Nguyên nhân lựa chọn của cây đối với thuốc trừ cỏ.

Một phần của tài liệu BÀI GIẢNG CANH TÁC HỌC doc (Trang 101 - 102)

- Dùng các vật dụng công nghiệp để che tủ đất trồng.

5.7.3. Nguyên nhân lựa chọn của cây đối với thuốc trừ cỏ.

Một trong những tác dụng của thuốc trừ cỏ là tính chọn lọc (của thuốc) đối với

cây. Tác dụng chọn lọc của thuốc là phản ứng của cây khác nhau đối với thuốc hay

phản ứng của cây đối với các loại thuốc khác nhau. Tác dụng chọn lọc của thuốc tuỳ

thuộc vào nhiề u điều kiện và có tính chất tương đối. Cùng một loại thuốc nếu phun lên lá thì diệt cây nhưng bón vào đất thì lạ i không hại cây. Chính vì vậy muốn diệt cỏ, bảo

vệ cây trồng thường dùng các loại thuốc có tác dụng chọn lọc.

Tác dụng chọn lọc của thuốc do các nguyên nhân sau: - Các loại cây có cấu tạo hình thái khác nhau:

Những cây thuộc lớp ha i lá mầ m lá thường to, nằm ngang, điể m sinh trưởng ở đầu ngọn đầu cành lộ ra ngoài ít được bảo vệ bởi các bẹ lá. Khi phun thuốc lên lá, thuốc dính bám vào lá nhiề u, khả năng xâm nhập của thuốc vào cây lớn. Thuốc tiếp

xúc ngay với điể m sinh trưởng. Chính vì vậy, những cây hai lá mầ m dễ bị các loại

thuốc phun lê n lá phá hoại. Nhưng những loại cây ha i lá mầm có rễ cọc ăn sâu, khi

phun thuốc lên mặt đất rễ ít tiếp xúc với thuốc, rễ không bị thuốc làm hại.

Cây một lá mầ m thường nhỏ, mọc xiê n, điể m sinh trưởng thường nằm trong bẹ

lá. Khi phun thuốc lên lá thuốc ít được lá giữ lại, thuốc không tiếp xúc nhiều với điểm sinh trưởng. Chính vì vậy khi phun lê n lá, cây một lá mầm không bị hạ i (ví dụ dùng 2,4- D phun lên lá trừ cỏ cho lúa, mía, ngô) nhữ ng cây này không bị hại, nhưng các loại

cỏ hai lá mầm bị diệt). Rễ cây một lá mầ m là rễ chùm ăn nông khi phun lên mặt đất rễ

cây tiếp xúc với thuốc và bị hại (dùng 2,4-D phun vào đất lại có thể trừ cỏ một lá mầm

mọc từ hạt (cỏ lồng vực cạn, cỏ chỉ...) như đậu, lạc, bông không bị ảnh hưởng.

- Đặc điể m mọc mầm của các loại cây không giố ng nhau:

Các cây hạt to, khi gieo hạt thường gieo sâu, thời gian từ khi gieo hạt đến khi

mầm nhú ra khỏi mặt đất dài, rễ ở lớp sâu, đặc biệt các loại cây hai lá mầ m hạt lớn như đậu, lạc, bông... khi nảy mầ m, 2 tử diệp lên khỏi mặt đất rồi vỏ hạt mới tách ra. Vì vậy

những loạ i hạt này ít tiếp xúc với thuốc khi phun lên mặt đất sau khi gieo, ít bị thuốc

là m hại.

Những cây hạt nhỏ: Rau, đay, thuốc lá và các hạt cỏ thường phân bố ngay trên mặt đất. Khi nảy mầ m, lá mầ m, thân mầ m xoè nga y trên mặt đất, rễ cũng phân bố ngay

lớp đất mặt. Chính vì vậy sau khi gieo cây hạt lớn thường phun thuốc trên mặt đất diệt

mầm cỏ dại, cây trồng ít ảnh hưởng. Simazin là loại hoá chất rất độc đối với cây họ đậu nhưng ở vùng khô, mùa khô lạ i có thể dùng Sima zin phun khi gieo đậu để trừ cỏ mọc

từ hạt.

- Cách phun thuốc và thời kỳ phun thuốc :

dụng cụ phun thuốc có bộ phận che chở cho cây, thuốc chỉ phân bố giữa hàng hoặc

giữa luố ng không tiếp xúc với cây. Cây không bị hại nhưng vẫn diệt được cỏ.

Nói chung cây ở giai đoạn sinh trưởng già thường có khả năng chịu đựng thuốc

cao, cây non dễ bị thuốc là m hại, ngay cả khi lượng thuốc thấp. Những cây lâu năm

(cây công nghiệp, cây ăn quả...), cây có tán cao (ngô, mía, bông, đay...) khi đã trưởng

thành có thể dùng thuốc trừ cỏ phun dưới gốc cây để diệt cỏ mà không gây ảnh hưởng. Đối với cây trồng lâu nă m nguời ta thường phun thuốc trừ cỏ trước khi đốn để diệt cỏ.

- Đặc điể m sinh lý, sinh hoá của cây:

Nhiều loại thuốc lại có tác dụng chọn lọc cao đối với một số loại cây trồng, đó là do đặc điể m sinh lý, sinh hoá của cây, vì các cây này có loại me n có thể phân huỷ

thuốc thành các loại sản phẩn trung gia n không độc đối với cây, còn các cây khác không có loại me n này nê n bị thuốc làm hại (ví dụ: lúa rất giống cỏ lồng vực về hình thái và yêu cầu, điều kiện sống, nhưng lúa có me n Arilaxila midaza phân giải CDA

thành Dic lo Anilin không độc đối với lúa. Cỏ lồng vực không có men này nên bị chết

sau một thời gian ngắn tiếp xúc với thuốc).

Một phần của tài liệu BÀI GIẢNG CANH TÁC HỌC doc (Trang 101 - 102)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)