vào cho quá trình tái sản xuất.

Khái niệm vốn nhân lực (Human Capital) được đề cập đầu tiên bởi chuyên gia kinh tế học cổ điển Adam Smith (1723-1790) trong tác phẩm “An Inquiry into the Nature and Cause of the Wealth of Nations”: “Sự tích lũy những tài năng trong quá trình học tập, nghiên cứu hoặc học việc thường đòi hỏi chi phí. Đó là tư bản cố định đã kết tinh trong con người. Những tài năng đó tạo thành một phần tài sản của anh ta và của xã hội”. [Adam Smith, 2007, tr.217].

Johann Henrich Von Thunen (1783-1850) từng nhận định “Một dân tộc có nhiều người học tập cao sẽ tạo ra nhiều thu nhập hơn là một dân tộc không được học tập. Một dân tộc được học tập nhiều hơn cũng sở hữu một tư bản lớn hơn, lao động đó đem lại nhiều sản phẩm hơn” [theo Gara Latchanna & Jeilu Oumer Hussein, 2007, tr.7 ].

Qua đây ta có thế thấy vốn con người được định nghĩa như tập hợp những năng lực sản xuất mà một cá nhân thu được nhờ tích luỹ những hiểu biết tổng quát hay đặc thù, những kỹ năng và sự thành thạo... Khái niệm “vốn” diễn tả ý niệm một dự trữ phi vật thể quy cho một người, có thể tích luỹ và hao mòn.

- Nguồn vốn (Capital)

Thuật ngữ “vốn” được giải thích trong Từ điển kinh tế hiện đại như sau:

Capital - tư bản/vốn: một từ dùng để chỉ một yếu tố sản xuất do hệ thống kinh tế tạo ra. Hàng hoá tư liệu vốn là hàng hoá được sản xuất để sử dụng như yếu tố đầu vào cho quá trình sản xuất sau. Vì vậy, tư bản này có thể phân biệt được với đất đai và sức lao động, những thứ không được coi là do hệ thống kinh tế tạo ra. Do bản chất không đồng nhất của nó mà sự đo lường tư bản trở thành nguyên nhân của nhiều cuộc tranh cãi trong lý thuyết kinh tế. [Từ điển kinh tế học hiện đại, 1999, tr. 129].

Vốn là biểu hiện bằng tiền tất cả các nguồn lực đã bỏ ra để đầu tư. Các phạm trù vốn, tài sản và đầu tư tồn tại đan xen nhau. Có vốn mới thực hiện được đầu tư và kết quả của đầu tư lại tạo ra tài sản và vốn. Vốn đầu tư là toàn bộ những chi tiêu để làm tăng hoặc duy trì tài sản vật chất trong một thời kỳ nhất định. Vốn đầu tư thường

29

thực hiện qua các dự án đầu tư và một số chương trình mục tiêu quốc gia với mục đích chủ yếu là bổ sung tài sản cố định và tài sản lưu động. Vốn đầu tư sản xuất được chia thành vốn đầu tư vào tài sản cố định và vốn đầu tư vào tài sản lưu động. Hoạt động đầu tư cho sản xuất là việc sử dụng vốn đầu tư để phục hồi năng lực sản xuất cũ và tạo thêm năng lực sản xuất mới. Nói cách khác, đó là quá trình thực hiện tái sản xuất các loại tài sản sản xuất.

Nếu xét trên phương diện vĩ mô nền kinh tế, nguồn vốn đầu tư bao gồm 2 loại chính: Nguồn từ trong nước và nguồn vốn từ nước ngoài. Nguồn nước ngoài đưa vào dưới dạng đầu tư trực tiếp, đầu tư gián tiếp, các khoản vay nợ, viện trợ, kiều hối…

Trong khuôn khổ luận án này, chúng tôi tập trung nghiên cứu về nguồn vốn đầu tư dựa trên phương diện vĩ mô như đã đề cập ở trên.

v. Tăng trưởng kinh tế (economic growth)

Đây là một trong những khái niệm cơ bản nhất trong kinh tế học về phát triển. Trong ngôn ngữ thông thường, khái niệm “tăng trưởng” thường được sử dụng tương đồng với khái niệm “phát triển”, bởi tăng trưởng đóng vai trò thiết yếu định hình mức độ phát triển. Tuy vậy, trên phương diện lý thuyết, các nhà kinh tế cho rằng cần thiết phân định giới hạn giữa hai khái niệm diễn tả một ý nghĩa gần tương đồng. Cho tới nay có nhiều cách hiểu về khái niệm này.

Từ điển bách khoa Việt Nam đã đưa ra định nghĩa rằng: “Tăng trưởng kinh tế là sự gia tăng sản lượng thực tế theo thời gian của một nền kinh tế, góp phần quan trọng đối với sự phồn vinh chung của xã hội…” .

Nhà kinh tế học Simon Kuznet (1901-1985) đưa ra định nghĩa về tăng trưởng kinh tế, được giới kinh tế học tiếp nhận. Theo ông, “Tăng trưởng kinh tế của một đất nước có thể được định nghĩa như là sự tăng lên trong thời kỳ dài năng lực cung cấp cho dân cư những sản phẩm kinh tế ngày càng phong phú, năng lực tăng trưởng không ngừng đó được xây dựng trên cơ sở kĩ thuật tiên tiến và sự điều chỉnh tương ứng của chế độ và ý thức tư tưởng cần có”. [Simon Kuznet, 1963, tr.1].

Như vậy, qua hai định nghĩa tiêu biểu trên có thể nhận định, tăng trưởng kinh tế chính là sự tăng lên về số lượng, chất lượng, tốc độ và quy mô sản lượng của nền kinh tế trong một thời kỳ nhất định. Sự tăng trưởng được so sánh theo các thời điểm gốc sẽ phản ánh tốc độ tăng trưởng. Đó là sự gia tăng quy mô sản lượng kinh tế nhanh hay chậm so với thời điểm gốc. Quy mô và tốc độ tăng trưởng là "cặp đôi" trong nội dung khái niệm tăng trưởng kinh tế.

Tăng trưởng kinh tế được coi là cơ sở để thực hiện hàng loạt vấn đề kinh tế, chính trị, xã hội. Tăng trưởng kinh tế nhanh là vấn đề có ý nghĩa quyết định đối với mọi quốc gia trên con đường vượt lên sự lạc hậu, hướng tới giàu có, thịnh vượng. Tăng trưởng kinh tế tạo điều kiện giải quyết công ăn việc làm, giảm thất nghiệp. Do đó, tăng trưởng kinh tế khiến cho mức thu nhập của dân cư tăng, phúc lợi xã hội và chất lượng cuộc sống của cộng đồng được cải thiện như kéo dài tuổi thọ, giảm tỷ lệ

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) nghiên cứu so sánh nguồn lực phát triển của singapore và hàn quốc giai đoạn 1961 1979 62 31 06 (Trang 34 - 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(180 trang)