Các biện pháp thực hiện tăng vụ.

Một phần của tài liệu BÀI GIẢNG CANH TÁC HỌC doc (Trang 50 - 54)

2. Luân canh cây trồng.

3.3. Các biện pháp thực hiện tăng vụ.

3.3.1. Xe n canh.

* Khái niệ m: Xen canh là việc trồng nhiều loại cây trồng trên cùng một mảnh đất trong cùng một thời gian.

VD: Ngô - Lạc

* Ý nghĩa của trồng xen:

- Trồng sen có ý nghĩa về mặt tăng vụ. Khi chung sống mỗi cây vẫn có đặc điểm

năng suất đó không được tối đa thì ít nhất năng suất của quần xã cũng phải hơn năng

suất tối đa của một ruộng cây trồng riêng rẽ.

- Trồng xen không những là m tăng số vụ thu hoạch trong năm mà còn có ý nghĩa giả m chi phí đầu tư, tận dụng tiềm năng của đất. Do đó thường được áp dụng ở

những nơi đất ít, người đông cần tăng vụ.

- Thời gian đầu khi mỗi cá thể của từng loại cây còn nhỏ thường đủ điều kiện

cho sự phát triển bình thường, thời gian cuối cần cho sự phát triển tối đa thì chỉ còn lại

một loại cây (khi thời gian sinh trưởng lệch nhau), nê n cả hai giai đoạn đều được phát

triển bình thường, do đó năng suất từng cây trong quần xã cao tương đương khi trồng

riêng rẽ. Năng suất này thấp hơn so với trồng riêng rẽ là do giai đoạn cuối có sự cạnh

tranh.

- Bằng hình thức trồng xen con người đã tận dụng tốt hơn các điều kiệ n tự nhiên và những ưu thế của quần xã.

+ Về khí hậ u: Trồng xe n đã tận dụng thêm ánh sáng nhất là giai đoạn đầu (lúc

cây trồng còn nhỏ) để cây trồng thê m có thể hoàn chỉnh một giai đoạn khá dài của chu

kỳ sinh trưởng.

+ Về dinh dưỡng đất: Trồng xen, nếu đất có độ phì khá thì đây là cách tận dụng đất, cùng với tận dụng ánh sáng để cho sản phẩm hữu cơ. Nếu đất thiếu dinh dưỡng, nhưng để được thêm một vụ cây trồng trên cùng mả nh đất, con người sẽ phải đáp ứng

yêu cầu của cây bằng công nghiệp khai thác và sản xuất phân bón.

Mỗi loại cây trồng khi sinh trưởng sẽ lấy thiên về một loại dinh dưỡng. Do đó

khi trồng xe n, lượng dinh dưỡng trong đất sẽ bị lấy đi một cách cân bằng hơn. Mặt

khác khi trồng xen với các cây họ đậu, do khả năng cố định đạm của các cây họ đậu

nên cây trồng xen với nó sẽ được cung cấp một lượng đạm khá cao.

- Bên cạnh những điều trên trồng xen còn tạo ra những ưu thế của một quần xã: + Các quan hệ tương hỗ (phù trợ): Tăng cường sự trao đổi chất dinh dưỡng qua đất của các nguyên tố đa lượng, vi lượng và các chất kích thíc h tố.

+ Sự tổng hợp các tác động có lợi vào đất như: Hạn chế cỏ dại hại cây trồng, hạn

chế ánh nắng rọi trực tiếp vào đất, hạn chế những ảnh hưởng sấu đến tính chất vật lý và hoá học khi nước mưa xói trực tiếp vào mặt đất, đất bị chặt, bị bạc màu rửa trôi, tăng

thêm tính chất vật lý, hoá học, sinh học tốt cho đất cùng với sự tăng thê m lượng rễ và các chất hữu cơ cho đất.

* Nguyên tắc trồng xen: Để phát huy những ưu thế của trồng xen cần chú ý thực

hiện những điều dưới đây:

- Về thời gia n sinh trưởng của cây: Người ta thường chọn các cây có thời gian

sinh truởng khác nha u để giai đoạn sau của cây (giai đoạn phát triển tối đa) không

trùng nhau. Ở trường hợp này có thể trồng mỗ i cây với mật độ tương tự như mật độ

trồng thuần. Trồng như vậy có thể điều hoà và thoả mã n tối đa các điều kiện sống.

- Sự khác nhau về hình thái:

+ Hình thái rễ: Rễ ăn sâu và ăn nông, rễ ăn rộng và ăn hẹp.

+ Hình thái lá và tán lá: Có thể là tán tròn nằm ngang và lá dài nằ m xiên, tán lá hình tháp và hình cầu.

+ Hình thái thân: Thân cao và thân thấp, thân đừng và thân bò, phân cành nhiều

và phân cành ít.

- Nhu cầu về ánh sáng, nước và dinh dưỡng. Các trường hợp có thể xẩy ra:

+ Anh sáng: Nếu hai cây cùng yêu cấu ánh sáng nhiều (nhất là gia i đoạn cuối)

thì phải có thời gia n sinh trưỏng khác nhau (VD ngô xen lạc) hoặc nếu có thời gian sinh trưởng như nha u thì một hoặc cả hai cây phải giả m mật độ so với trồng thuần (VD

ngô xen với khoai lang). Nếu có sự cạnh tranh về yêu cầu ánh sáng, một yếu và một

mạnh, thì có thể có cùng thời gian sinh trưởng với mật độ từng cây trong trồng xen như

trồng thuần (VD ngô và đậu tương).

+ Nước: Các cây trồng xen phải thích ứng với nước ở trong đất như nhau, hoặc

là cùng ở đất ngập nước hoặc là ở đất ẩm.

+ Dinh dưỡng: Thường người ta trồng xen các cây có nhu cầu N, P, K về lượng

và tỷ lệ khác nhau từ một đến vài nguyê n tố, hoặc thời kỳ nhu cầu khác nhau để luôn

luôn thoả mãn nhu cầu mỗi cây và vì thế cho cả quần xã. Trong sự khác nhau ấy có cả

hiện tượng một cây thì nhu cầu ở đất, một cây có thể tích luỹ được từ không khí ( một

cây sử dụng, một cây bồi dưỡng).

Ví dụ: xen giữa các cây nhu cầu nhiều đạm như ngô với cây bộ đậu cố định được đạm.

- Vấn đề sâu bệnh: Các cây được trồng xen thường phải nhiễ m sâu bệnh khác

nha u và phải có khả năng đề kháng cao.

VD: Không trồng cà chua gần kề hay trồng sau các cây trồng ký chủ như bắp, bông

vải, đậu, ớt…

- Vấn đề môi trường: Khi môi trường phong phú (ánh sáng, nước và dinh

dưỡng, sâu bệnh ít). Việc trồng xen có thể không phải đặt ra những vấn đề trên. Người

ta có thể trồng xen nhiều cây (các cây ăn quả ở phía Nam nước ta trong điều kiện có

nhiề u ánh sáng, có thể xen nhiều cây với nhiều tầng lá và với khối lượng chất hữu cơ

trên cùng một đơn vị diện tích khá cao), hoặc tăng mật độ của mỗi cây, hoặc nhu cầu

về ánh sáng, nước, dinh dưỡng và thời gian sinh trưởng có thể giống nhau. Dù sao

người ta vẫn thấy nếu các cây có sự khác nha u thì trong điều kiện môi trường phong

phú do tự nhiên (khí hậ u, đất đai), do con người (thâ m canh hay đầu tư thấp) vẫn lợi hơn là trường hợp các cây trồng có sự giống nhau.

- Vấn đề vị trí của các cây xen: Trồng xen mỗi cây thành từng hàng riêng biệt

hay từng băng riêng biệt có lợi cho việc tận dụng ánh sáng, tận dụng đất và việc tưới nước hoặc cơ giới hoá.

* Khái niệ m: Là hình thức gieo hạt hay trồng cấy cây sau vào giai đoạn cuối

của cây trồng trước. Hoặc có thể nói một cách khác là đem gieo cây trồng sau vào giữa

hàng hoặc bên cây trồng trước trong thời kỳ sinh trưởng về sau và thu hoạch sau cây

trồng trước một khoảng thời gian dài. Hình thức trồng gối được áp dụng nhằ m tăng vụ

hoặc trong trường hợp cây trước kết thúc hơi chậm so với kế hoạch dự định.

VD: Ngô

Khoai la ng.

* Ý nghĩa, tác dụng của trồng gối:

- Đả m bảo thời vụ, đảm bảo năng suất (do đả m bảo điều kiện khí hậu tốt).

- Có thể lợi dụng những điều kiện thuận lợi cho cây trồng sau do sinh trưởng dưới

tán lá của cây trước (nhiệt độ đất và không khí), ẩ m độ đất và không khí (giả m cỏ dại)

mọc mầ m dễ dàng hoặc cây sau hồi xanh nhanh chóng.

- Việc áp dụng trồng gối cũng có những khó khăn cho thu hoạch cây trước, đồng

thời có thể là m tổn thương phần nào rễ, thân lá cây sau.

* Nguyên tắc trồng gố i:

- Khi thực hiệ n trồng gối, vấn đề đáng được quan tâm nhất là thời điể m và quãng thời gian trồng gối (từ lúc trồng gối đến lúc thu hoạch của cây trước).

+ Thời điểm trồng gố i là ngày tháng bắt đầu của cây sau nhằ m đảm bảo khí hậ u

tốt nhất là gia i đoạn cuối của cây trồng sau.

+ Quãng thời gian trồng gối phải đả m bảo cho cây sau có thể sinh trưởng được

bình thường ít bị ức chế bởi cây trồng trước (thân cây, tán lá) hoặc ngược lại.

Thời gian này là quãng thời gia n đầu cây con sinh trưởng chậ m hoặc quãng thời gian sau cây trước giả m dần tán lá che phủ.

Thời điể m ra hoa là thời điể m cây đạt chỉ số lá cao nhất sau đó giả m dần. Vì vậy

thời điểm trồng gối thường trước hoặc sau thời gian ra hoa của cây trước một ít. Ngày nay do chọn được nhiều giống cây trồng ngắn ngày nên quãng thời gian trồng gối thường ngắn, cây trước và cây sau không ảnh hưởng lẫn nhau. Thường trồng gối dưới

một tháng tức là sau thời gian ra hoa của cây trước.

Nếu cần phải trồng gối sớm và quãng thời gian gố i dài. Trong trường hợp này cây sau tuy bị ảnh hưởng (bị ức chế khá nhiều vì thiế u ánh sáng) nhưng sau khi thu hoạch cây trước, cây sau lớn nhanh và gia i đoạn sau, cây sau vẫn đủ điều kiện thuậ n lợi, sinh trưởng tốt và cho năng suất cao. Khi xác định cây sau sinh trưởng mạ nh, thời gian gối

sớm, cây sau có thể ảnh hưởng cây trước nhưng cây sau có giá trị kinh tế cao hơn và

còn đảm bảo cho các cây sau nữa trong hệ thống cây trồng một năm thì người ta vẫn

tiến hành trồng gối sớm (đay gối ngô).

* Tăng vụ đối với cây nhiều năm (cây công nghiệp và cây ăn quả): Mục đích

kiểu trồng này là để lấy ngắ n nuôi dài, hoặc bố trí hài hoà giữa những loại cây trồng

với nhau mà có tác động hỗ trợ theo chiều hướng có lợi.

gian đầu (thời kỳ kiến thiết cơ bản) có thể trồng các cây khác cho thu sản phẩ m như ca

cao hoặc là các cây khác như ngô, lúa... Sẽ có mấy loại hình chính sau đây:

+ Cây nhiều năm với cây nhiều năm: Cao su - ca cao, cà phê - chuối..

+ Cây nhiều năm với cây ít nă m: Cao su - chuối, lạc, lúa, ngô, đậu...hình thái này

thường phổ biến ở nước ta. Đặc biệt là các Nông trường trồng cây công nghiệp.

+ Cây chắn gió bên ngoài, cây hàng nă m bên trong. Đây là hình thức nông lâm

kết hợp

Bài 3

Một phần của tài liệu BÀI GIẢNG CANH TÁC HỌC doc (Trang 50 - 54)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)