Kỹ thuật sử dụng thuốc trừ cỏ.

Một phần của tài liệu BÀI GIẢNG CANH TÁC HỌC doc (Trang 103 - 105)

- Dùng các vật dụng công nghiệp để che tủ đất trồng.

5.7.5. Kỹ thuật sử dụng thuốc trừ cỏ.

Tác dụng diệt cỏ của thuốc và ảnh hưởng của thuốc đối với cây trồng phụ thuốc

vào loại thuốc, lượng thuốc dùng và kỹ thuật sử dụng thuốc. Phải tuỳ cây trồng, tuỳ

thời kỳ sinh trưởng của cây trồng, cỏ dại và tuỳ loại cỏ dại mà chọn loại thuốc, lượng

dùng và kỹ thuật sử dụng cho thích hợp để tăng khả năng diệt cỏ, giả m ảnh hưởng xấu đến cây trồng.

a. Liề u lượng thuốc: Liều lượng thuốc dùng được tính bằng kg chất tác dụng cho

1 ha. Thuốc sản xuất thường được trộn thêm chất phụ gia để tăng khả năng hoà tan hoặc thấ m nước của thuốc nên tỷ lệ chất tác dụng trong thuốc luỳ loại và tuỳ nơi sản

xuất. Thuốc lạ i có thể ở dạng bột, hạt hoặc dung dịc h cho nên phải quy từ thuốc sản

xuất sang chất tác dụng theo tỷ lệ phần tră m trong thuốc.

Nếu dùng dạng bột, dạng hạt hoặc cát bón trực tiếp trên đồng ruộng thì cần bón đều lượng thuốc đã tính. Nếu phun ở dạng dung dịc h thì tuỳ theo công cụ phun mà hoà tan trong khối lượng nước khác nha u. Dụng cụ là bình bơm đeo vai thì hoà tan trong 400-600 lit nước/ha. Bằng máy phun động cơ là 100-200 lít nước/ha, phun bằng máy

bay thì chỉ dùng 5-25 lít nước/ha.

b. Kỹ thuật phun: Khi phun thuốc phải phun cho thật đều và phun đủ lượng thuốc

cho diện tích đã định. Nếu phun không hết thuốc, lượng thuốc ít không đủ hại cỏ và nếu phun không hết diện tích thì cỏ không bị diệt hết hoặc phun trùng lặp quá nhiề u lần

Có hai cách phun thuốc diệt cỏ sau:

- Phun lên lá : Thường dùng các loại thuốc tiếp xúc hoặc các loại thuốc xâ m nhập

vào cây qua lá khi trên ruộng không có cây trồng. Cũng có thể dùng các loại thuốc có

tác dụng diệt cỏ chọn lọc cao không hại cây trồng.

Khi phun cần chú ý một số điể m sau:

+ phun lúc cỏ còn non dễ mẫn cảm với thuốc, nhưng cây trồng đã ổn định cao đối

với thuốc. Không phun khi cây trồng sinh trưởng mạnh hoặc cây trồng đang ra hoa kết

quả.

+ Tăng khả năng dính bám của thuốc lên cây bằng cách trộn thêm các chất dính

bám vào dung dịch thuốc. Không phun khi lá ướt hoặc mưa.

+ Hỗn hợp các loại thuốc diệt cỏ với phân bón để tăng khả năng diệt cỏ và tăng

sức đề kháng của cây.

+ Hạn chế ảnh hưởng của thuốc đối với rễ cây. Ví dụ đối với lúa nên giữ một lớp nước mỏng, cây trồng cạn không nên tưới nước, xới xáo ngay sau khi phun thuốc.

+ Đối với một số cây trồng mẫn cảm với thuốc nên phun định hướng để ít rơi trên

cây, hoặc dùng dụng cụ che đậy cho cây tránh thuốc tiếp xúc với cây.

- Xử lý đất (bón hoặc phun thuốc vào đất). Thường dùng các loại thuốc xâ m nhập

vào cây qua rễ. Trong các vụ gieo cấy cần xử lý đất để diệt các loại cỏ mọc từ hạt vì hạt cỏ chỉ mọc mầ m ở lớp đất mặt, rễ cỏ ăn nông dễ dàng bị thuốc là m hại. Tuỳ theo

loại thuốc, loại cây có các cách xử lý sau đây:

+ Xử lý trước khi gieo: Thuốc bón vào đất trước khi gieo hạt, bón hoặc phun đều

trên mặt đất sau khi là m đất để diệt mầ m cỏ đối với những cây trồng hạt nhỏ, gieo nông và thường dùng các loại thuốc có thời gian tồn tại trong đất ngắn, dễ bị phân giải như

PCPNa, 2,4- D. Ở vùng khô hạn hoặc gieo cây sớm không nên dùng biện pháp này. + Xử lý nga y sau khi gieo. Những cây trồng hạt to, gieo sâu, thời gian nảy mầm dài, mùa khô hạn sau khi gieo hạt người ta san bằng mặt ruộng rồi phun một lớp thuốc

lên mặt. Hạt cỏ mọc mầm ở lớp đất nông bị thuốc là m hại, còn cây trồng gieo sâu

không bị ảnh hưởng. Sau khi sử lý thuốc không nên xới đảo đất hoặc tưới nước.

+ Xử lý trước khi hạt nảy mầ m. Mùa khô lạnh, thời gian nảy mầ m của hạt cây

trồng và cỏ dại dài. Cây trồng chuẩn bị mọc mầm thì cỏ dại đã xất hiện, khi đó phun

một lớp thuốc trên mặt để diệt cỏ dại.

+ Xử lý sau khi mọc mầm,. Phun thuốc lên lá cỏ và cây trồng lúc cỏ dại còn non. Phun các loại thuốc có tính chọn lọc cao không hại cây. Thường trừ cỏ hai lá mầm cho

lúa, ngô, lúa mì...

+ Xử lý trong thời gian sinh trưởng của cây trồng. Một số cây xới xáo nhiề u có

thể dùng thuốc trừ cỏ sau khi xới xáo để hạn chế, diệt cỏ trong gia i đoạn sau.

*Các dạng thuốc trừ cỏ thường dùng trong nông nghiệp.

lỏng, không màu hoặc có màu vàng nâu, nâu sẫm, đôi khi có màu xanh lá, có trường

hợp thể nhão. Loại thuốc này thường được viết tắt là EC, khi dùng pha với nước tạo

thành dạng nhũ tương để phun trừ cỏ dại.

Ví dụ: VIBUTA 32ND, VIBUTA 62ND, VIOSAT 480DD, VITANIL 60ND, TILLER SUPER,

- Thuốc bột (viết tắt là D): Chế phẩ m ở thể rắn, dưới dạng những hạt mịn, dùng

để phun thẳng lên cỏ dại hoặc phun lê n mặt đất khi đã cày xới hoặc bón vào đất để diệt

trừcỏ dại.

Loại thuốc này có nhược điểm là khi phun hoặc bón vào đất, thuốc dễ bị gió thổ i

bay, gây ảnh hưởng đến các loại cây trồng khác, hiệu quả sử dụng thấp vì vậy ít được

phát triển.

- Thuốc bột pha nước (viết tắt là WP hay SP): chế phẩ m ở thể rắn, dưới dạng bột

mịn, được pha trong nước tạo thành dạng dung dịc h dùng phun lên lá hoặc đất để trừ

cỏ dại.

Ví dụ: IV 2,4-D 80 BTN, VIDIU 80 BTN, VILAPON 80 BHN, VISIMAZ 80 BTN.

- Thuốc dạng hạt (viết tắt là G hoặc DG): thuốc ở thể rắn, có dạng hạt lớn hoặc

nhỏ, dùng để rắc lên mặt ruộng hoặc bón vào đất.

Ví dụ: VIBUTA 5H, SATURN 6H.

* Khi sử dụng các chế phẩ m trên để diệt cỏ chúng ta cần chú ý một số đặc điểm

sau:

Một phần của tài liệu BÀI GIẢNG CANH TÁC HỌC doc (Trang 103 - 105)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)